Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biểu Hiện Tánh Không Trong Nhận Thức

23/11/201712:27(Xem: 11752)
Biểu Hiện Tánh Không Trong Nhận Thức

Biểu Hiện Tánh Không Trong Nhận Thức
Dalai Lama
Thích Minh Chánh chuyễn ngữ
chu khong

Các đối tượng vật chất mà chúng ta nhìn thấy là tương đối chứ không có một thực tại khách quan; chúng là những biểu hiện của tâm. Chúng có mặt trong những hiện khởi cảm giác của tâm. Không có thực tại riêng biệt nằm ở đâu đó bên ngoài. Teo Du Già hoặc Duy Tâm, có một hệ thống tư tưởng rất phức tạp mà trong đó nhận thức về thế giới ngoại tại của chúng ta được hoạch toán bởi những điều kiện như thế nào để chúng trở thành các biểu hiện toát ra từ chính tâm mình. Họ nói về 15 loại biểu hiện khác nhau. Trong mọi trường hợp, chúng được chỉ định cho bốn hình thái dấu vết đặc biệt tạo nên các loại nhận thức này. Trước hết, chúng được xem là những dấu ấn sanh khởi nhận thức về các loại tương tự. Ví dụ, khi thấy một đối tượng màu xanh lơ, chúng ta thừa nhận nó là vật có màu xanh lơ và khả năng nhận biết đối tượng có màu xanh lơ là vật xanh lơ này được xem là kết quả của dấu vết trong chính tâm mình do các kinh nghiệm nhận thức về màu xanh lơ trước đây kế tục để lại.

          Trường phái Duy Thức cũng cho rằng khả năng liên hệ đến khái niệm “màu xanh lơ”  với các đối tượng màu xanh lơ của một ai đó là do nhân tố được gọi khái niệm tạo ra vết tích gây nên. Điều này ghi dấu trên ý thức của chúng ta do các kinh nghiệm trước đây. Họ cho rằng nếu quan sát tư tưởng của mình khi nhận biết đối tượng màu xanh lơ, thì không chỉ nó đồng nhất là màu xanh lơ mà chúng ta còn tương quan khái niệm về màu xanh lơ với đối tượng màu xanh lơ. Hơ nữa, nếu quan sát những nhận thức của mình, chúng ta có xu hướng hình dung như thể đối tượng màu xanh lơ tồn tại khách quan là mối liên hệ đích thực về khái niệm màu xanh lơ và thuật ngữ “màu xanh lơ”. Trên thực tế, mối liên hệ giữa thuật ngữ và khái niệm dựa trên phương diện này và đối tượng màu xanh lơ dựa trên phương diện khác, là thực sự tùy tiện. Không có cái gì khách quan đích xác dựa trên khía cạnh của đối tượng màu xanh lơ chứng minh rằng nó là cơ bản của sự chỉ định đó. Tuy nhiên, đây không phải cách nó biểu hiện với chúng ta và trường phái Duy Thức cũng chứng tỏ rằng đây là nhận thức sai lầm.

          Đó là những gì khiến nhận thức về tính đối ngẫu (tính hai mặt) giữa đối tượng màu xanh lơ và khái niệm về màu xanh lơ. Tính đối ngẫu này là kết quả của các vết tích của nghiệp. Đây là những gì xuất phát từ nguồn gốc của vòng xoáy hổn độn (luân hồi). Trường phái Duy Thức, bởi vì quan điểm triết học cơ bản của họ về vấn đề có hay không có một thực tại khách quan hoặc thế giới vật chất mà đưa đến những lý giải khác biệt đối với kinh Kim Cang Bát Nhã. Họ không tán thành sự hiểu biết nong cạn về kinh Bát Nhã. Đối với họ, chìa khóa để hiểu kinh Kim Cang Bát Nhã nằm ngay trong kinh Giải Thâm Mật, nơi chúng ta nhận thấy cuộc thảo luận về những gì được biết như học thuyết Tam tự tánh. Đó là tính chất so đo (biến kế sở chấp), tính chất phụ thuộc (y tha khởi) và tính chất tuyệt đối (viên thành thật) của thực tại.

          Trường phái Duy Thức giải thích rõ những lời dạy trong kinh Bát Nhã với biện luận rằng chúng ta không thể hiểu các lời dạy ấy theo nghĩa đen như là một sự thừa nhận trên mặt văn tự sẽ đưa đến hình thức chủ nghĩa hư vô cũng như chúng ta bác bỏ bất cứ khái niệm nào về tính đồng nhất. Vì thế, theo cách khác, trường phái Duy Thức giải thích tất cả các hiện tượng là trống rỗng, không có chủ thể thường tại. bằng cách diễn đạt khái niệm về đặc tính khác biệt trong những phạm vi khác biệt. Ví dụ, khi lý luận về tính không đồng nhất của bản chất so đo, chúng ta có thể hiểu nó qua các đặc tính tự xác định v.v

          Họ lý luận rằng sự nhận biết về thế giới ngoại tại sanh khởi như là kết quả của các nhân tố tồn tại bên trong ý thức. Họ nói về các nhân tố khác nhau. Các nhân tố đưa đến sự nhận biết về các đối tượng và những nhân tố dẫn tới các nhận thức hão huyền v.v Chúng ta nhận thấy trong các văn kinh của trường phái Duy Tâm có một quá trình lập luận rất phức tạp được mô tả theo bốn cách hoặc phạm trù trong việc tìm kiếm hiểu biết chân lý tối hậu thông qua những phân tích về danh xưng, chuẩn mực, tính đồng nhất và đặc chất. Như vậy, chúng ta đạt đến mục đích tối hậu nơi nhận thức của mình về thực tại thể nghiệm, thực tế ngoại tại như tận hưởng một số lối sống khách quan, đang hiện hữu trong phân tích rốt ráo về một ảo tưởng.

          Chính khái niệm bám chấp vào một số tín ngưỡng trong tính đối ngẫu này của chủ thể và khách thể là căn bản vô minh. Việc thoát khỏi tính đối ngẫu này xảy ra thông qua nhận thức tánh không của tính đối ngẫu về chủ thể và đối tượng. Như vậy, đơi với tông Duy Thức, sự vắng mặt tính đối ngẫu của khách thể/chủ thể là tánh không tối cao, chân lý tuyệt đối. Bất kể giá trị vị thế của các trường phái Duy Thức, sự hiểu biết về bản chất của thế giới ngoại tại dứt khoát có một giá trị trị liệu rất cao, giá trị giải thoát. Điều này có nghĩa là sau khi bất cứ khái niệm nào về một số yếu tố linh hồn vĩnh cửu thường tại bị phủ nhận, chúng ta lại chú ý đến bản chất của thế giới ngoại tại và bắt đầu quan sát chúng trong phân định cuối cùng như là một kết quả của những biểu hiện tâm thức, nó sẽ hình thành nên tác động to lớn nhằm giảm bớt cường độ bám chấp vào thế giới ngoại tại của chúng ta. Một khi nhận thức rỏ hầu hết những gì chúng ta hiểu biết về thực tại bên ngoài là một sự thiết lập của tâm thức, thì nó sẽ tự động giảm bớt việc bám chấp mạnh mẽ này, bảo thủ cực độ vào tồn tại thực sự bên ngoài. Chúng ta không thể phủ nhận giá trị giải thoát của học thuyết Duy Thức.

          Theo quan điểm của Trung Quán Tông, vấn đề xảy ra với thái độ của trường phái Duy Tâm, trên một ý nghĩa nào đó, là họ mới chỉ thực hiện nữa đường của hành trình giải thoát. Có thể họ đã phủ nhận thực tại khách quan hoặc bản chất của thế giới bên ngoài, nhưng trong tiến trình phủ nhận tính đối ngẫu giữa chủ thể và đối tượng, họ đã kết luận bằng cách cô động sự tồn tại của ý thức và tâm mà lãng quên sự tồn tại tuyết đối hoặc bản chất hoặc thực tại đối với ý thức. Theo quan điểm của Trung Quán Tông, ngay cả niềm tin vào sự tồn tại của tâm và ý thức này cũng sẽ có tác dụng trong việc làm thui chột một ai đó khi nó dẫn đến nhiều ảo tưởng phát sinh.

          Theo tư tưởng của Trung Quán Tông, chúng ta có thể thấy rằng bởi vì không có bất cứ tuyên bố rõ ràng nào của Long Thọ đối với vấn đề thế giới ngoại tại hoặc vật lý có sở hữu một thực tại khách quan, có một sự phân kì của quan điểm hay không. Ví dụ, một trong những nhà bình luận sớm nhất về Long Thọ, là Thanh Biện đã khẳng định rằng không cần phủ nhận thực tại khách quan của thế giới bên ngoài. Mặc dù chúng ta có thể xác nhận tất cả các hiện tượng rốt cuộc là tánh không của tồn tại độc lập, nhưng không cần thiết phải hoàn toàn phủ nhận một số cấp độ thực tại khách quan đối với thế giới bên ngoài.

          Các nhà tư tưởng khác của Trung Quán Tông như Tịch Hộ[1] và Liên Hoa Giới đã phân chia nhiều học thuyết của trường phái Duy Thức. Đặc biệt, họ phủ nhận thực tại khách quan của thế giới bên ngoài trong khi hợp nhất trí tuệ vào toàn bộ quan điểm của Trung Quán Tông, và rốt cuộc, cả chủ thể và đối tượng đều trở nên trống rỗng trong sự tồn tại độc lập. Có một sự phân kì khác thường ngay trong các nhà tư tưởng của Trung Quán Tông.

          Tuy nhiên, có một cách giải thích thứ  ba về quan điểm của Long Thọ do các vị luận sư đại diện tiêu biểu như Phật Hộ, Nguyệt Xứng, Tịch Thiên, ba gương mặt chủ chốt tượng trưng cho dòng tư tưởng này, những vị đã hầu như thoát khỏi trường phái Duy Thức và cũng không chấp nhận cách giải thích của Thanh Biện, Liên Hoa Giới và Tịch Hộ. Họ không đồng ý với quan điểm với trường phái Duy Tâm chẳng hạn như tâm thức tạo ra sự phân biệt giữa phi hiện thực của thế giới vật chất bên ngoài và sự hiện hữu đích thực của ý thức. Họ đưa ra kết luận giống như trường phái Duy Tâm khi chinh phục khái niệm về thế giới vật chất bên ngoài như các cấu trúc nguyên tử được dàn xếp trong điền kiện không thể phân ly và bản chất hữu hạn của nguyên tử đối với việc phân tích chia chẽ, rốt cuộc, chính khái niệm về thực tại vật chất đó có xu hướng biến mất. Phật Hộ và Nguyệt Xứng cho rằng chúng ta có thể ứng phương pháp phân tích đối với các sự kiện thuộc tâm ngay cả ý thức. Điều này được thực hiện bằng cách đem các sự kiện ấy để phân tích qua các điều kiện thuộc những thành phần của của chúng, các giai đoạn thời gian hoạt động liên tục của ý thức. Khi điều phục ý thức theo sự phân tích này, chúng ta lại bắt đầu đánh mất chính khái niệm về những gì đích xác là biến cố tâm thức. Họ cho rằng không cần phải phân biệt giữa thế giới bên ngoài và ý thức cho đến sự tồn tại cố hữu.

          Tương tự, họ không đồng tình với những vị như Thanh Biện bằng cách chỉ rỏ ông ta rốt cuộc tin tưởng vào một số bản chất nội tại có thể do ý thức thiết lập nên một cách hợp lý. Trong khi đó, các vị như Phật Hộ và Nguyệt Xứng bác bỏ quan điểm này mà cho rằng không có bất cứ điều gì tồn tại trong nhận thức thông thường bị nhận thức của hiện thực nội tại làm hoen ố. Điều này xảy ra chỉ khi chúng ta đạt đến nhận thức trực giác, phi khái niệm của tánh không, nghĩa là chứng đắc trạng thái tâm hoàn toàn thoát khỏi cấu nhiễm hoặc vọng tưởng. Do đó, Nguyệt Xứng và Phật Hộ lập luận rằng chỉ vì một hình thái nhận thức là dối trá, chứ không nhất thiết có nghĩa là nó không hợp lý. Chúng ta có nhận thức chắc chắn về một đối tượng, nhưng đồng thời, mức độ tri giác có thể có một cấp độ của vô minh hoặc vọng tưởng.

          Điểm mà Phật Hộ và Nguyệt Xứng muốn nhấn mạnh là nếu không chế phục được tham đắm để tìm kiếm một số phạm vi khách quan cho nhận thức của mình, tìm kiếm một đối tượng cảm khoái trong hiện thực nội tại ở bên ngoài, thì chúng ta vẫn nằm dưới sự kiểm soát của bảo thủ, bám chấp vào hình thái của tồn tại đích thực, hình thức của tồn tại độc lập. Do vậy, chúng ta nên có cái nhìn về thế giới một cách hợp lý trong khuôn khổ của giá trị thông thường, nơi mà mình không cố tìm ra phạm trù tuyệt đối. Chúng ta có thể hiểu rõ các nhận thức của mình ở cấp độ thông thường, nơi mà nguyên nhân và kết quả hoặc chủ thể và đối tượng được chấp nhận trong điều kiện tương quan.

          Chúng ta có thể nhận biết ít nhất năm cấp độ khác nhau của tánh không hoặc vô ngã. Thứ nhất là bản chất trống rỗng của linh hồn được cho là thường hằng, nhất thể. Thứ hai là sự vắng mặt của bản ngã như thực tại hiện hữu. Thứ ba là tánh trống rỗng của tính đối ngẫu giữa chủ thể và đối tượng. Thứ tu là tánh không của thực tại nội tại không phụ thuộc vào tâm nhận thức. Cấp độ thứ năm của tánh không là sự trống rỗng của trường phái Cụ Duyên (cụ duyên tông) tức là tánh không của tồn tại bản hữu.

          Khi nói về bản chất vô ngã của thực tại hay tánh không, thì có nhiều cấp độ hiểu biết khác nhau, như năm cấp độ đã trược trình bày ở trên. Nếu quan sát kỉ năm cấp độ khác nhau này của tánh không, mặc dù chúng bình đẳng trong nhận thức hiểu biểu tánh không, nhưng sự khác biệt ở đây là trong khi đã thấu rõ cấp độ thứ nhất thì điều này không bảo đảm rằng chúng ta không bị cám dỗ của việc bám chấp vào tồn tại đích thực chi phối. Ví dụ, chúng ta có nhận thức về sự vắng mặt của linh hồn là một thực thể vĩnh hằng, đồng nhất, trong khi cũng thời điểm, chúng ta lại tiếp tục duy trì niềm tin về thực tại đích xác của tự ngã. Mặc dù đã nhận thức rõ sự thiếu vắng thực tại đích xác của tự ngã, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tin tưởng vào thực thể kinh nghiệm của thế giới vật chất là tồn tại độc lập.

          Điều này cho thấy ngay cả khi đạt được cấp độ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba về nhận thức tánh không, chúng ta vẫn không thoát khỏi bảo thủ hoặc bám chấp vào tồn tại bản hữu. Do vậy, sau đó, chúng ta không hoàn toàn thoát khỏi cơ cấu nhân quả hình thành nên trong một khái niệm tiêu cực như chấp thủ. Ngược lại, nếu chúng ta đạt được cấp độ cao nhất về tánh không-tánh không của tồn tại bản hữu, và nó trở nên sinh động mạnh mẽ trong tâm, thì nó thực sự không có bất kì khả năng hay lý nào để chấp thủ hoặc bám víu vào bất cứ cảm xúc nào của tồn tại nội tại. Điều nay cho thấy cấp độ sau tinh vi hơn cấp độ trước. 

 



[1] Tịch Hộ: (zh. 寂護, sa. śāntarakṣita), 750-802, là một Cao tăng Ấn Độ thuộc Trung quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kì đầu. Quan niệm của Sư là Trung quán nhưng có tính chất dung hoà với Duy thức và vì vậy, Sư và đệ tử giỏi là Liên Hoa Giới (sa. Kamalaśīla) được xem là đại biểu của hệ phái Trung quán-Duy thức (sa. madhyamaka-yogācāra). Một trong những tác phẩm quan trọng của Sư mang tên Nhiếp chân thật luận (攝真實論, sa.tattvasaṃgraha).

Sư không phải là Cao tăng đầu tiên sang Tây Tạng hoằng hoá, nhưng là người đầu tiên để lại dấu vết đến bây giờ. Sư quê tại Bengal (Đông Bắc Ấn) và có giữ một chức giảng sư tại viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Nhận được lời mời của vua Tây Tạng là Ngật-lật-song Đề-tán (zh. 吃栗雙提贊, bo. ཁྲི་སྲོང་དེའུ་བཙན་), Sư liền thu xếp hành lý đến Tây Tạng. Cuộc hành trình của Sư đến Tây Tạng đầy vất vả chướng ngại và điều quan trọng nhất là rất nhiều thiên tai xảy ra trong thời điểm này. Những dấu hiệu này được quần chúng xem là dấu hiệu chống đối Phật pháp của các thần linh tại miền núi cao và nghe lời vua Ngật-lật-song Đề-tán, Sư trở về Ấn Độ và khuyên vua nên thỉnh cầu Liên Hoa Sinh đến giáo hoá. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Liên Hoa Sinh đặt chân đến Tây Tạng với tư cách của một người chinh phục tà ma, gây ấn tượng lớn và thuyết phục được niềm tin của người xứ này.

Sau khi được Liên Hoa Sinh dọn đường, Sư đến Tây Tạng một lần nữa và cùng với Liên Hoa Sinh thành lập ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng, đó là chùa Tang-diên (桑鳶寺, bo. བསམ་ཡས་), nằm phía Đông nam thủ đô Lha-sa. Sư là người đầu tiên thực hành nghi lễ Thụ giới cho người Tây Tạng. Sư hoằng hoá 13 năm tại chùa Tang-diên và trong thời gian này, rất nhiều kinh sách được phiên dịch từ Phạn ngữ sang tiếng Tây Tạng. Theo các nhà Ấn Độ học thì Sư mất năm 802 vì bị móng ngựa (hoặc lừa) đạp.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2013(Xem: 10241)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8683)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12586)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8453)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
17/10/2013(Xem: 40139)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30305)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 25927)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41399)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 19471)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
14/10/2013(Xem: 19547)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]