Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

16/12/201709:18(Xem: 7775)
Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

 

Phép thiền định có thể ngăn ngừa

bệnh kém trí nhớ Alzheimer

 

Tạp chí Le Point, ký giả Anne Jeanblanc

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:

http://www.lepoint.fr/editos-du-point/anne-jeanblanc/mediter-pour-prevenir-la-maladie-d-alzheimer-07-12-2017-2177934_57.php

 

***

 thien-dinh

Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cực và cải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.

 

                                                                                                (Ảnh: Hu Jianhuan/Sipa Asia)

 

 

 

            Một số kết quả mang lại từ một cuộc khảo cứu khá lạ lùng vừa được Viện Quốc Gia về Sức Khỏe và Khảo Cứu Y Khoa (INSERME/Institut national de la Santé et de la Recherche médicale) công bố hôm 7 tháng 12, 2017 trong tập san Khoa học Scientific Reports. Cuộc khảo cứu này chủ yếu được dựa vào sự đối chiếu giữa các hình ảnh ghi nhận bằng máy móc y khoa về sự vận hành của não bộ của 73 người [bình thường không thiền định] ở lứa tuổi trung bình là 65 và 6 người hành thiền "lão luyện" đã từng luyện tập ít nhất từ 15.000 đến 30.000 giờ. Việc đối chiếu này cho thấy nhiều khác biệt rõ rệt liên quan đến một số vùng trong não bộ [giữa hai nhóm người trên đây]. Nếu nói theo nhà tâm thần học nổi tiếng Christophe André (bác sĩ trong một bệnh viện lớn về tâm thần tại Paris, tác giả của nhiều sách về thiền định) thì phép luyện tập thiền định là một "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống", và đối với các khảo cứu gia đưa ra các kết quả trên đây thì thiền định lại là một "phương tiện cải thiện quá trình lão hóa".

 

            Việc khám nghiệm và xác định các triệu chứng lão hóa trên phương diện tổng quát cũng không có gì là rắc rối lắm: càng lớn tuổi não bộ càng teo nhỏ và sự chuyển hóa (métabolism) chất đường glucose cũng suy giảm, khiến khả năng nhận thức theo đó cũng suy yếu. Các triệu chứng căng thẳng thần kinh (stress) và tình trạng mất ngủ được xem là hai yếu tố đưa đến bệnh kém trí nhớ Alzheimer, thế nhưng các yếu tố này cũng là các nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng các biến đổi sinh lý trên đây (tức não bộ bị teo nhỏ và khả năng chuyển hóa chất đường glucose bị suy giảm). Do đó điều hết sức quan trọng là phải tìm một phương pháp hữu hiệu ngăn chận các yếu tố này (căng thẳng tâm thần và mất ngủ). Và đó cũng là mục đích khảo cứu của hai nhóm khoa học gia của cơ quan INSERM tại hai thành phố Cean và Lyon, nhằm theo dõi các hiệu ứng tích cực mang lại bởi phép thiền định. Nhằm cụ thể hóa các hiệu ứng này bằng hình ảnh, hai nhóm khoa học gia trên đây đã sử dụng các kỹ thuật tạo hình IRM/MRI (Imagerie par Résonance Magnétique/Magnetic Resonance Imaging) và TEP/PET (Tomographie par Émission de Positons/Positron Emission Tomography) thiết đặt tại trung tâm nghiên cứu về hình ảnh sinh học y khoa Cyceron tại thành phố Cean.

 

            Khảo cứ gia Gaël Chételat trong nhóm 1237 chuyên về "các bệnh lý sinh học và các hình ảnh não bộ liên quan đến các bệnh thần kinh" tại thành phố Cean và cũng là người hướng dẫn công cuộc khảo cứu trên đây, cho biết là sáu người hành thiền "lão luyện" được chọn để thử nghiệm là những người tu tập Phật giáo theo nhiều tông phái khác nhau, sự chọn lựa mở rộng này là nhằm mang lại một ý niệm bao quát và tiêu biểu hơn về phép thiền định nói chung. Sự vận hành não bộ của sáu người này được đối chiếu với sự vận hành não bộ của 67 người đối chứng cùng tuổi tác nhưng chưa bao giờ biết hành thiền là gì. Hơn nữa các kết quả này cũng đã được đối chiếu thêm với một nhóm đối chứng khác đông đảo hơn, gồm 186 người ở tuổi từ 20 đến 67, nhằm xác định chính xác hơn các sự khác biệt giữa não bộ được cải thiện của những người hành thiền và não bộ bị lão hóa một cách tự nhiên theo tuổi tác của những người không hành thiền.

 

Thiền định có thể tạo ra các hiệu ứng tích cực chống lại sự lão hóa não bộ

 

            Khảo cứu gia Gaël Chételat đã đưa ra các bằng chứng cho thấy những sự khác biệt rõ rệt về dung tích chất xám của não bộ và khả năng chuyển hóa chất đường glucose [giữa những người hành thiền và không hành thiền]. "Một số vùng trong não bộ của những người hành thiền cho thấy dung tích chất xám cao hơn bình thường và sự chuyển hóa chất đường glucose cũng quan trọng hơn, và các vùng này thì lại là các vùng giữ các chức năng chủ yếu trong việc ngăn chận quá trình lão hóa của não bộ vì tuổi tác". Đối với những người không hành thiền thì thật hết sức rõ ràng các dấu hiệu làm gia tăng quá trình lão hóa cũng tập trung đúng vào các vùng đuợc cải thiện trong não bộ của những người luyện tập thiền định.

 

            Nhóm khoa học gia trên đây đã đưa ra kết luận như sau: "Các kết quả tiên khởi trên đây cho thấy phép thiền định có thể mang lại các hiệu ứng tích cực đối với tình trạng lão hóa não bộ, bằng cách làm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng thần kinh, sự lo âu, các xúc cảm tiêu cực và mất ngủ, và đấy cũng là các triệu chứng thường gia tăng với tuổi tác". Vì thận trọng, các khảo cứu gia trên đây cho biết thêm là việc khảo cứu này sẽ còn được đẩy xa hơn nữa bằng cách đối chiếu với một số người đông đảo hơn. Việc này không gây ra khó khăn nào bởi vì Ủy ban tài trợ Âu Châu vừa cấp cho họ 6 triệu euros trong một dự án thật quy mô "Khảo cứu về Sức khỏe ở tuổi Bạc" (Silver Health Study) với mục đích tìm cách cải thiện quá trình lão hóa [đối với những người lớn tuổi]. Các kết quả đầu tiên sẽ được công bố trong năm 2019 tới đây.

 

 

 Lao-hoa-alzheimer

H.1: Khảo cứu gia Gaël Chételat đang giải thích về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định qua các hình ảnh ghi nhận được bởi máy móc y khoa.
Anne-JeanBlanc
H.2: Nữ ký giả Anne Jeanblanc, chuyên về các vấn đề sức khỏe và y khoa của tạp chí Le Point và một số đài phát thanh và truyền hình tại Pháp, và là tác giả của bài báo trên đây.

 

 

Vài lời ghi chú của người chuyển ngữ

 

            Điểm đáng lưu ý trước hết là bài báo trên đây đã nói lên sự quan tâm và tình trạng phát triển khá "rầm rộ" của phép thiền định của Phật giáo trong thế giới Tây Phương ngày nay. Thế nhưng nếu nhìn gần hơn thì các khảo cứu trên đây và phong trào luyện tập thiền định ở Âu châu cũng chỉ là một cách đưa Giáo Huấn của Đức Phật vào một cuộc "phiêu lưu" rất xa và rất thấp. Thật vậy Giáo Huấn của Đức Phật không nhắm vào chủ đích làm gia tăng dung tích chất xám và khả năng chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ, mà đúng hơn là đạt được sự Giác Ngộ. Thiền định nếu hiểu theo các khoa học gia trên đây là một "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống" hay một "phương tiện cải thiện quá trình lão hóa" thì quả là một điều đáng buồn và cũng thật đáng tiếc.  

 

            Bất cứ một phong trào "rầm rộ" nào - kể cả trong các lãnh vực khoa học và sức khỏe - cũng đều đưa đến các hình thức lệch lạc. Thiền định là một phương pháp nội quán do đó thật khó kiểm chứng, vì thế lại càng dễ bị lợi dụng hơn. Trong thế giới Tây Phương có nhiều nhà sư, triết gia và học giả Phật giáo thật chân chính và uyên bác, nhưng cũng có một số tha hồ khai thác và lợi dụng phong trào mới mẻ này với mục đích bán sách hay mua danh. Dầu sao vấn đề này cũng không liên hệ gì đến các kết quả mang lại từ cuộc khảo cứu khoa học tuy không sâu sắc nhưng thật nghiêm chỉnh trên đây, điều quan trọng hơn là những người tu tập Phật giáo phải thận trọng và cảnh giác, không nên chỉ biết hy vọng dung tích chất xám và các sự chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ mình gia tăng, mà phải hướng sự chú tâm vào các thể dạng vận hành thật sâu kín của tâm thức phía sau não bộ của mình hầu tinh khiết hóa chúng.

 

            Điểm đáng lưu ý thứ hai là dường như có một vài người than thở là phép luyện tập thiền định quá khó đối với họ, vì thế họ đành phải chọn phương pháp tu tập dễ dàng hơn của Tịnh Độ. Điều này hoàn toàn sai bởi vì trong việc tu tập Phật giáo không có gì dễ dàng hơn là thiền định. Sở dĩ mình cho rằng thiền định quá khó là vì trước hết mình tưởng tượng thiền định là một thứ gì đó thật siêu phàm, dành cho những người có nhiều khả năng hơn mình, và sau đó là vì mình đã quen tụng niệm và cầu xin, nay phải luyện tập thêm một phương pháp khác thì mình hơi nản, không muốn cố gắng thêm.

 

            Thế nhưng thiền định lại là một thứ gì đó thật tự nhiên và giản dị, tương tự như đi đứng, hít thở, ngắm nhìn và lắng nghe những gì hiện lên chung quanh mình và bên trong tâm thức mình. Nói một cách tổng quát hơn thì thiền định cũng chỉ đơn giản là sự "chú tâm" và "trở về": "chú tâm" có nghĩa là hướng sự tập trung tâm thần vào những gì đúng đắn và đáng để chú tâm; "trở về" có nghĩa là quay nhìn vào bên trong chính mình để tìm hiểu mình, khi nào hiểu được mình là gì thì đấy là sự giác ngộ.

 

Thí dụ như sáng sớm thức dậy nếu nghĩ đến hôm nay mình sẽ đi siêu thị nào, mua sắm những thứ gì thì đấy không phải là thiền định, thế nhưng nếu bước ra sân trông thấy một con sâu bé tí xíu đăng gặm một chiếc lá non hay những tia nắng sớm óng ả ở chân trời thì đấy là thiền định. Hoặc sau một ngày cực nhọc lắng nghe văng vẳng tiếng chuông và tiếng mõ của một người hàng xóm đang tụng niệm vào thời kinh buổi tối thì đấy là thiền định, trái lại nếu mở máy truyền hình xem phim Hàn quốc: cô này "yêu" cậu kia, cậu kia "yêu" cô khác, hoặc nghe một nam ca sĩ gân cổ hát nhạc rock, người lắc lư, chân đạp đạp, mồ hôi nhễ nhại thì không phải là thiền định. Hoặc trong bữa ăn nhai một miếng thịt thơm ngon mang lại cho mình sự thích thú thì không phải là thiền định, nhưng nếu ý thức được là mình đang hít vào và thở ra và trong khi đó thì con vật cho mình miếng thịt mà mình đang nhai không còn thở nữa, thì đấy là thiền định.

 

            Những bước đầu thật tự nhiên và dễ dàng đó sẽ giúp mình dần dần đi xa hơn, mang lại cho mình những hiểu biết sâu sắc hơn và biến mình thành một con người khác hẳn. Con người khác hẳn đó không còn quan tâm đến khối lượng chất xám cũng như tình trạng chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ mình, cũng không quan tâm đến "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống" hay tìm cách "cải thiện quá trình lão hóa" của não bộ mình.       

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 14.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2018(Xem: 5383)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4873)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8679)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5705)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
11/08/2018(Xem: 7232)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7252)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 12714)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7205)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 9965)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 8885)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]