Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tu Viện Phật Giáo không bị cháy giữa biển lửa miền Bắc Cali

23/10/201711:08(Xem: 101997)
Chuyện khó tin nhưng có thật: Tu Viện Phật Giáo không bị cháy giữa biển lửa miền Bắc Cali




CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT

TU VIỆN PHẬT GIÁO  ABHAYAGIRI BUDDHIST MONASTERY 
Ở REDWOOD VALLEY KHÔNG BỊ CHÁY (REFUSED TO BURN)

 (Tịnh Thủy biên dịch)



Wood Valley Fire 01
Wood Valley cháy rực trời




1. Tin tức
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tintức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.

2. Kể chuyện chùa di tản

napa-sonoma-fire-perimeters-2017

Báo USA Today kể rằng nhà sư Ajhan Jotipalo Bhikkhu đang ngủ trong cái cốc nhỏ của nhà sư, nằm trong khuôn viên tu viện Abhayagiri Buddhist Monastery tọa lạc tại thị trấn Redwood Valley thì chợt ngửi thấy mùi khói. Lúc đó là 2 giờ sáng Thứ Hai ngày 9/10/2017, và nhà sư đã để cửa sổ mở, để gió lạnh len vào. Nhà sư cũng không mở mắt ra xem. Thế rồi nghe tiếng còi hú.
Nhà sư kể lại, ngay khi mở cửa, là thấy cả bầu trời đỏ rực lửa, “Tôi mới tự nói, thôi rồi, mình có thể chết”
Lúc đó mọi người trong khu phố bấm còi lên. Họ có một quy định: tiếng còi cứ mỗi 30 giây là có ai đó bị thương, còi liên tục nghĩa là báo động khẩn.

Bây giờ là lửa rực cháy khắp trời rồi.

Nhà sư Jotipalo kể là tổng cộng 14 vị sư cùng với 12 vị khách thăm tu viện cùng lên 6 hay 7 chiếc xe và chạy về phía bắc, tới thị trấn Willits. Mọi người trong thị trấn này cũng đang vội vã lên xe chạy, còi bấm liên tục để đánh thức người có thể còn ngủ quên.

Nhà sư Jotipalo kể lại hôm Thứ Sáu, trên bản đồ hỏa hoạn cho biết cho biết ¼ tu viện bị thiêu rụi, nhưng sư nói không biết chắc, bởi không ảnh chụp từ trên cao không thể nào chính xác, phải chờ tới khi nào về xem mới biết cụ thể. Jotipalo và 13 nhà sư khác là tu sĩ Phật giáo thuộc truyền thống tu thiền trong rừng từ phái Lâm Tăng Thái Lan, truyền thống Theravada.

Tu viện Abhayagiri (Abhayagiri Buddhist Monastery) được thành lập cách đây 20 năm. Các nhà sư bây giờ tạm cư trú ở Vạn Phật Thánh Thành (City of Ten Thousand Buddhas) ở thị trấn Ukiah từ Thứ Ba 10/10/2017.


3.Trở về chùa

Tuesday afternoon, caravan back to the monastery
Trên đường trở về tu viện



Sau khi được lệnh cho phép trở về lại tu viện sau 1 tuần tạm cư ở Vạn Phật Thánh Thành. Các thầy Luang Por Pasanno, Ajahn Karuṇadhammo, Ajahn Jotipālo, cư sĩ Sāmaṇera Tissaro và Debbie rời khỏi Vạn Phật Thánh Thành vào lúc 10 giờ sáng - Thứ Ba, 17 tháng 4, năm 2017 để trở lại tu viện xem xét tình hình.

Vài giờ sau đó họ trở về Vạn Phật Thánh Thành và báo cáo rằng tu viện, với một vài ngoại lệ, đã hoàn toàn nguyên vẹn. Vẫn còn nhiều nhân viên cứu hỏa trên vùng đất này vì nhiều nơi vẫn còn âm ỷ cháy.

Ajahn Jotipālo kể lại một kinh nghiệm sau khi nói chuyện với một đội cứu hỏa từ New Mexico như sau:

Tôi đã hỏi các anh em trong đội lính cứu hỏa từ bang New Mexico còn ở hiện trường (bởi vì xung quanh đó cháy vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt) rằng họ chiến đấu với ngọn lửa như thế nào. Họ cho biết họ đã ở trong vùng cháy này khoảng 5 ngày rồi và nói rằng có một điều kỳ lạ nhất là tu viện đã không bị cháy.

Họ nói vào một buổi chiều tối (có lẽ là ngày Timothy Luke đã buộc phải rời khỏi núi Tabor, khi ông báo cáo nhìn thấy ngọn lửa cao 200 foot trên sườn núi). Họ kể, đội cứu hỏa của họ có 200 người, được huy động đến chữa đám lửa từ trên đồi đang lan xuống nhưng khi xuống gặp con đường mòn này thì lửa dừng lại, không tiến thêm. Họ nói rằng giống như là tu viện từ chối không cho cháy và không một ai trong số họ có thể lý giải được. Họ không hiểu tại sao, ai cũng rởn tóc gáy khi thấy lửa không vượt qua đường mòn mà trở ngược lại lên núi. Mọi người đều có vẻ như không thể tin nổi, vì họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều tương tự như thế này. Tôi đã hỏi một số lính cứu cứu hỏa khác về kinh nghiệm của họ và họ đều báo cáo giống nhau về điều này.



Dưới đây là một số hình ảnh từ website của tu viện:

Wood Valley Fire 03
Các thầy đang thăm ngôi nhà của Mike bị cháy rụi hoàn toàn - Mike là Carpenter giúp bảo trì tu viện
Unimaginable devastation on Tomki Road
Sự tàn phá không thể tưởng tượng được trên con lộ về tu viện

The drive up

Mike lost everything except his Buddha!
Nhà của Mike bị cháy rụi hoàn toàn, không còn gì ngoài tượng Phật

Back at the monastery

Arriving to Abhayagiri.
Sư trưởng Ajahn Pasanno cùng các thầy khác trở lại tu viện
Ajahn Pasanno checking the propane tanks
Thầy Ajahn Pasanno check bình gas propane dùng cho tu viện
Up the steps to the Sala
Bước chân lên thềm tu viện hãy còn nguyên vẹn
Tear of joy, having the meal at Abhayagiri during our reconnaissance visit Monday
Thầy Ajhan Jotipalo Bhikkhu vô cùng hoan hỷ với bữa ăn đạm bạc tại tu viện trong chuyến trở về xem xét

Luang por leading the way.
Thầy Luang Por trong thiền đường
Jotipalo couldn't help himself. He hugged every firefighter who would let him.
Thầy Jotipalo thăm từng nhân viên cứu hỏa như gửi lời cảm ơn đến họ



Source: https://thuvienhoasen.org/


***************************************************


Around 10am - Tuesday 17 Ocober, 2017, Luang Por Pasanno, Ajahn Karuṇadhammo, Ajahn Jotipālo, Sāmaṇera Tissaro and Debbie left the City of Ten Thousand Buddhas to do an initial reconnaissance mission back to the monastery.

The crew came back a few hours later and reported that the monastery, with a few exceptions, was completely intact. There were still many fire personnel on the property as fires are still smoldering. However, no structures were damaged, at least none the crew could see on their initial trip.

Ajahn Jotipālo recounted one experience talking with a firefighting crew from New Mexico:

I asked the crew from New Mexico how it was fighting the fire. They had been on the property for about 5 days. They said it was the weirdest thing, like the monastery refused to burn.

They said one evening (probably the day Timothy Luke was forced to leave Mt. Tabor, when he reported seeing 200 foot tall flames on the ridge) that 10 battalions (20 to a battalion) were out on the loop trail fighting the fires coming down from the ridge. They reported that the fires got down to the loop trail but the fire wouldn’t cross the trail. They said it was like the monastery refused to burn, and none of them could explain it. They reported their hair sanding on it’s end and then the fire reversed itself and went back up the mountain. Everybody was kind of freaked-out, as they had never seen anything like this.

I asked several of the other crews about their experience and they all reported about this. 

https://www.abhayagiri.org/home




Bài đọc thêm:

VÀI NÉT VỀ NHÀ SƯ AJAHN JOTIPALO 
Viết bởi ký giả Joanne Hammer | Minh Hạnh dịch Việt

Ajahn Jotipalo Bhikkhu talks outside the City of Ten Thousand Buddhas. Photo by Jenny Espino
Thầy Ajahn Jotipalo Bhikkhu nói chuyện tại 
Van Phật Thánh Thành. Photo by Jenny Espino



Một vị Tăng sĩ người dân bản xứ Crawfordsville sẽ bắt đầu một cuộc hành hương đi bộ năm tháng bắt đầu vào tuần tới.Jotipal Bhikkhu, sanh tại Crawfordsville , sẽ bắt đầu khởi hành cuộc hành tri`nh đi bộ vào ngày 1 tháng Ba từ New Orleans, Louisiana, và chấm dứt tại Thunder Bay, Ontario, Canada. Cùng đi trong chuyến viễn du này với Ty` Khưu Jotipal là Austin Stewart người Gunnison, Colorado.Ông hy vọng thực tập đời sống trong đức tin, sự sinh tồn trên giảm thiểu và thể hiện sự hoà thuận trong mỗi cá nhân.Jotipalo, người đã là Phật tử 12 năm và trở thành tu sĩ 5 năm, đã coi Tu Viện abhayagiri Buddhist Monastery tại thung lũng Redwood, California như là Tu Viện nhà của ông ta. Tu Việnlà chi nhánh với phái Lâm Tăng Thái Lan và truyền thốngTheravada. Trong truyền thống, nó bi`nh thường cho những vị Tăng và Ni đi hành hương. Ông ta nói như thế.Vị Tu sĩ nói rằng : "Đi bộ là tiếp tục một sự thực tập với tầm quan trọng trong cuộc sống dễ dàng, thiền định và tùy thuộc trên sự tử tế và sự rộng lượng của những người mong muốn trông thấy chúng tôi thành công."Jotipal, 39 tuổi, năm 1984 ông tốt nghiệp trung học Crawfordsville và năm 1988 ông tốt nghiệp đại học Wabash College, là nơi ông học về hội hoạ và khoa cổ điển. Ông dọn tới New York làm việc như một người hoạ sĩ, nhưng bắt đầu làm việc lại là người bán hàng cho Norcote Interational.Cuộc hành hương của vị tu sĩ này bắt đầu sau một lần súyt chết trong một lần tại núi Hi Mã Lạp Sơn tại Nepal. Trong ba ngày ông đã bịnh rất nặng và đã trải qua không biết thân thể ông ra sao, đó là ly' do làm cho ông nhận ra rằng sự hiện hữu của thân tứ đại thật sự không quan trọng.Ông bắt đầu tập yoga và thiền địnhdần dần ông ti`m hiểu thêm về đạo Phật. Ông cũng đọc về một người đàn bà đi hành hương cho hoà bi`nh, người từ năm 1953 tới năm 1981 đi bộ trên 25,000 miles, đã chia sẻ nội tâmvà thế giới hoà bi`nh."Nó thật sự đã thổi tôi đi thật xa" Ty` Khưu Jotipalo nói "Nó đã là một sự thức tỉnhtinh thần của cá nhân an lạc có thể ảnh hưởng tới cộng đồng và lan rộng tới thế giới hoà bi`nh."Ty` Khưu Jotipalo thi` không chắc chắn cái gi` sẽ xảy ra trong lộ tri`nh 1,800 dọc theo quốc lộ 61.Mặc dù ông có một vài vật thuộc quyền sở hữu, ông sẽ mang theo ba bộ casa, một túi trong đó có một cái dù có và một tấm bạt dài rộng 10 square . Ông ta không được giữ tiền, Stewart sẽ mua thực phẩm trong suốtthời gian hành tri`nh. Họ hy vọng sẽ đi qua những con đường tại các thị trấn nhỏ dọc theo bờ sông, làm sao cho có thăng bằng trong sự tiếp xúc với công chúng và sự cô đọng trong thiền địnhHai người dự trùđi bộ khoảng 20 miles một ngày, bắt đầu từ New Orleans đi xuyên qua Mimphis, Tennessee, St. Louis, Missouri, Dubuque, Iowa, Minneapolis, Minnesota, và cuối cùng tại Arrow River Forest Hermitage tại Thunder BAy, Ontario vào ngày 20 tháng 8.Để theo dõi chuyến hành hương của Ty` khưu Jotipalo, xin va`o http://www.abhayagiri.org.
(Bản dịch: Minh Hạnh)

A spiritual and literal journey 

By Joanne Hammer[email protected] 

A Buddhist monk with native origins in Crawfordsville will begin a five-month pilgrimage walk next week.
Jotipalo Bhikkhu, born in Crawfordsville as Don Sperry, will begin the walk March 1 in New Orleans, La., and end in Thunder Bay, Ontario, Canada. Traveling with him will be layperson Austin Stewart, Gunnison, Colo.
His hope is to practice living on faith, surviving on less and showing peace to individuals.
Jotipalo, who has been a Buddhist for about 12 years and a monk for five years, considers Abhayagiri Buddhist Monastery in Redwood Valley, Calif., his home monastery. The monastery is affiliated with the Thai Forest and Theravada Buddhist traditions. In the tradition, it is common for monks and nuns to undertake pilgrimages, he said.
“This walk is a continuation of that practice with an emphasis on living simply, meditation and dependence on the kindness and generosity of those that wish to see us succeed,” he said.
Jotipalo, 39, is a 1984 Crawfordsville High School graduate and 1988 Wabash College graduate, where he studied art and the classics. He moved to New York to work as an artist, but began working as a salesperson for Norcote International.
His spiritual journey began after a near-death experience in the Himalayas in Nepal. For three days he was extremely ill and had an out-of-body experience, which caused him to realize the unimportance of material possessions, he said.
He began practicing yoga and meditation, gradually learning more about Buddhism. He also read about a woman named Peace Pilgrim, who from 1953-1981 walked more than 25,000 miles, sharing messages of inner and world peace.
“It totally blew me away,” Jotipalo said. “It was a spiritual awakening of how individual peace can affect the community and keep expanding to world peace.”
Jotipalo is uncertain as to what to expect in the 1,800 mile journey along U.S. 61.
Although he has few possessions, he will wear three robes, carry a backpack that holds a tent shaped like a large umbrella with netting and a 10-square-foot tarp. Since he cannot handle money, Stewart will buy food during the trip. They hope to travel small county roads along a river and balance public interaction with solitude and meditation.
The two plan to walk about 20 miles a day, traveling from New Orleans through Memphis, Tenn., St. Louis, Mo., Dubuque, Iowa, Minneapolis, Minn., and end at Arrow River Forest Hermitage in Thunder Bay, Ontario, by Aug. 20.
For future updates on Jotipalo’s walk, visit http://www.abhayagiri.org
http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=0d86849da7d164b1&cat=f97ff7b11934dbb6

Ý kiến bạn đọc
25/10/201715:26
Khách
Thật là Phật Pháp diệu kỳ ..Mình ước gì có chuyến hành hương đến đây trong tương lai. Có một sai sót nhỏ trong biên tập mong Ad chỉnh sửa lại nè : ( Sau khi được lệnh cho phép trở về lại tu viện sau 1 tuần tạm cư ở Vạn Phật Thánh Thành. Các thầy Luang Por Pasanno, Ajahn Karuṇadhammo, Ajahn Jotipālo, cư sĩ Sāmaṇera Tissaro và Debbie rời khỏi Vạn Phật Thánh Thành vào lúc 10 giờ sáng - Thứ Ba, 17 tháng 4, năm 2017 để trở lại tu viện xem xét tình hình ) ...Chỉnh lại cái ngày cho đúng ..Nếu mình đoán sự việc đúng thi phải là ngày 17/10/2017.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8034)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12444)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14201)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12652)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14436)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12484)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7002)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7794)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9894)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8262)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]