Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu-Xá Tông

26/10/201708:35(Xem: 5030)
Câu-Xá Tông

CÂU-XÁ TÔNG

 

Khai tổBồ Tát Thế Thân khởi đầu ở Ấn Độ và Huyền Trang ở Trung Hoa vào khoảng năm 654. Tchitsu và Tchitasu truyền sang Nhật năm 658.
Giáo lý căn bản: Bộ luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá
Tông chỉ: Không có bản ngã, tất cả hiện tượng chỉ là hư dối, là sự hợp thành của các pháp mà thôi.

 

 

LỊCH SỬ

Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiênảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo.

Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông

Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tôngCâu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừaBan đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngài học tinh thông giáo lý của bộ phái này, nghiên cứu sâu bộ Đại Tỳ-bà-sa luận. Sau ngài lại học thêm giáo lý của Kinh lượng bộ, cũng là một bộ phái lớn. Ngài thấy có những điểm không hài lòng với giáo lýcủa các bộ phái này, mới soạn ra bộ A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận là một sự tổng hợp rất công phu từ bộ Đại Tỳ-bà-sa luận và giáo lý của Kinh lượng bộ. Vì dựa vào Đại Tỳ-bà-sa luận, nên bộ luận của ngài đôi khi cũng được xếp vào Nhất thiết hữu bộ, nhưng thật ra nội dung luận này đã hình thành nên một tông chỉmới. Vì thế mà Câu-xá tông ra đời.[5] 

Bộ luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá phân ra làm 9 phẩm, được người đương thời mệnh danh là Huệ luận, hay Thông minh luận, để tỏ ý ca tụng sự uyên báctrí huệ được hàm chứa trong đó. Chín phẩm này đề cập đến và phân tích rõ chín vấn đề căn bản khác nhau, có thể lược kể ra như sau:

1. Giới phẩm, nói về cái thể của giới pháp.

2. Căn phẩm, nói về cái dụng của các pháp.

3. Thế gian phẩm, nói về các thế giới, với sáu đường thác sanh trong luân hồicõi trờicõi ngườicõi a-tu-lacõi địa ngụcngạ quỷ và súc sanh.

4. Nghiệp phẩm, luận về các nghiệp thiện ác.

5. Tùy miên phẩm, nói về tùy miên, tức là khuynh hướng sa vào các điều ngăn trở việc tu đạo. Có 7 pháp tùy miên là: tham dụcsân hậnnghi ngờkiêu mạnchấp hữu và si mê

6. Hiền thánh phẩm, nói về các bậc hiền thánh.

7. Trí phẩm, nói về 10 loại trí tuệ.

8. Định phẩm, nói về tâm an định.

9. Phá ngã phẩm, nói về thật tướng vô ngã vì tất cả các pháp đều giả hợphư dối. Đây là phẩm cuối cùngtổng kết toàn bộ luận thuyết để nêu lên tông chỉ.

Các phẩm 3, 4 và 5 đều luận về pháp hữu lậu. Trong đó, phẩm thứ 3 là quả hữu lậu (thác sanh trong 6 nẻo), và hai phẩm 4, 5 là nhân hữu lậu (tạo ra các nghiệp thiện ác).

Các phẩm 6, 7 và 8 luận về pháp vô lậu. Trong đó, phẩm thứ 6 là quả vô lậu (chứng đắc các quả vị hiền thánh), và 2 phẩm 7, 8 là nhân vô lậu (tu tập trí huệ và định lực).

Qua phân tích như trên, có thể thấy bộ luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá nhằm hiển bày giáo lý vô ngã, trên cơ sở tất cả các pháp đều giả hợp, không có thật, chỉ hiện hữu nhất thời và không chân thật. Trong các pháp lại chia làm hai là pháp hữu lậu và pháp vô lậu

Về mặt hình thức, bộ luận cũng được trình bày thành hai phần. Phần thứ nhất gọi là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận tụng, gồm khoảng 600 bài kệ tụng. Phần thứ nhất gọi là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận thích, là phần bình giải về 600 bài kệ tụng đó. 

Năm 563, vào đời Trần, ngài Chân Đế, một cao tăng Ấn Độ sang Trung Hoa có dịch sang chữ Hán với tên là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá thích luận, gồm 22 quyển.[6] Năm 654, vào đời Đường, ngài Huyền Trang lại dịch với tên là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, gồm 30 quyển.[7] Chính qua 2 dịch phẩm này mà Câu-xá tôngđược truyền bá ở Trung Hoa. Mặc dù khá ngắn ngủi, chỉ tồn tại trong đời nhà Đường, nhưng tông pháinày đã để lại ảnh hưởng khá nhiều trong các tông phái khác, nhất là giáo lý vô ngã đã trở thành nền tảng trong giáo lý chung, nên những cơ sở lý luận của bộ luận này được rất nhiều vị luận sư sử dụng để biện giải cho lý thuyết của tông phái mình.

Cũng trong thế kỷ thứ 7, hai cao tăng Nhật Bản là Tchitsu và Tchitasu sang Trung Hoa cầu học với ngài Huyền Trang. Năm 658, hai vị này về nước và truyền bá giáo lý Câu-xá tông tại nước Nhật, với tên gọi là Kusha-sh. Ngày nay, tông Câu-xá cũng không còn ở Nhật. Nhưng giáo lý của tông này vẫn được đưa vào giảng dạy trong các trường Phật học và trong các tự viện. Về mặt văn chương, bộ A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận cũng vẫn được xem là một tác phẩm luận giải nổi tiếng trong văn học Phật giáo.

HỌC THUYẾT

Đúng như tên gọi với ý nghĩa là một “kho báu”, bộ luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá quả đúng là một kho báu vô giá về mặt tinh thần. Những ai đã có được nó, tất sẽ không còn tham đắm vào những thứ gọi là báu vật của thế tục nữa. Người hiểu rõ được giáo lý Câu-xá tông sẽ nhận ra được chính thân xác của mình cũng là hư dốigiả hợp, nên chẳng đáng để mê đắm, chiều lụy theo nó. Khi hiểu thấu được về bản ngã, người ta sẽ tỉnh ngộ, không còn mê lầm trong những giả dối của cuộc đời, không còn đau khổphiền lụythan tiếc gì nữa. Bấy giờ, dầu cho ở đời có gặp bao nhiêu sự thành bại đi nữa, cũng có thể đạt đến sự an nhiên tự tại. Giàu không tham, nghèo không sợ, hoạn nạn không dễ làm cho nao núng trong lòng. Tâm trí đạt đến chỗ giải thoát, như bông hoa tự nhiên hé nở, khoe sắc tỏa hương mà không chút ô nhiễm bởi bụi trần bao quanh.



Triết học Câu-xá tông cho rằng các pháp (dharma) là yếu tố chính của mọi sự hiện hữu. Việc thừa nhậnsự tồn tại của các pháp cũng là theo với giáo lý của Nhất thiết hữu bộ trước đây. Tuy nhiênCâu-xá luậnthừa nhận sự tồn tại của các pháp mà không nhận sự chân thật của các tướng do chúng tạo ra, bởi các tướng đó đều vô thường, luôn luôn biến chuyển và hoại diệt. Từ nhận thức đó, không thể nào tìm được một bản ngã chân thật trong các pháp, vì ngay chính thân xác này cũng chỉ là giả hợpvô thường. Người ta sở dĩ không ngừng tạo ra các nghiệp thiện ác trôi lăn trong luân hồi chỉ là vì mê chấp vào sự hiện hữu của các pháp, trong khi chúng chỉ là hư dối.

Như một vầng sáng đom đóm trong đêm tối, có thể ví như cái gọi là “bản ngã”. Vầng sáng ấy thật ra là gì? Ấy là một đoàn đom đóm tụ lại, nếu tách ra thì không còn vầng sáng ấy nữa. Song người ta nhìn thấy được nó như một vật thể rõ ràng, nên gọi là “vầng đom đóm”. Nhưng chỉ là tên gọi, sự giả hợp mà thôi, không có sự chân thật trong đó. Lại cũng như một bầy ong làm tổ trên cây. Tụ họp lại đầy đủ thì gọi là tổ ong, nhưng tách ra thì từng yếu tố đều không phải là tổ ong! Cũng như thế, thân thể và trí óc được hợp lại bởi nhiều yếu tố, và được nhận lầm cho là “bản ngã”, mà kỳ thật chỉ là sự giả hợp. Khi sự kết hợp không còn nữa thì cái gọi là “bản ngã” ấy cũng chẳng còn.

Trong kinh Na-tiên Tỳ-kheo, có một đoạn đối thoại giữa tỳ-kheo Na-tiên với vua Di-lan-đà về bản ngãthể hiện khá rõ ý nghĩa này:

Na-tiên hỏi vua rằng: “Đại vương gọi tên chiếc xe, thật ra đâu mới là xe? Cái trục xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Trục xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy vành bánh xe là xe chăng?” 
Vua đáp: “Vành bánh xe cũng chẳng phải là xe?”
Na-tiên lại hỏi: “Vậy nan bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Nan bánh xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy bánh xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Bánh xe cũng chẳng phải là xe.”[8]
Na-tiên hỏi: “Vậy càng xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Càng xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy cái ách[9] có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Ách chẳng phải là xe.”
Na-tiên lại hỏi: “Chỗ ngồi có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Chỗ ngồi chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi tiếp: “Chỗ gác chân có phải là xe chăng?”
Vua đáp: “Chỗ gác chân chẳng phải là xe.”
Na-tiên hỏi: “Vậy mui xe là xe chăng?”
Vua đáp: “Mui xe chẳng phải là xe.”
Na-tiên lại hỏi: “Vậy hợp đủ tất cả các món ấy lại là xe chăng?”
Vua đáp: “Dù hợp đủ tất cả các món ấy lại cũng không phải là xe.”[10]
Na-tiên hỏi: “Giả sử như không hợp tất cả các món ấy lại, vậy là xe chăng?”
Vua đáp: “Không hợp các món ấy lại, cũng không phải là xe.”[11]
Na-tiên hỏi: “Vậy âm thanh phát ra là xe đó chăng?”[12]
Vua đáp: “Âm thanh cũng chẳng phải là xe.”
Na-tiên liền hỏi: “Nói như vậy thì thật ra đâu mới là xe?”
Vua lặng thinh không đáp được. 

Đại đức Na-tiên bấy giờ mới thong thả nói: “Kinh Phật dạy rằng, nếu hợp tất cả các yếu tố ấy lại mà làm xe,[13] người ta sẽ có cái vật được gọi là xe. Con người cũng vậy. Như hòa hợp tất cả các yếu tố đầu, mặt, tai, mũi, lưỡi, cổ, gáy, vai, tay chân, xương, thịt, nội tạng, nhan sắcâm thanh, tiếng vọng, hơi thởra vào, cảm thọ khổ vui, phân biệt thiện ác... sẽ hình thành một thực thể được gọi là con người.[14]

Cũng như thế, giáo lý Câu-xá tông dạy rằng không có con người thật sự và không có cái gọi là cuộc đời. Tất cả chỉ là sự giả hợp của các pháp, và tông này chia tất cả ra làm bảy mươi lăm pháp, cùng giả hiệp thành ra những hình tượngsự kiện mà ta gọi là con người, là cuộc đời.

Vì thế không nên chấp lấy tên gọi, vì chúng chỉ là những khái niệm để chỉ vào sự hiện hữu tạm thời của sự vật. Không thể tìm thấy bản chất chân thậttrường tồn trong những tên gọi của sự vật.

Mặt khác, cái “bản ngã” giả hợp lại chính là cội nguồn của mọi sự đau khổ. Vì người ta chấp lấy cái giả hợp ấy mà cho là chân thật, mà sanh khởi nên sự tham đắm, tranh giành lẫn nhau từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt, tạo tác không biết bao nhiêu là ác nghiệp chất chồng... Nếu hiểu ra được cái “bản ngã” ấy là không chân thật, thì con người không còn bị lôi kéo bởi tham dụcái luyến, cũng không chấplấy sự được mất, hơn thua... Và từ đó dễ dàng an tịnh nội tâm và đạt đến sự an lạcgiải thoát. Ngay cả khi đối mặt với đau khổ thì cũng nhận chân được sự đau khổ ấy vốn chỉ là giả hợp không thật có, nên tâm ý vẫn thản nhiên an định mà không hề bị chi phối.

Các pháp hợp thành “bản ngã” được phân chia ra khá chi tiết trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận. Tất cả là bảy mươi lăm pháp. Trong đó, có bảy mươi hai pháp thuộc về hữu vi và ba pháp được xem là thuộc về vô vi.

Bảy mươi hai pháp hữu vi được chia làm 4 nhóm là:

– 11 pháp thuộc sắc (rupas)

– 1 pháp thuộc về thức

– 46 pháp thuộc về tâm sở

– 14 pháp không thuộc tâm cũng không thuộc vật

Ba pháp vô vi là:

– Trạch diệt (Pratisamdikhy-nirodha)

– Phi trạch diệt (Apratisamkhy-nirodha)

– Hư không (ka)

Trong các pháp được kể ra, lại hàm chứa cả nhân, duyên và kết quả. Khi nắm vững được những điều này, người tu tập có thể tự mình tìm thấy phương cách thích hợp để đạt đến sự giải thoát rốt ráo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2018(Xem: 5388)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4875)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8682)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5707)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
11/08/2018(Xem: 7234)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7262)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 12720)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7206)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 9969)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 8887)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]