Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Tướng Tông

26/10/201708:47(Xem: 4733)
Pháp Tướng Tông

PHÁP TƯỚNG TÔNG

Khai tổBồ Tát Thế Thân vào thế kỷ 5 ở Ấn Độ
 Huyền Trang truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 7.
 Đạo Chiêu (Dơshơ) và Huyền Phảng (Genbơ) truyền sang Nhật vào các năm 660 và 734.
Giáo lý căn bảnDuy thức luận của Bồ Tát Thế Thân.
 Thành Duy thức luận của Đàm-ma-ba-la.
Tông chỉ: Chỉ có thức là thật có và hàm chứa tất cả, vạn vật mà chúng ta nhận biết đều chỉ là sự biểu hiện của thức, cho nên xét về bản chất đều là không thật.

LỊCH SỬ


Giáo pháp thời đức Phật đã có giảng rõ nghĩa trung đạo, Duy thức là giáo lý cốt yếu của Pháp tướng tông. Khoảng 900 năm sau, Bồ Tát Vô Trước ra đời, xiển dương giáo lý Đại thừa. Ngài là anh trai của Bồ Tát Thế Thân, cũng chính là người đã giúp Bồ Tát Thế Thân từ bỏ con đường Tiểu thừa để quay sang tu tập và truyền bá Đại thừa. Tương truyền ngài Vô Trước đã được Bồ Tát Di-lặc từ cung trời Đâu-suất hiện xuống dạy cho 5 bộ luận là: 

1. Du-già sư địa luận
2. Phân biệt Du-già luận
3. Đại thừa trang nghiêm kinh luận
4. Biện trung biên luận
5. Kim cang bát-nhã ba-la-mật kinh luận

Tại một giảng đường lớn thuộc xứ A-du-đà (Ayodhya), ngài Vô Trước đã học và giảng 5 bộ luận này suốt trong một tháng. Ban đêm ngài học với Bồ Tát Di-lặc, ban ngày ngài mang những điều đã học giảng lại cho rất nhiều người nghe. Nhờ vậy đã nhanh chóng phổ biến được một cách rộng rãi những nội dung sâu sắc của các bộ luận này, và chính từ đó Pháp tướng tông được hình thành.

Người em trai của ngài Vô Trước là Bồ Tát Thế Thân sau khi quay sang tu tập theo Đại thừa cũng trở thành một bậc danh tăng lỗi lạcbiên soạn rất nhiều bộ luận Đại thừa. Trong số đó, có bộ Duy thức luậnđược biên soạn cuối cùng, là bộ luận sâu sắc và tóm thâu hết thảy những ý nghĩa tinh túy nhất của học thuyết Duy thức. Sau khi được dịch sang chữ Hán, bộ luận này đã trở thành bộ luận chính của Pháp tướng tông ở Trung Hoa. Có rất nhiều luận sư giảng giải về bộ luận này, nhưng trong số đó nổi bật nhất là ngài Đàm-ma-ba-la, người Ấn Độ nhưng thường được người Trung Hoa biết đến với tên gọi Hộ Pháp. Chính phần giảng giải của ngài về sau đã được ngài Huyền Trang dịch sang chữ Hán thành quyển Thành Duy thức luận

Đệ tử của Đàm-ma-ba-la, là Thi-la-bả-đà-la), người Trung Hoa gọi là Giới Hiền Luật sư, vốn là người nghiên cứu am tường các kinh luận của Bồ Tát Vô Trước và Thế Thân, là một trong các học giả nổi tiếng nhất của Ấn Độ vào thế kỷ 6 – 7. Khi ngài Huyền Trang sang Ấn Độ đã gặp được ngài Giới Hiền tại tu viện Nlanda ở xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) thuộc miền Trung Ấn, nơi nổi tiếng là “trường đại học Phật giáo” của thời đó. Chính từ nơi Giới Hiền Luật sư mà ngài Huyền Trang đã học tập được rất nhiều điều về kinh luận và giáo lý

Sau khi mang theo rất nhiều kinh văn bằng Phạn văn trở về Trung Hoa vào năm 645, ngài Huyền Trangđược vua Đường Thái Tông thỉnh đến ở chùa Hoằng Phước nơi kinh đô Trường An để chuyên việc dịch kinh điển từ Phạn văn sang Hán văn. Ngài đã thực hiện công việc phiên dịch trong suốt 19 năm. Trong thời gian ấy, ngài cũng truyền bá rộng rãi học thuyết của Pháp tướng tông

Một trong các đệ tử lớn của ngài là Khuy Cơ có soạn một trăm bài giảng luận về Kinh và Luận, được người đương thời tôn xưng là Từ Ân Đại sư, vì ngài ở chùa Từ Ân. Và vì Pháp tướng tông phát khởi từ chùa Từ Ân, do công truyền bá của Từ Ân Đại sư, nên người ta cũng gọi tông này là Từ Ân tôngTừ ÂnĐại sư sau khi được nghe những lời giảng giải của thày là Huyền Trang đã ghi chép lại và sau đó soạn lại thành sách. 

Sau Khuy Cơđệ tử của ngài là Huệ Chiểu cũng có công lớn trong việc tiếp tục truyền bá Pháp tướng tông ở Trung Hoa.

Pháp tướng tông về sau có nhiều lần được truyền sang Nhật Bản. Trong đó có hai lần đáng quan tâmnhất. Lần thứ nhất là khi có một vị tăng Nhật Bản tên Doshơ sang Trung Hoa học đạo với ngài Huyền Trang. Ông là bạn đồng môn và có quan hệ giao du rất thân thiết với ngài Khuy Cơ, được người Trung Hoa gọi là Đạo Chiêu. Năm 653, ông theo đường biển đến Trung Hoa. Ngoài việc theo học với ngài Huyền Trang, ông còn theo học Thiền học với ngài Huệ Mãn. Năm 660, ông trở về nước Nhật và truyền bá học thuyết của Pháp tướng tông ở miền Nam, vì ông là người xứ Asuka thuộc miền Nam nước Nhật. 

Đầu thế kỷ 8, vào năm 717, một người Nhật khác là Genbơ dẫn theo một số tăng sĩ Nhật Bản khác sang Trung Hoa theo học với đệ tử của ngài Huệ Chiểu là Trí Chu. Ông có tư chất thông minh, học lực uyên bác, được vua Đường Huyền Tông rất khâm phục, ban cho áo cà-sa màu đỏ, là một biểu hiện rất tôn kính. Năm 734, ông trở về Nhật Bảntruyền bá học thuyết Pháp tướng tông ở kinh đô Nại Lương (Nara) và các vùng thuộc miền Bắc nước Nhật. 

Hiện nay, Pháp tướng tông vẫn còn hưng thịnh ở Nhật và có nhiều bậc cao đồ thông minh tài trí. Pháp tướng tông hiện có hơn 40 ngôi chùa, 700 vị tăng sĩ, khoảng 1.000 cư sĩ và hơn 10.000 tín đồ thường xuyên đến tham học.[36]

HỌC THUYẾT

A. Ba giai đoạn thuyết pháp: Sau khi đức Phật thành đạo, ngài quán xét căn cơ trí tuệ của chúng sinh và quyết định không thể mang những giáo pháp cao siêu nhất ra giảng dạy, vì như thế sẽ không ai có thể lãnh hội được. Thay vì vậy, việc thuyết pháp của ngài được chia thành ba giai đoạn. Trước hết, ngài giảng dạy giáo pháp Tiểu thừa, hay Thanh văn thừa, là những điều gần gũi và dễ tiếp nhận nhất đối với đa số chúng sinh. Sau đó, ngài giảng dạy giáo pháp Trung thừa, hay Duyên giác thừa, là những giáo lýthuộc tầng bậc cao hơn và mang lại những kết quả tu tập cũng cao hơn. Cuối cùngvào khoảng thời gian trước khi nhập Niết-bàn, ngài thuyết giảng giáo pháp Đại thừa, phần giáo pháp rốt ráo nhất dẫnđến quả vị Phật. Chỉ những ai có được niềm tin sâu vững và trí huệ sáng suốt mới có thể tiếp nhậnđược phần giáo pháp này.

Về sau, các bậc tổ sư cũng giữ theo phương cách thuyết pháp chia thành ba giai đoạn như trên, nhưng có sự linh hoạt là tùy theo căn cơ của đệ tử chứ không phải phân chia theo thời gian như vào thời đức Phật. Đối với những người căn cơ thấp kém, trí huệ nông cạn, các ngài chỉ dạy cho tu tập giáo phápTiểu thừa. Đối với những ai có phần sáng suốt hơn, các ngài dạy giáo pháp Trung thừa. Và chỉ với những ai có căn cơ nhạy bén, trí huệ sáng suốt, các ngài mới mang giáo pháp Đại thừa ra truyền dạy.

Nhìn từ góc độ của Pháp tướng tông thì sự phân biệt thuyết pháp như trên là dựa theo ba mức độ nhìn nhận về thực tại. Ở mức độ thấp nhất (Tiểu thừa), người ta thừa nhận thực tại là thật có (chấp hữu), và hướng sự tu tập đến việc hoàn thiện những điều bất như ý trong thực tại đó. Ở mức độ thứ hai, người ta nhận rằng bản chất của thực tại là hư ảo, là không thật có (chấp vô), và hướng sự tu tập đến chỗ tách rời ra khỏi thực tại không thật có để đạt được sự giải thoát cho riêng mình. Ở mức độ thứ ba, mức độ cao nhất, người ta nhận ra rằng thực tại là chẳng phải có cũng chẳng phải không (phi hữu phi vô), và hướng sự tu tập vào việc đạt đến giải thoát bằng chính tự tâm, bởi vì khi tự tâm mê lầm thì thực tại là thực có và đầy dẫy khổ đau, nhưng khi tự tâm sáng suốt thì không còn bị trói buộc bởi thực tại mà có thể nhận ra được thật tánh của vạn pháp, từ đó mà đạt được sự giải thoát tự tạiGiáo lý về phi hữu phi vô này chính là con đường trung đạo của Pháp tướng tông

Học thuyết trung đạo của Pháp tướng tông là “Duy thức”, nghĩa là chỉ duy nhất “thức” là thật có mà thôi. Các pháp đều từ trong thức sinh khởi mà thành. Học thuyết ấy cho rằng những gì ở trong thức sẽ biểu hiện ra ngoài thành muôn hình vạn trạng, cho nên hết thảy đều là không thậtCông năng của thức tạo ra tất cả. Nó hiển lộ thế giới vật chất cũng tương tự như một máy chiếu phim tạo ra hình ảnh. Cho nên, hết thảy thế giới đều chỉ là mộng ảocho đến ba cõi Dục giớiSắc giới và Vô sắc giới cũng chỉ là những biểu hiện của thức mà thôi.



Giáo lý trung đạo thuộc tầng bậc cao, không phù hợp với những ai mới bước chân vào tìm hiểu đạo Phật. Để lãnh hội được ý nghĩa chẳng phải có chẳng phải không, người ta phải thấu hiểu sâu xa cả nghĩa có và nghĩa không, rồi từ đó mới có thể nhận được rằng giáo lý này bao gồm trong nó cả nghĩa không và nghĩa có. Nó viên dung, bao hàm tất cả chứ không phải là một kiểu “nằm ở khoảng giữa” như rất nhiều người lầm tưởng.

B. Học thuyết Pháp tướng tông: Dựa theo ý nghĩa trung đạo của Duy thức luậnPháp tướng tông phân quy chiếu hết thảy mọi hiện tượng trong thế giới vật chất và tinh thần về thành 100 pháp khác nhau (bách pháp), rồi lại chia 100 pháp ấy ra thành 5 nhóm lớn là: tâm (8 pháp), tâm sở hữu (51 pháp), sắc (11 pháp), tâm bất tương ưng hành (24 pháp) và vô vi (6 pháp). Cộng cả thảy là 100 pháp, bao gồm tất cả mọi hiện tượng trong thế giới, gồm cả các pháp hữu vi và vô vi

Trong 5 nhóm trên thì nhóm đầu tiên – tâm pháp – là quan trọng hơn hết. Nhóm này gồm 8 pháp, chính là 8 thức của mỗi chúng sinh. Đó là: nhãn thứcnhĩ thứctỵ thứcthiệt thứcthân thứcý thứcmạt-na thức và a-lại-da thức

Theo thứ tự như trên mà gọi tên, nên ý thức cũng gọi là thức thứ sáu, mạt-na thức là thức thứ bảy, và a-lại-da thức là thức thứ tám. Chính ba thức cuối cùng này điều hành tất cả mọi hoạt động của chúng sinhÝ thức kiểm soát và điều hành cả 5 thức trước nó trong hiện tạiMạt-na thức và a-lại-da thức là những người chỉ huy đứng ở hậu trường. Đặc biệta-lại-da thức có công năng ghi nhớ và chất chứa tất cả những hạt giống thiện hay ác mà con người đã tạo ra trong đời sống, gọi là chủng tử, rồi đến khi có đủ điều kiện thích hợp thì những chủng tử ấy sẽ sinh khởi thành những sự việc tốt xấu của mỗi chúng sinh. Đó là nền tảng của lý thuyết về nhân quả. Một chủng tử xấu sẽ sinh khởi tạo thành những điều kiện xấu, và ngược lại, những chủng tử thiện sẽ tạo nên một đời sống tốt đẹp cho chúng sinh.

Vì tất cả những gì xảy ra và được chúng ta nhận biết đều chỉ là sự sinh khởi của những chủng tử chất chứa trong a-lại-da thức, nên xét theo ý nghĩa này thì có thể nói rằng chính a-lại-da thức đã tạo ra tất cả, kiểm soát tất cả. Pháp tướng tông cho rằng tất cả các pháp đều do nơi thức, từ nơi thức mà sinh khởi, rồi vận hành trong thức và cũng diệt mất đi trong thức ấy. Tuy là có 8 thức, nhưng chính lý thuyết về a-lại-da thức mới là quan trọng nhất và bao gồm trong nó tất cả.

Theo chiều suy luận ngược lại, nếu 8 thức không nhận biết thế giới này, không vận hành và sinh diệttrong cuộc đời này, thì thế giới này sẽ không thể hiện hữu, tương tự như khi người điều khiển không cho máy chiếu phim hoạt động thì không thể nhìn thấy các hình ảnh.

Dựa trên luận thuyết này, chúng ta sẽ hiểu được vì sao tất cả những điều tốt đẹpquý báu và đáng ưa muốn của thế gian như sự giàu sang, nhà cửa to lớn, thức ăn ngon, vợ đẹp, con ngoan... lại chẳng có ý nghĩa gì cả đối với những bậc xuất gia tu hành chân chánh. Bởi vì trong tâm thức của các vị không có sự hiện hữu của những thứ ấy, cũng không có sự ham muốnưa thích chúng, và vì thế mà chúng phải tự nhiên mất đi.

C. Sự giải thoát: Sự phân ra ba giai đoạn thuyết pháp hay ba mức độ giáo hóa đều là nhằm có thể mang đến sự giải thoát cho tất cả chúng sinh. Từ những người có căn cơ thấp kém, ngu độn nhất cho đến những bậc thông minh xuất chúng đều không ra ngoài phạm vi giáo hóa của Ba thừa.

Đối với những người có căn cơ thấp – thường là chiếm phần đa số – thì cuộc đời này vốn là thật có, những đau khổ mà họ phải nhận chịu trong cuộc đời là không thể phủ nhận. Vì thế, họ học theo luận thuyết Pháp tướng tông để được giải thoát khỏi chính những sự khổ đau cụ thể đó. Nhờ học đạo, họ sẽ giảm bớt đi sự mê đắm, lầm lạc, vì hiểu được ý nghĩa không thật của những giá trị vật chất vốn luôn thay đổi và cuối cùng đều sẽ phải hoại mất. Từ đó, con người không còn đau khổ bởi những cảm xúcbất bình vì trái ý, tiếc nuối vì mất mát, đau đớn vì chia ly... Bởi vì họ hiểu ra được rằng tất cả những điều đó đều là không thể tránh khỏi, đều là sự vận hành tự nhiên, và bản chất của chúng đều là không thật, chỉ từ nơi các thức biến hiện ra. Khi hiểu được như vậy, người ta có thể giải thoát khỏi rất nhiều nỗi khổ đau thường gặp trong cuộc đời này.

Đối với những người có phần trí tuệ cao hơn, sự giáo hóa không dừng lại ở đó mà còn đi sâu vào quán xét tính chất không thật có của thế giới vật chất. Ngay cả những hiện tượng thành, trụ, hoại, không của vật chất cũng chỉ là những sự biểu hiện không thật, như những con sóng nổi lên trên mặt biển. 

Người ta không thể tìm thấy cái gọi là “con sóng” ở bên ngoài mặt biển. Khi có gió bão, con sóng xuất hiện, mặt biển nhấp nhô; khi trời yên tĩnh, con sóng biến mất, mặt biển phẳng lặng. Nhưng thật ra thì con sóng chưa từng “có” mà cũng chưa từng “không”. Nếu nói sóng là có, vì sao khi mặt biển yên ta không nhìn thấy sóng? Nếu nói sóng là không, vì sao khi biển động lại thấy có sóng? Khi biển yên thì sóng đi về đâu? Khi biển động thì sóng từ đâu mà đến? Suy xét ý nghĩa này, chúng ta sẽ nhận ra được cái gọi là “con sóng” thật ra chỉ là sự biểu hiện kết hợp nhiều điều kiện khác nhau: có mặt biển, có gió mạnh thì con sóng hiện ra. Khi những điều kiện đó không còn nữa, con sóng cũng không còn.

Tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này đều là như vậy. Khi có đủ các nhân duyên hợp lại, một hiện tượng khởi lên, và chúng ta nói rằng nó đang “có”. Khi các nhân duyên tan rã, hiện tượng ấy mất đi, và chúng ta nói rằng nó là “không”. Thật ra, chỉ có sự kết hợp của các nhân duyên mà không có bất cứ hiện tượng nào là thật có!

Khi hiểu được như vậy, người ta không còn mê đắm đối với mọi đối tượng vật chất. Nhờ đó, người ta có thể sống một cách giản dị, thanh đạm, không bị lôi cuốn theo sự tham muốn, và do đó không gây ra các ác nghiệp.

Nhưng đối với những bậc thượng căn thượng trí thì cả hai cách nhìn nhận có và không như trên đều chưa phải là rốt ráo. Khi nói rằng thế giới vật chất này là có, thì rõ ràng chỉ là cách nhìn ở bề mặt mà thôi, vì không thấy được tính chất giả hợp, thay đổi và tan rã đang diễn ra liên tục trong thế giới ấy. Nhưng nếu bảo tất cả đều là không thì cũng không thỏa đáng, vì sự hiện hữu của chúng ta là thật có, đang song song tồn tại cùng với mọi hiện tượng giả hợp của thế giới. Vì thế, họ quay sang nhìn nhận rằng sự tồn tại của thế giới vật chất và tinh thần chính là biểu hiện từ sự tồn tại của thức. Khi nhận thứcnhư vậy, người ta không còn quan tâm đến việc thế giới này là có hay là không, vì chúng chẳng qua chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài của các thức mà thôi.

Pháp tướng tông khi truyền sang Nhật Bản cũng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tích cực trong đời sống của dân tộc này. Khi nhận biết rằng những giá trị vật chất trong cuộc sống vốn là không thật, họ không rơi vào chỗ bi quan yếm thế hay lười nhác, trốn tránhTrái lại, họ vận dụng được nhận thức này để rèn luyện sự kiên tâm và một nghị lực vững vàng trước mọi biến động trong cuộc sống. Nhờ vậy, họ có thể chịu đựng được những cơn động đất, bão tố, nạn đao binh... Trải qua thảm họa, họ thản nhiên xây dựng lại cuộc sống; gặp những mất mát đau thương, họ mỉm cười chấp nhận để nỗ lực vượt qua. Họ biết rằng không có gì là trường tồn. Những điều tốt đẹp hay xấu xa, thảy đều sẽ qua đi với thời gian. Và nhờ đó, họ không bao giờ đánh mất đi những nỗ lực vươn lên hoàn thiện cuộc sống. Họ tin tưởng rằng, tuy mọi cái đều không thật, đều giả tạm, nhưng chính phần tâm thứcnghị lực của mỗi con người là thật có.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5652)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5600)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14823)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 4018)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12755)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4262)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6587)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4413)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 8009)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]