Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

16/12/201708:45(Xem: 8481)
Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

 tam-kinh-bat-nha

Nguyên Giác

 

Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.

 

KHÔNG PHẢI KHÔNG, KHÔNG PHẢI CÓ

Trước khi đọc chú giải của một số cổ đức, nơi đây xin tóm lược lược bài phân tích kỳ trước. Tất cả các pháp đều duyên khởi, nên gọi là không. Na Tiên Tỳ Kheo nói rằng không có cái gì là Na Tiên, vì sắc thọ tưởng hành thức của Na Tiên đều rỗng rang không tự tánh (chỉ nương gá nhau theo luật duyên khởi); và không có cái gì là cỗ xe, vì gọng xe, trục xe, mui xe… không phải là xe, chỉ tạm gọi là xe (tức, nói theo Kinh Kim Cương: tất cả các pháp đều như mộng, huyễn, bào, ảnh).

Tới đây, chúng ta phải nhắc rằng lý luận (dựa vào ngôn ngữ và suy luận) sẽ không cho thấy thực tướng. Dẫn thí dụ trên, sẽ thấy rằng khi cỗ xe tới, cỗ xe là cái được thấy trước mắt chúng ta, âm thanh cỗ xe chạy là cái được nghe bên tai chúng ta, vân vân… khi xe chạy qua xong, cái được thấy là cái vắng-ảnh, cái được nghe là cái vắng-tiếng, nhưng cái vắng đó vẫn là đối tượng của mắt và tai. Tất cả, dù có hay không, dù có ảnh hay không ảnh, dù có tiếng hay không tiếng, đều được bao trùm trong Gương Tâm Rỗng Rang Vắng Lặng Chiếu Sáng, nghĩa là một sân khấu nơi hữu và vô đóng vai trình diễn kịch nghệ. Chúng ta gọi ảnh là khi có và khi không, gọi tiếng là khi có và khi không, nhưng không gọi Gương Tâm bằng bất kỳ chữ gì được, vì Gương Tâm là bất động, là không tăng và không giảm, là không sạch và không dơ. Tạm gọi là Tánh Không.

 

VƯỢT NGOÀI LÝ LUẬN, XA LÌA 62 TÀ KIẾN

Đức Phật trong Kinh DN 1 (Kinh Phạm Võng) nói rằng không dùng lý luận mà dò ra được: "Các sư, có những pháp khác, sâu thẳm, khó thấy, khó hiểu, bình an và tối thắng, VƯỢT QUA CẢNH GIỚI CỦA LÝ LUẬN, vi tế, chỉ được nhận ra bởi bậc trí tuệ..." (2)

Có nghĩa là, chúng ta không dùng ngôn ngữ lý luận mà dò được. Kinh này Đức Phật chỉ ra 62 tà kiến để bác bỏ. Và khi nói có, nói không, dù là thường hay đoạn trong quá khứ, hiện tại, vị lai đều trật. Do vậy, nếu có ai tự hào là thông minh, giỏi nhiều ngôn ngữ, giỏi biện luận cũng không thể thấy được. Cách thấy an toàn nhất là: giữ tâm vô sở trụ, không vương vào bất kỳ pháp nào. Vua Trần Nhân Tông còn gọi là “chớ dựng lập có hay không” (hữu, vô câu bất lập). Đức Phật dạy pháp đơn giản nhưng siêu xuất trong Kinh Bahiya là “cái được thấy chỉ là cái được thấy, cái được nghe chỉ là cái được nghe…” như thế, sẽ không vướng vào lưới 62 tà kiến.

 

KHÔNG HỀ CÓ MẮT TAI MŨI LƯỠI THÂN Ý

Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu:

Không hề có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý; Không hề có cái được thấy, không hề có cái được nghe, không hề có cái được ngửi…

Câu này trong Tạng Pali nằm trong Kinh Tương Ưng SN 4.19, trích dịch:

“… nhưng, Ác Ma, nơi không có mắt, nơi không có cái được nhìn thấy, nơi không có nhãn xúc và nơi không có chỗ tựa của [nhãn] thức – sẽ không có chỗ cho người nơi đó, hỡi Ác Ma (tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân…)… Tâm là cái của ngươi, hỡi Ác Ma, cái đối tượng được tâm nhận ra là cái của ngươi…; nhưng, hỡi Ác Ma, nơi không có tâm, nơi không có đối tượng của tâm, nơi không có xúc chạm của tâm và nơi không có chỗ tựa cho thức của tâm – sẽ không có chỗ cho ngươi nơi đó, hỡi Ác Ma.” (3)

Ngắn gọn, Đức Phật nói rằng trong cảnh giới của người giải thoát, dù là đang đi đứng nằm ngồi, dù là đang thuyết pháp, đang nói cười… vẫn không hề có mắt tai mũi lưỡi thân ý… Nơi này, Đức Phật đã dạy Bát Nhã Tâm Kinh hay tuyệt vời như thế.

Như thế, nơi tất cả mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là cửa giải thoát, đều là tức khắc xa lìa Ác Ma. Và đó là ý nghĩa của 84 ngàn pháp môn, tức là 84 ngàn cửa giải thoát. Nhìn đâu cũng thấy giải thoát, nghe đâu cũng thấy giải thoát… Nếu cứ dựa thuần ngôn ngữ lý luận sẽ không bao giờ tới được cửa vào của Tâm Kinh, vì Tâm Kinh này phá gỡ tất cả 62 tà kiến. Than ôi, Bát Nhã Tâm Kinh tuyệt vời như thế, không lo tu đi, sao cứ dựa vào ngôn ngữ lý luận hạn hẹp mà vặn chữ. Lý luận chỉ có thể nhận ra Có và Không, chớ hề nhận ra cảnh giới của xa lìa mọi lý luận, cảnh giới của xa lìa mọi ngôn thuyết.

 

BÁT NHÃ TÂM KINH LÀ TÂM THƯỜNG ĐỊNH

Tại sao các tổ sư Trung Hoa và Việt Nam gọi rằng Bát Nhã Tâm Kinh là cảnh giới của đại định, của thường định,  của không hề dính tí bụi nào?

Có một số vị nói rằng khi vào Sơ Thiền, Nhị Thiền… sẽ phải ngồi, sẽ không nghe gì dù là 500 cỗ xe chạy trước mặt? Vậy, ý nghĩa đại định của Tâm Kinh ở đâu?

Đức Phật nói trong Kinh AN 3.63 rằng đi đứng nằm ngồi đều có thể ở trong đại định, trong 4 tầng Thiền của chư Thiên, trong định Tứ Vô Lượng Tâm của Phạm Thiên, và trong Trí Tuệ Giải Thoát của bậc Thánh. Tóm gọn kinh này thành ba đoạn như sau.

Đức Phật vào tấng Thiền thứ nhất, vào tầng Thiền thứ hai, vào tầng Thiền thứ ba, vào tầng Thiền thứ tư... "trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành (tuần tự: đứng, nằm, ngồi), thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành (đứng, nằm, ngồi) của Ta thuộc chư Thiên..."

Rồi Đức Phật nhập định tuần tự, Từ, Bi, Hỷ, Xả... "trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành (đứng, nằm, ngồi), thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành (đứng, nằm, ngồi) của Ta thuộc Phạm Thiên..."

Rồi Đức Phật tuần tự biết rõ, đoạn tâm Tham, đoạn tâm Sân, đoạn tâm Si... "trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành (đứng, nằm, ngồi), thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành (đứng, nằm, ngồi) của Ta thuộc bậc Thánh..."

Xin mời xem bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi và bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu ở link (4).

Câu hỏi nơi đây: Do duyên nào mà tâm không định? Khi đã thấy vắng bặt mắt tai mũi lưỡi thân ý thì lấy chỗ nào cho tâm động?

Do vậy, Bát Nhã Tâm Kinh là đi đứng nằm ngồi đều ở trong đại định, và thực sự là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, là hay trừ được hết thảy khổ, là chơn thật không hề hư dối. Tuyệt vời là như thế.

 

TRƯỚC MẮT, BÊN TAI BẢN NHIÊN THANH TỊNH

Tới đây, một lẽ thường được nêu ra, rằng chúng ta thường được nghe rằng cõi này là cõi khổ, nhìn đâu cũng thấy bất như ý, nghe gì cũng thấy bất toàn, mà hễ khởi tâm thuận nghịch là tức khắc vướng liền. Tức là, Tứ Diệu Đế là bốn sự thật tuyệt vời  được Đức Phật tuyên thuyết để giúp chúng ta tu hành, để vượt bể khổ. Chư Tổ còn gọi đó là Sanh Diệt Tứ Đế.

Do vậy, thắc mắc là, tại sao Bát Nhã Tâm Kinh có câu “Vô Khổ Tập Diệt Đạo”…   

Nghĩa là, tại sao Bát Nhã Tâm Kinh dám viết là “không hề có cái gì gọi là Khổ Đế, không hề có cái gì gọi là Tập Đế, không hề có cái gì gọi là Diệt Đế, không hề có cái gì gọi là Đạo Đế”… bởi vì, không lẽ không vướng vào sắc thanh hương vị xúc pháp?

Có vị Thầy khi giảng Bát Nhã Tâm Kinh đã nói với học trò rằng cái gì trói buộc ngươi, thử nhìn ngó xem… học trò tức khắc thấy được chỗ không bị trói buộc. Tuyệt vời là như thế. Cho nên, Thiền Tông lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm kinh nhật tụng vì đây thực sự là pháp qua bờ bên kia. Tức khắc. Đốn ngộ. Đốn nhập. Vượt qua vô số kiếp. Chư Tổ gọi pháp này là Vô Sanh Tứ Đế, hay là Vô Tác Tứ Đế, vì khi đã ngộ nhập Gương Tâm Rỗng Rang Lặng Chiếu xong là không thấy có pháp nào để tu nữa.

Trong Tương Ưng Bộ, Kinh SN 35.191 - Kotthita Sutta có ghi lời của ngài Sariputta giải thích cho ngài Maha Kotthita rằng, trích dịch:

“… mắt không phải là gông xiềng của cái được thấy; cũng vậy, cái được thấy không phải là gông xiềng của mắt. Bất cứ tham ái và mê đắm nào khởi lên dựa vào hai cái đó (mắt và cái được thấy): nơi đó chính là gông xiềng. Tai không phải là gông xiềng của cái được nghe… (tương tự, mũi lưỡi thân ý)… Nếu mắt là gông xiềng của cái được thấy, hay nếu cái được thấy là gông xiềng của mắt, thì đời sống thánh hạnh để kết thúc sầu khổ phiền não không thể nào có được…” (5)

.

TỪ TƯỞNG TỚI VÔ TƯỞNG

Tới đây, chúng ta chú ý câu: Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức.

Hiểu là: Do vậy trong cái Không này vốn không hề có cái được thấy, không hề có cái được cảm thọ, không hề có cái gì gọi là tưởng, là hành, là thức.

Nơi đây, chúng ta chú ý về “tưởng” – tiếng Anh là “perception,” định nghĩa theo Bhikkhu Bodhi là:

Đặc tính của tưởng là nhận biết các phẩm chất của một vật (hay một pháp, một đối tượng). Chức năng của nó là nhận ra đặc tướng như điều kiện để nhận biết lần nữa rằng “đây cùng là vật đó,” hay là chức năng của nó là nhận biết những gì trước dó đã nhận biết. Nó hiển lộ như sự diễn giải về một vật… bằng các đặc tướng trước đó được nhận biết.” (6)

Ngắn gọn: tưởng là nhận biết các đặc tướng để khi thấy lại ABC sẽ biết đó chính là ABC mà không phải XYZ.

Tới đây, sẽ thấy trong Kinh AN 9.16, Đức Phật dạy phải tu 9 pháp tưởng tất sẽ giải thoát, tất sẽ vào Niết Bàn (ghi chú: tưởng về xả ly món ăn, nên hiểu là 4 loại thực phẩm -- đoàn thực thô hoặc tế, xúc thực, tư niệm thực và thức thực).

Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu như sau, trích toàn văn:

“—Này các Tỷ-kheo, có chín tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là chín?

Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng ghê tởm đối với các món ăn, tưởng không ưa thích đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.

Này các Tỷ-kheo, chín tưởng này được tu tập, được làm sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.” (7)

Theo Kinh vừa dẫn, tu bất kỳ pháp nào trong 9 pháp tưởng trên cũng có thể giải thoát, dù là tưởng về vô thường, hay tưởng về vô ngã, hay tưởng về bất tịnh…

Tuy nhiên, tuyệt vời là Bát Nhã Tâm Kinh, nhìn thấy tận gốc của Tánh Không, của Gương Tâm Rỗng Rang Lặng Chiếu, nơi đó tất cả các tưởng đều tan vào biển của Niết Bàn Diệu Tâm. Bởi vì nơi đó, không hề có cái gì gọi là sắc thọ tưởng hành thức nữa.

Chúng ta nơi đây sẽ dẫn ra Kinh Nhật Tụng Sơ Thời Snp 4.9 trong nhóm Kinh Tập của Kinh Tiểu Bộ, trích dịch như sau:

Đối với người đã xa lìa tưởng, sẽ không còn gì trói buộc,

đối với người đã đạt trí tuệ giải thoát, sẽ không còn mê lầm gì,

nhưng những người nắm giữ lấy tưởng và kiến,

họ lang thang trên thế giới này, cứ xung đột mãi. 

.

Bản Anh dịch của Khantipalo là:

For one detached from perception, there exist no ties,

for one by wisdom freed, no delusions are there,

but those who have grasped perceptions and views,

they wander the world stirring up strife. (https://suttacentral.net/en/snp4.9)

.

Nếu nghi ngờ bản dịch vừa dẫn, chúng ta có thể đối chiếu nhiều bản Anh dịch ở đây (http://www.realbuddhaquotes.com/people-with-opinions-just-go-around-bothering-each-other/) là thấy rõ, trước khi Đức Phật dạy các pháp Thiền Nam Tông, là dạy pháp Thiền của Bồ Đề Đạt Ma.

Trong trường hợp này, Bát Nhã Tâm Kinh là bản kinh có thể được xem là Đức Phật dạy trước rất nhiều bản Kinh khác của Tạng Pali.

NGUYÊN GIÁC

GHI CHÚ:

(1) Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh. https://thuvienhoasen.org/a28857/suy-nghi-tu-bat-nha-tam-kinh

(2) “There are, bhikkhus, other dhammas, deep, difficult to see, difficult to understand, peaceful and sublime, beyond the sphere of reasoning, subtle, comprehensible only to the wise..." https://suttacentral.net/en/dn1

(3) Kinh SN 4.19, Đức Phật nói: “...but, Evil One, where there is no eye, no forms, no eye-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.... The mind is yours, Evil One, mental phenomena are yours, mind-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no mind, no mental phenomena, no mind-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.” https://suttacentral.net/en/sn4.19

(4) Kinh AN 3.63. Tiếng Anh: https://suttacentral.net/en/an3.63 và tiếng Việt: https://suttacentral.net/vn/an3.63

(5) Kinh SN 35.191: “…the eye is not the fetter of forms, nor are forms the fetter of the eye. Whatever desire & passion arises in dependence on the two of them: That is the fetter there. The ear is not the fetter of sounds... If the eye were the fetter of forms, or if forms were the fetter of the eye, then this holy life for the right ending of stress & suffering would not be proclaimed.” - https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/sn35.191.than.html

(6) Bhikkhu Bodhi giải thích về tưởng: The characteristic of perception is the perceiving of the qualities of the object. Its function is to make a sign as a condition for perceiving again that "this is the same," or its function is recognizing what has been previously perceived. It becomes manifest as the interpreting of the object...by way of the features that had been apprehended. (https://en.wikipedia.org/wiki/Sa%E1%B9%83j%C3%B1%C4%81)

(7) HT Thích Minh Châu. Kinh AN 9.16: https://suttacentral.net/vn/an9.16

 

 

.

.

.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2012(Xem: 7452)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 9977)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 19746)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 12611)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 8347)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 7438)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 11422)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
28/10/2012(Xem: 6433)
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và Tinh độ nơi trần gian.
27/10/2012(Xem: 7763)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm.
26/10/2012(Xem: 5996)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]