Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

16/12/201708:45(Xem: 8040)
Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

 tam-kinh-bat-nha

Nguyên Giác

 

Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.

 

KHÔNG PHẢI KHÔNG, KHÔNG PHẢI CÓ

Trước khi đọc chú giải của một số cổ đức, nơi đây xin tóm lược lược bài phân tích kỳ trước. Tất cả các pháp đều duyên khởi, nên gọi là không. Na Tiên Tỳ Kheo nói rằng không có cái gì là Na Tiên, vì sắc thọ tưởng hành thức của Na Tiên đều rỗng rang không tự tánh (chỉ nương gá nhau theo luật duyên khởi); và không có cái gì là cỗ xe, vì gọng xe, trục xe, mui xe… không phải là xe, chỉ tạm gọi là xe (tức, nói theo Kinh Kim Cương: tất cả các pháp đều như mộng, huyễn, bào, ảnh).

Tới đây, chúng ta phải nhắc rằng lý luận (dựa vào ngôn ngữ và suy luận) sẽ không cho thấy thực tướng. Dẫn thí dụ trên, sẽ thấy rằng khi cỗ xe tới, cỗ xe là cái được thấy trước mắt chúng ta, âm thanh cỗ xe chạy là cái được nghe bên tai chúng ta, vân vân… khi xe chạy qua xong, cái được thấy là cái vắng-ảnh, cái được nghe là cái vắng-tiếng, nhưng cái vắng đó vẫn là đối tượng của mắt và tai. Tất cả, dù có hay không, dù có ảnh hay không ảnh, dù có tiếng hay không tiếng, đều được bao trùm trong Gương Tâm Rỗng Rang Vắng Lặng Chiếu Sáng, nghĩa là một sân khấu nơi hữu và vô đóng vai trình diễn kịch nghệ. Chúng ta gọi ảnh là khi có và khi không, gọi tiếng là khi có và khi không, nhưng không gọi Gương Tâm bằng bất kỳ chữ gì được, vì Gương Tâm là bất động, là không tăng và không giảm, là không sạch và không dơ. Tạm gọi là Tánh Không.

 

VƯỢT NGOÀI LÝ LUẬN, XA LÌA 62 TÀ KIẾN

Đức Phật trong Kinh DN 1 (Kinh Phạm Võng) nói rằng không dùng lý luận mà dò ra được: "Các sư, có những pháp khác, sâu thẳm, khó thấy, khó hiểu, bình an và tối thắng, VƯỢT QUA CẢNH GIỚI CỦA LÝ LUẬN, vi tế, chỉ được nhận ra bởi bậc trí tuệ..." (2)

Có nghĩa là, chúng ta không dùng ngôn ngữ lý luận mà dò được. Kinh này Đức Phật chỉ ra 62 tà kiến để bác bỏ. Và khi nói có, nói không, dù là thường hay đoạn trong quá khứ, hiện tại, vị lai đều trật. Do vậy, nếu có ai tự hào là thông minh, giỏi nhiều ngôn ngữ, giỏi biện luận cũng không thể thấy được. Cách thấy an toàn nhất là: giữ tâm vô sở trụ, không vương vào bất kỳ pháp nào. Vua Trần Nhân Tông còn gọi là “chớ dựng lập có hay không” (hữu, vô câu bất lập). Đức Phật dạy pháp đơn giản nhưng siêu xuất trong Kinh Bahiya là “cái được thấy chỉ là cái được thấy, cái được nghe chỉ là cái được nghe…” như thế, sẽ không vướng vào lưới 62 tà kiến.

 

KHÔNG HỀ CÓ MẮT TAI MŨI LƯỠI THÂN Ý

Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu:

Không hề có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý; Không hề có cái được thấy, không hề có cái được nghe, không hề có cái được ngửi…

Câu này trong Tạng Pali nằm trong Kinh Tương Ưng SN 4.19, trích dịch:

“… nhưng, Ác Ma, nơi không có mắt, nơi không có cái được nhìn thấy, nơi không có nhãn xúc và nơi không có chỗ tựa của [nhãn] thức – sẽ không có chỗ cho người nơi đó, hỡi Ác Ma (tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân…)… Tâm là cái của ngươi, hỡi Ác Ma, cái đối tượng được tâm nhận ra là cái của ngươi…; nhưng, hỡi Ác Ma, nơi không có tâm, nơi không có đối tượng của tâm, nơi không có xúc chạm của tâm và nơi không có chỗ tựa cho thức của tâm – sẽ không có chỗ cho ngươi nơi đó, hỡi Ác Ma.” (3)

Ngắn gọn, Đức Phật nói rằng trong cảnh giới của người giải thoát, dù là đang đi đứng nằm ngồi, dù là đang thuyết pháp, đang nói cười… vẫn không hề có mắt tai mũi lưỡi thân ý… Nơi này, Đức Phật đã dạy Bát Nhã Tâm Kinh hay tuyệt vời như thế.

Như thế, nơi tất cả mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là cửa giải thoát, đều là tức khắc xa lìa Ác Ma. Và đó là ý nghĩa của 84 ngàn pháp môn, tức là 84 ngàn cửa giải thoát. Nhìn đâu cũng thấy giải thoát, nghe đâu cũng thấy giải thoát… Nếu cứ dựa thuần ngôn ngữ lý luận sẽ không bao giờ tới được cửa vào của Tâm Kinh, vì Tâm Kinh này phá gỡ tất cả 62 tà kiến. Than ôi, Bát Nhã Tâm Kinh tuyệt vời như thế, không lo tu đi, sao cứ dựa vào ngôn ngữ lý luận hạn hẹp mà vặn chữ. Lý luận chỉ có thể nhận ra Có và Không, chớ hề nhận ra cảnh giới của xa lìa mọi lý luận, cảnh giới của xa lìa mọi ngôn thuyết.

 

BÁT NHÃ TÂM KINH LÀ TÂM THƯỜNG ĐỊNH

Tại sao các tổ sư Trung Hoa và Việt Nam gọi rằng Bát Nhã Tâm Kinh là cảnh giới của đại định, của thường định,  của không hề dính tí bụi nào?

Có một số vị nói rằng khi vào Sơ Thiền, Nhị Thiền… sẽ phải ngồi, sẽ không nghe gì dù là 500 cỗ xe chạy trước mặt? Vậy, ý nghĩa đại định của Tâm Kinh ở đâu?

Đức Phật nói trong Kinh AN 3.63 rằng đi đứng nằm ngồi đều có thể ở trong đại định, trong 4 tầng Thiền của chư Thiên, trong định Tứ Vô Lượng Tâm của Phạm Thiên, và trong Trí Tuệ Giải Thoát của bậc Thánh. Tóm gọn kinh này thành ba đoạn như sau.

Đức Phật vào tấng Thiền thứ nhất, vào tầng Thiền thứ hai, vào tầng Thiền thứ ba, vào tầng Thiền thứ tư... "trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành (tuần tự: đứng, nằm, ngồi), thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành (đứng, nằm, ngồi) của Ta thuộc chư Thiên..."

Rồi Đức Phật nhập định tuần tự, Từ, Bi, Hỷ, Xả... "trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành (đứng, nằm, ngồi), thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành (đứng, nằm, ngồi) của Ta thuộc Phạm Thiên..."

Rồi Đức Phật tuần tự biết rõ, đoạn tâm Tham, đoạn tâm Sân, đoạn tâm Si... "trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành (đứng, nằm, ngồi), thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành (đứng, nằm, ngồi) của Ta thuộc bậc Thánh..."

Xin mời xem bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi và bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu ở link (4).

Câu hỏi nơi đây: Do duyên nào mà tâm không định? Khi đã thấy vắng bặt mắt tai mũi lưỡi thân ý thì lấy chỗ nào cho tâm động?

Do vậy, Bát Nhã Tâm Kinh là đi đứng nằm ngồi đều ở trong đại định, và thực sự là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, là hay trừ được hết thảy khổ, là chơn thật không hề hư dối. Tuyệt vời là như thế.

 

TRƯỚC MẮT, BÊN TAI BẢN NHIÊN THANH TỊNH

Tới đây, một lẽ thường được nêu ra, rằng chúng ta thường được nghe rằng cõi này là cõi khổ, nhìn đâu cũng thấy bất như ý, nghe gì cũng thấy bất toàn, mà hễ khởi tâm thuận nghịch là tức khắc vướng liền. Tức là, Tứ Diệu Đế là bốn sự thật tuyệt vời  được Đức Phật tuyên thuyết để giúp chúng ta tu hành, để vượt bể khổ. Chư Tổ còn gọi đó là Sanh Diệt Tứ Đế.

Do vậy, thắc mắc là, tại sao Bát Nhã Tâm Kinh có câu “Vô Khổ Tập Diệt Đạo”…   

Nghĩa là, tại sao Bát Nhã Tâm Kinh dám viết là “không hề có cái gì gọi là Khổ Đế, không hề có cái gì gọi là Tập Đế, không hề có cái gì gọi là Diệt Đế, không hề có cái gì gọi là Đạo Đế”… bởi vì, không lẽ không vướng vào sắc thanh hương vị xúc pháp?

Có vị Thầy khi giảng Bát Nhã Tâm Kinh đã nói với học trò rằng cái gì trói buộc ngươi, thử nhìn ngó xem… học trò tức khắc thấy được chỗ không bị trói buộc. Tuyệt vời là như thế. Cho nên, Thiền Tông lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm kinh nhật tụng vì đây thực sự là pháp qua bờ bên kia. Tức khắc. Đốn ngộ. Đốn nhập. Vượt qua vô số kiếp. Chư Tổ gọi pháp này là Vô Sanh Tứ Đế, hay là Vô Tác Tứ Đế, vì khi đã ngộ nhập Gương Tâm Rỗng Rang Lặng Chiếu xong là không thấy có pháp nào để tu nữa.

Trong Tương Ưng Bộ, Kinh SN 35.191 - Kotthita Sutta có ghi lời của ngài Sariputta giải thích cho ngài Maha Kotthita rằng, trích dịch:

“… mắt không phải là gông xiềng của cái được thấy; cũng vậy, cái được thấy không phải là gông xiềng của mắt. Bất cứ tham ái và mê đắm nào khởi lên dựa vào hai cái đó (mắt và cái được thấy): nơi đó chính là gông xiềng. Tai không phải là gông xiềng của cái được nghe… (tương tự, mũi lưỡi thân ý)… Nếu mắt là gông xiềng của cái được thấy, hay nếu cái được thấy là gông xiềng của mắt, thì đời sống thánh hạnh để kết thúc sầu khổ phiền não không thể nào có được…” (5)

.

TỪ TƯỞNG TỚI VÔ TƯỞNG

Tới đây, chúng ta chú ý câu: Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức.

Hiểu là: Do vậy trong cái Không này vốn không hề có cái được thấy, không hề có cái được cảm thọ, không hề có cái gì gọi là tưởng, là hành, là thức.

Nơi đây, chúng ta chú ý về “tưởng” – tiếng Anh là “perception,” định nghĩa theo Bhikkhu Bodhi là:

Đặc tính của tưởng là nhận biết các phẩm chất của một vật (hay một pháp, một đối tượng). Chức năng của nó là nhận ra đặc tướng như điều kiện để nhận biết lần nữa rằng “đây cùng là vật đó,” hay là chức năng của nó là nhận biết những gì trước dó đã nhận biết. Nó hiển lộ như sự diễn giải về một vật… bằng các đặc tướng trước đó được nhận biết.” (6)

Ngắn gọn: tưởng là nhận biết các đặc tướng để khi thấy lại ABC sẽ biết đó chính là ABC mà không phải XYZ.

Tới đây, sẽ thấy trong Kinh AN 9.16, Đức Phật dạy phải tu 9 pháp tưởng tất sẽ giải thoát, tất sẽ vào Niết Bàn (ghi chú: tưởng về xả ly món ăn, nên hiểu là 4 loại thực phẩm -- đoàn thực thô hoặc tế, xúc thực, tư niệm thực và thức thực).

Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu như sau, trích toàn văn:

“—Này các Tỷ-kheo, có chín tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là chín?

Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng ghê tởm đối với các món ăn, tưởng không ưa thích đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.

Này các Tỷ-kheo, chín tưởng này được tu tập, được làm sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.” (7)

Theo Kinh vừa dẫn, tu bất kỳ pháp nào trong 9 pháp tưởng trên cũng có thể giải thoát, dù là tưởng về vô thường, hay tưởng về vô ngã, hay tưởng về bất tịnh…

Tuy nhiên, tuyệt vời là Bát Nhã Tâm Kinh, nhìn thấy tận gốc của Tánh Không, của Gương Tâm Rỗng Rang Lặng Chiếu, nơi đó tất cả các tưởng đều tan vào biển của Niết Bàn Diệu Tâm. Bởi vì nơi đó, không hề có cái gì gọi là sắc thọ tưởng hành thức nữa.

Chúng ta nơi đây sẽ dẫn ra Kinh Nhật Tụng Sơ Thời Snp 4.9 trong nhóm Kinh Tập của Kinh Tiểu Bộ, trích dịch như sau:

Đối với người đã xa lìa tưởng, sẽ không còn gì trói buộc,

đối với người đã đạt trí tuệ giải thoát, sẽ không còn mê lầm gì,

nhưng những người nắm giữ lấy tưởng và kiến,

họ lang thang trên thế giới này, cứ xung đột mãi. 

.

Bản Anh dịch của Khantipalo là:

For one detached from perception, there exist no ties,

for one by wisdom freed, no delusions are there,

but those who have grasped perceptions and views,

they wander the world stirring up strife. (https://suttacentral.net/en/snp4.9)

.

Nếu nghi ngờ bản dịch vừa dẫn, chúng ta có thể đối chiếu nhiều bản Anh dịch ở đây (http://www.realbuddhaquotes.com/people-with-opinions-just-go-around-bothering-each-other/) là thấy rõ, trước khi Đức Phật dạy các pháp Thiền Nam Tông, là dạy pháp Thiền của Bồ Đề Đạt Ma.

Trong trường hợp này, Bát Nhã Tâm Kinh là bản kinh có thể được xem là Đức Phật dạy trước rất nhiều bản Kinh khác của Tạng Pali.

NGUYÊN GIÁC

GHI CHÚ:

(1) Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh. https://thuvienhoasen.org/a28857/suy-nghi-tu-bat-nha-tam-kinh

(2) “There are, bhikkhus, other dhammas, deep, difficult to see, difficult to understand, peaceful and sublime, beyond the sphere of reasoning, subtle, comprehensible only to the wise..." https://suttacentral.net/en/dn1

(3) Kinh SN 4.19, Đức Phật nói: “...but, Evil One, where there is no eye, no forms, no eye-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.... The mind is yours, Evil One, mental phenomena are yours, mind-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no mind, no mental phenomena, no mind-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.” https://suttacentral.net/en/sn4.19

(4) Kinh AN 3.63. Tiếng Anh: https://suttacentral.net/en/an3.63 và tiếng Việt: https://suttacentral.net/vn/an3.63

(5) Kinh SN 35.191: “…the eye is not the fetter of forms, nor are forms the fetter of the eye. Whatever desire & passion arises in dependence on the two of them: That is the fetter there. The ear is not the fetter of sounds... If the eye were the fetter of forms, or if forms were the fetter of the eye, then this holy life for the right ending of stress & suffering would not be proclaimed.” - https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/sn35.191.than.html

(6) Bhikkhu Bodhi giải thích về tưởng: The characteristic of perception is the perceiving of the qualities of the object. Its function is to make a sign as a condition for perceiving again that "this is the same," or its function is recognizing what has been previously perceived. It becomes manifest as the interpreting of the object...by way of the features that had been apprehended. (https://en.wikipedia.org/wiki/Sa%E1%B9%83j%C3%B1%C4%81)

(7) HT Thích Minh Châu. Kinh AN 9.16: https://suttacentral.net/vn/an9.16

 

 

.

.

.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2024(Xem: 676)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
14/09/2024(Xem: 2116)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
07/09/2024(Xem: 1828)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào Chủ Nhật tuần qua (Sept 01 2024) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
31/08/2024(Xem: 2119)
Mùa Vu Lan báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” muôn đời.. Để thể hiên tinh thần đó, chúng con, chúng tôi xin được đại diên, thay mặt chư Tôn Đức & quí Phật tử thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India để hồi hướng đến Cha mẹ, cửu huyền thất tổ của chúng ta với ước mong đáp đền thâm ân cao dày của các đấng sinh thành trong muôn một.
29/08/2024(Xem: 1813)
Trong tâm tình: ''VuLan- Thương về quê Mẹ'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà nhằm chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình:
28/08/2024(Xem: 1445)
..Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chia sẻ cùng cả Chùa hình ảnh Đại Lễ Vu Lan ngày thứ Bảy 24/8/2024 tại chùa Linh Phong Switzerland, Thụy Sỹ do Ni Sư trụ trì Thích nữ Viên Hoa tổ chức với sự tham dự của chư Tôn đức Tăng, Ni.. TT Thích Trí Thuyên, Thích Tánh Tuệ, Thích nữ Viên Diệu, Tn Viên Bảo, Tn Tịnh Hóa, Tn Tuệ Anh, Tn Tịnh Lự, Tn Chân Không, Tn Xả Không... cùng chư đồng hương Phật tử xa gần tại Âu Châu.. Kính Chúc đại chúng một mùa Vu Lan vô lượng an lành, vẹn tròn tâm hiếu hạnh... Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát- Ma ha tát.
21/08/2024(Xem: 982)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
21/08/2024(Xem: 1029)
MỘT BÔNG HỒNG TRẮNG Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua. Trời ơi, sao mà đông người như thế. Tôi bực bội tự nhủ thầm: “Cả đống người thế này thời bao giờ mới xong việc đây. Còn bao nhiêu nơi phải đi nữa chứ!”
10/08/2024(Xem: 1486)
ột người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
24/07/2024(Xem: 1495)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]