Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhịp Cầu Trên Sông Ngân

26/08/201722:12(Xem: 5544)
Nhịp Cầu Trên Sông Ngân
NHỊP CẦU TRÊN SÔNG NGÂN  
Pháp thoại tại tu viện Lộc Uyển Ngày 10-08-2008

Theo truyền thống Phật giáo, Vu Lan là một ngày hội lớn. Ngày Vu Lan còn gọi là ngày xá tội vong nhân, cũng là ngày lễ Mẹ với phong tục cài hoa hồng hay hoa trắng, mà nay đã trở thành gần như một truyền thống văn hóa rất đẹp. Ngày này những người Phật tử thường tổ chức lễ Tạ Ơn hay tri ân mẹ, dù mẹ đang còn sống với mình hay đã qua đời. Ngoài ra, ngày rằm tháng bảy còn là một ngày khá ý vị theo truyền thuyết Đông phương kể lại, đó là ngày gặp nhau của Ngưu Lang - Chức Nữ.

Theo truyền thuyết, Chức Nữ là con gái Ngọc Hoàng Thượng đế, yêu một người chăn trâu tên Ngưu Lang. Tuy bắt tội con mình thương không đúng người (không môn đăng hộ đối), nhưng vì con nên Ngọc Hoàng bằng lòng cho đôi trẻ lấy nhau. Khi được về sống bên nhau thì Chức Nữ bỏ bê công việc canh cửi, dệt lụa, Chàng Ngưu thì lười biếng không còn thiết tha chăn dắt đàn trâu của thiên đình. Vì hai vợ chồng phạm thiên điều nên càng thêm lý do để tức giận, Ngọc Hoàng buộc cả hai người phải xa nhau, người đầu sống Ngân, kẻ cuối sông Ngân; dòng sông như một dãi lụa trắng mờ vắt ngang qua bầu trời, chúng ta có thể nhìn thấy mỗi đêm, không phải chỉ vào đêm Thất tịch (ngày 7 tháng 7). Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Khi tiễn biệtnhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gọi là mưa Ngâu.

Chúng ta có thể hình dung nỗi đau khổ biết ngần nào, khi hai người đang yêu nhau mà phải xa cách, một năm chỉ được gặp mặt một lần vào giữa đêm thất tịch trên cầu Ô Thước bắt ngang qua dòng sông Ngân. Và từ câu chuyện này đã cho ra đời những câu ca dao được truyền tụng trong dân gian:

Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu
Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền.

Mưa Ngâu là mưa gì? Mưa có nhiều loại và tên gọi khác nhau, như khi nói đến mưa rào người ta nghĩ ngay đến mưa ở Sài Gòn; cơn mưa ào đến rất nhanh rồi đi rất vội, năng lại lên như chưa từng có mưa. Mưa phùn thường có ở miền Bắc, miền Trung, như ở Huế thỉnh thoảng có mưa phùn vào dịp Tết. Gọi là mưa phùn vì hạt mưa chỉ là những chấm nước li ti như bụi phấn bay nghiêng nghiêng chưa đủ thấm ướt áo. Đặc biệt ở Huế có lúc mưa rả rích kéo dài cả tháng gọi là mưa dầm. Và mưa Ngâu, trong văn học giải thích Ngâu là biến âm của Ngư, thế nên có thể hiểu mưa Ngâu ở đây được xem như những giọt nước mắt của Chức Nữ, Ngưu Lang khóc cho thân phận ngang trái của mình trong đêm tương ngộ. Chuyện kể có thể là huyền thoại trong văn học Đông phương nhưng hầu như người Việt nào cũng biết.

Nói đến nỗi tuyệt vọng, chia xa mà lòng vẫn hàng mong nhớ nhau như câu chuyện của Ngưu Lang - Chức Nữ, cổ thi Trung Hoa đã có những câu rất hay như:

Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy.

Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương. Nhớ nhau nhưng không được gặp mặt. Chỉ cùng uống nước trong một dòng sông Tương mà thôi.

Cái hay của câu chuyện ở đây không phải chỉ là truyền thuyết, huyền thoại được chuyển tải qua văn họcđể có thể len lỏi vào xúc cảm con người thông qua mối tình giữa Ngưu Lang và Chức Nữ, mà có còn được hướng đến một thực tế có mặt bàng bạc trong cuộc sống, trong tâm thức của chúng ta ở hiện tạiThế giới ngày nay với cuộc sống hiện đạivấn đề truyền thông, sự nối kết, liên lạc với nhau trở nên rất dễ dàng, không còn mất nhiều thời gian, ấy thế mà giữa chúng ta, giữa những người thương với nhau, việc gần gũi cảm thông vẫn còn khó khăn hơn là ở đầu sông Ngân và cuối sông Ngân.

Ngày xưa Ngưu Lang - Chức Nữ phải chờ đến cả năm để được hưởng ân huệ tương phùng nhờ đàn quạ bắc một nhịp cầu thương yêuChúng ta với biết bao điều kiện vô cùng tiện ích như hiện nay, việc thiết lập truyền thông chỉ cần đưa tay bấm vào vài nút nhỏ là đã nghe được giọng nói và nhìn thấy được người thân. Ấy vậy mà chúng ta vẫn không làm được, lòng yêu thương vẫn còn là cái gì xa vời vời. Khi tình cờ đọc lại câu chuyện xưa, chúng ta nhìn lại lòng mình, nếu nhận thấy hận thù vẫn còn trong tâm thức, chất nghi kỵ vẫn còn vây kín, ngăn chận không cho chúng ta thoát ra thì biết rằng trong ta đang có tình cảm của Ngưu Lang và Chức Nữ. Dòng sông Ngân vẫn còn là biểu tượng cho sự ngăn cách truyền thông giữa mình và người. Nó ngăn trở sự đối thoại, ngăn trở ta tìm đến cảm thông với nhau. Và nó còn làm cho ta rơi lệ.

Và mưa Ngâu có phải chỉ là những giọt nước mắt của Ngưu Lang - Chức Nữ? Chuyện xưa có thể là huyền thoại nhưng khi nghe chúng ta cũng thấy lòng mình dâng lên chút u hoài, thương cảm. Nhìn lại cũng thấy thật tội nghiệp cho đời sống chính mình, có khi không thua gì Ngưu Lang, Chức Nữ. Chúng tanhìn lại xem mình đã từng có những "hạt mưa" như thế không? Ta có phải là sông Ngân hay không? Mình có thiết lập được sự cảm thông nối liền hai tâm hồn với nhau một cách dễ dàng hay chúng ta mỗi năm vẫn phải chờ đàn quạ đến bắc một nhịp cầu?

Chúng ta vẫn thường chia sẻ rằng yêu thương là nhu yếu của đời sống con người. Mình thương người hay muốn được người thương, tất cả đều cần có sự truyền thôngLoài người từ khi đạt đến trình độ văn minh, biết sử dụng âm thanh, tiếng nói để biểu đạt ngôn ngữ, tình cảm. Và ngôn ngữ đầu tiên là tiếng nói của yêu thương, tiếng bập bẹ của trẻ thơ khi còn nằm trong nôi, tiếng ru ngọt ngào tình thương qua từng nhịp võng... Tiếng gọi mẹ, gọi cha lúc đầu đời đã bao hàm ý nghĩa thình thương dịu ngọt ấy. Ấy thế mà năm tháng đã đi qua, nhiều khi ngôn ngữ ấy vuột khỏi tầm tay ta, trôi đi đâu mất. Khi yêu thương và được yêu thương là cần thiết trong đời sống con người thì ai cũng có thể tự hào cho rằng mình là người có tình thương hay mình được người thương, nhưng đôi lúc ta hãy tự hỏi mình xem đã thực sự biết thương yêu hay chưa? Đây mới là vấn đề thật sự quan trọng.

Nhìn vào đời sống người tu hành, ta có thể nghĩ rằng họ không có kinh nghiệm gì về lĩnh vực tình cảm. Một khi không có gia đình, không có con cái thì làm sao biết được thế nào là tình yêu nam nữ, làm sao biết được các bậc cha mẹ đã nhọc nhằn, hy sinhnuôi dưỡngthương yêu con cái như thế nào? Thế nhưng với tuệ giác của đạo Phậtchúng ta có thể nhìn sâu vào vấn đề muôn thuở vừa nêu trên để tìm ra những gợi ý căn bản nhằm ứng dụng thực tế trong đời sống của mình.

Nhân ngày lễ Mẹ, chúng ta hãy cùng nhau đọc mấy câu kệ trong Kinh Lăng Già dưới đây:

Thế gian ly sinh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm.

Bài kệ trên sẽ đưa chúng ta đi vào vấn đề cần chia sẻ, đó là: Chúng ta thương yêu nhau như thế nào? Làm thế nào để đời sống chúng ta có hạnh phúc? Làm sao cho nhân gian bớt đau khổ vì chiến tranh, họa hoạn và làm cho đời sống của những con người sống chung với nhau trên quả đất này trở nên dễ thương hơn, hài hòa hơn mà không cần đến phương tiện như đàn quạ bắc nhịp cầu (Ô thước) hiểu và thương mới có thể đến được với nhauThương yêu là một tình cảm rất tự nhiên, đôi khi mang đặc tình thiêng liêng nên khi tình thương có mặt chúng ta không cần đến một phương tiện gì để liên lạc, để tỏ bày. Tự nó đã có ngôn ngữ riêng của nó - ngôn ngữ của trái tim và đối tượng của nó có thể cảm nhận trực tiếp một cách dễ dàng.

Bồ tát Đại Huệ đã cung kính xướng lời tán thán trước đức Như Lai bốn câu kệ vừa trích dẫn, xin tạm dịch:

Thế gian lìa sinh diệt
Ví như hoa hư không
Trí chẳng thấy có không
Mà khởi tâm đại bi.

Nếu khi ta đọc những lời này mà trái tim rung lên niềm cảm xúc thật sự thì có thể nhận ra pháp mônthực tập của các vị Bồ tát cũng là của chính ta: "Xả ly mọi chấp thủ đối với các pháp sinh diệt của thế gian, nhận chân tất cả như hoa đốm giữa hư không thì thành tựu trí tuệ không sở đắc. Lúc ấy mới có khả năng khởi tâm yêu thương rộng lớn".
Yêu thương là một cảm thọ bao gồm hai lãnh vực tinh thần và vật chất. Và đời sống tình cảm của con người cũng có phần cạn và phần sâu của nó. Tình yêu thương qua biểu hiện nam nữ tìm đến với nhautrong cuộc sống, nếu không khéo chăm sóc, nuôi dưỡng và thăng hoa thì chỉ là mức độ cạn của nhu yếu thỏa mãn về thể chất. Nếu bước sâu thêm một chút, ta tìm đến sự cảm thông và đồng điệu của hai tâm hồn, và sâu hơn nữa là đến với nhau bằng những cung bậc hòa điệu của đời sống tâm linhĐời sống tình cảm con người càng đi sâu vào chiều hướng tâm linh bao nhiêu thì càng vi tế, càng bền bỉ bấy nhiêu. Hình hài chúng ta theo thời gian vô thường đều biến hoại, nhưng tình cảm là một loại cảm thọgắn chặt với tàng thức tuy cũng đến đi, thay đổi, nhưng không bao giờ mất. Tình cảm khi đi vào vi tế thì không còn cái bóng bên cạnh (trong hạnh phúc đã có mầm khổ đau, trong xum họp vốn đã có chia ly...), điều này luôn đúng dù ở mặt vật lý hay tâm lý, từ cạn nhất cho đến sâu nhất.

Chúng ta có khi nào tự hỏi tình thương mình dành cho người là thực sự đúng hay mình đã biết cách yêu thương chưa? Tình thương ta gửi đến người có phải là quà tặng? Hãy làm một thử nghiệm nhỏ, chúng ta sẽ có được câu trả lời. Chẳng hạn như khi tình thương được cho đi nhưng đối tượng có vẻ không muốn đón nhận, tỏ ra hững hờ, ta trở nên muộn phiền, thậm chí hờn giận tìm cách làm khổ người kia thì đó không phải là quà tặng, mà chúng ta chỉ mong muốn một cái gì đó như là sự trao qua đáp lại. Như vậy tình thương ấy có phải là tình thương trong trắng bất vụ lợi? Nếu chúng ta thực tập để tình thươngcủa mình đích thực là quà tặng thì cái bóng bên cạnh tình thương như ganh ghét, giận hờn không thể có mặt. Nếu trong tâm thức luôn có những bóng mờ che khuất yêu thương - cái bóng của sự giận hờn, bất mãn... thì rõ ràng ta chưa biết yêu thương; ta chỉ là người đi xin mà chưa phải là người hiến tặng. Và đối tượng kia chỉ là chỗ cho ta dựa nương, là điều kiện cho ta lấp đầy khoảng trống tình cảm trong ta. Ta luôn kiếm tìm chỗ nương tựa như con cái, vợ chồng, thầy bạn... để bớt cô đơn, bớt sợ hãi nỗi trống vắng. Ta như loài dây leo quấn chặt vào bất cứ thân cây nào có thể được để cảm thấy an ổnhạnh phúc. Tình yêu phát sinh từ nhu yếu đối tác này sẽ đưa đến nhiều nỗi bất hạnh - bởi chúng ta không xem tình yêu thương như quà tặng mà xem đó là một món hàng cần sòng phẳng trong sự trao đổi, cho nên lúc nào cũng đòi hỏi sự quan tâm, hồi báo từ người.

Hạnh phúc hay tình thương được ban phát qua sự mong cầu hay trao đổi có điều kiện không phải là hạnh phúctình thương có phẩm chất cao quý, bởi vì nó vốn được vay mượn; mà những gì được vay mượn thì thường không bền, đến lúc cần phải trả hay cũng bị đòi lại. Nếu không thực hiện được điều sòng phẳng này, sầu khổ chắc sẽ đến; thử hỏi lúc ấy hạnh phúctình thương làm sao có mặt? Ngược lại, khi ta nghĩ về người với một tâm hồn trong sáng, ta chỉ muốn làm một điều gì đó thật đẹp, thật lành gửi đến cho người thì trái tim và tấm lòng ta đã được tỏ bày mà không cần một điều kiện gì bên ngoài tác động. Đây là những điều chúng ta cần thực tập để có thể hiến tặng đến mọi người một tình thươngcó phẩm chất đích thực. Bước đầu tiên để làm cho tình thương có phẩm chất đích thực là ta phải tu tậpsao cho chính ta không còn cảm thấy cô đơnbất an. Không cảm thấy cần đến nhu yếu hướng ra bên ngoài để tìm cầu, chúng ta sẽ thấy đời sống mình thật sự thảnh thơi, vững chải. Thực hành được điều này ngay trong đời sống gia đình là ta có thể làm cho yêu thương tỏa rộng đến mọi người, làm cho gia đình tràn đầy năng lượng an ổnhạnh phúc. Và nếu mọi người trên hành tinh này đều làm được như vậy thì chúng ta không cần đến bất kỳ văn bản, điều kiện khế ước gì để chấm dứt tranh giànhchấm dứthận thùchấm dứt chiến tranh. Loài người sẽ sống hài hòa trong thái bình và an lạc.

Như đã nói, tình yêu thương vốn có mặt trong trái tim mọi người từ thuở thiếu thời, thế nhưng đôi khi chúng ta quên đi tình cảm căn bản nhất của đời sống này nên đã làm cho nó biến dạng. Khi dùng tuệ giác từ những điều đức Thế Tôn chỉ dạy cho chúng ta để nhận diện vấn đề chúng ta bàn đến, không có nghĩa là ta cần làm cái gì mới hay làm một cái gì khác, mà chỉ là nhìn lại tình thương đang có trong ta mà thôi.

Nếu chúng ta từng thực tập thương yêu như là tặng phẩm cho nhân gian, thì chắc chắn cái bóng tiêu cực song hành với yêu thương như đòi hỏi, tị hiềm, giận hờn... sẽ không có khả năng tồn tạiHạnh phúcchân thật chỉ đến khi ta cho đi mà không cần điều kiện, không mong đền đáp. Ta trải rộng tình thươngnhư hoa đưa hương, không một chút mong đợi mà chỉ biết hiến dâng. "Trí bất đắc hữu vô, nhi hưng đại bi tâm". Đây chính là phương thức hữu hiệu để chúng ta xóa đi khoảng cách giữa mình và người. Hãy thực tập mở rộng cõi lòng để giữ mối liên hệ yêu thương với tất cả mọi người.

Thông thường chúng ta hay trốn chạy; trốn chạy sự thật; trốn chạy nỗi khó khăn của lòng mình, của chính nội tâm mình. Ngoài ra chúng ta còn trốn chạy trong công việc. Tìm bận rộn trong công việc, vùi mình mười hai giờ một ngày để tìm quên; dù nhu yếu đời sống không cần chúng ta phải đầu tư thì giờnhiều như thế. Nhưng vì khó khăn của đời sống gia đìnhnỗi buồn phiền của nội tâm không có người chia sẻ, ta giam mình vào công việc với hy vọng có thể làm ta quên đi những vấn đề mà ta phải trực diện.

Chúng ta luôn mời gọi những nghĩ suy có mặt trong tâm thức, đây cũng là một hình thức của sự trốn chạy. Ta chưa bao giờ bằng lòng với những lúc ngồi yên, những giây phút tâm tư lặng lẽ. Hết chuyện quá khứ tràn về, ta lại nghĩ đến ngày mai... Tình trạng này rất phổ biến trong đời sống chúng ta, ai cũng biết cách trốn chạy trong những suy tư rối bời của tâm thức. Ngay bản thân tôi, sống trong môi trường tu viện, được giảm đi nhiều lo âu, có nhiều thì giờ để tu tập: không lo ăn mặc, không lo chuyện bon chen bên ngoài nhân gian, không lo tiền bạc... Ấy vậy mà tôi vẫn không hài lòng với điều kiện đang có. Tôi vẫn kiếm ra trăm điều, ngàn chuyện để bận bịu, để lo âu. Chẳng hạn chuyện nhỏ như chuyện uống trà: chưa bao giờ trong một buổi uống trà khi ngồi với quý thầy Việt Nam mà tôi không nói một chuyện gì đó. (Nhìn lại bao nhiêu năm qua ở đây, tôi thấy mình chưa bao giờ yên lặng hoàn toàn, không thể không nói một tiếng nào khi ngồi với quý thầy). Đến nỗi khi ngồi với một thầy Tây phương, tuy tôi không biết nói tiếng Mỹ, thầy kia không biết tiếng Việt, thế mà tôi cũng kiếm ra chuyện để nói. Rất kỳ lạ.

Từ kinh nghiệm nhìn lại, khi tiếp xúc với nhau nếu không nói ra được bằng ngôn ngữ ta cảm thấy ngột ngạt, không thoải mái như vậy, thì việc giữ cho không có tiếng nói thì thầm bên trong, ta càng thấy bức xúc, khó chịu hơn nhiều. Thế nên trong ta dòng tiếng nói thì thầm là dòng chảy thường xuyên. Nói như thế để chứng minh một điều là chúng ta luôn có khuynh hướng làm đầy lòng mình bằng những than thởvui buồnsầu khổbất an, giận hờn, ganh tị... nếu không thì cũng bằng những dòng ý thức sinh diệt, tuy không biểu hiện cụ thể nhưng rõ ràng nó như dòng thác, như sóng cồn tuôn chảy trong tâm thức liên tục. Đó là điều chúng ta thường hành sử, và khi những điều đó có mặt, với cái nhìn của đức Phật thì ta vẫn chưa biết thương yêu.

Thương yêu muốn có phẩm chất thực sự chắc hẳn là phải ngược lại với quan niệm thông thường của chúng ta. Có nghĩa là chúng ta cần nhìn tất cả sống chết, mất còn, thành bạihạnh phúc hay khổ đau của nhân gian như hoa đốm phất phới bay, hư ảo không có thực. Ai chứng nghiệm được điều này thì người ấy có thể làm cho tình thương thực sự có mặt trong lòng mình; tình thương lúc ấy mới có thể là quà tặng đầy ý nghĩa đối với người.

Khi trong ta có phẩm chất của tình thương đích thực, dù tiếp xúc với bất cứ dạng người nào, tâm cũng không bao giờ khởi lên những thành kiếntư kiến. Khi ta nhìn một người bằng cái nhìn vô tư rạng rỡ, thấy rằng họ sao giống những người thân thuộc của mình ngày xưa, cũng đáng yêu, đáng kính và dễ thương, thì đó là lúc tình cảm trong ta đang từng bước đến gần đối tượng, ta đang ấy đi khoảng cách giữa mình và người để cho mối liên hệ yêu thương thực sự có mặt. Rõ ràng khi năng lượng yêu thươngbình an trong ta tỏa rộng thì có thể làm nên đời sống hạnh phúc cho chính ta và cho những người chung quanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5628)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5577)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14763)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 3989)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12704)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4234)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6570)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4402)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 7993)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]