Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Giữa Nhân Gian

26/08/201721:44(Xem: 5608)
Đức Phật Giữa Nhân Gian
ĐỨC PHẬT GIỮA NHÂN GIAN  
Pháp thoại tại Tu viện Lộc Uyển Ngày 30-03-2007

Hôm nay là ngày đản sanh của đức Phật, Phật lịch 2548. Chúng biết Phật lịch năm thứ nhất được tính từ năm đức Thế Tôn nhập Niết bàn. Như vậy để biết Phật đản năm nay là bao nhiêu, chúng ta phải cộng theo 80 năm cho Phật lịch mới đúng ngày Phật đản(2548 + 80 = 2628). Trong truyền thống Phật giáo cổ, ngày sinh của Phật được tính theo lịch số phương Bắc (Trung Hoa), và tại đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên mở ra tại Tích Lan vào năm 1950, hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông cùng quyết định lấy ngày rằm (15 tháng 4 âm lịch) làm ngày Phật đản.

Theo truyền thống Nam Tông, vào ngày đản sanh của đức Từ Phụ, các thầy thường tổ chức lễ rất trang nghiêm và trọng thể. Vào dịp này, các câu chuyện về tiền thân của đức Phật thường được kể cho các Phật tử nghe, cũng như ôn lại thiên ký sự về cuộc đời mang đậm tính cách giáo dục đi sâu vào lòng người của đức Phật. Nhiều câu chuyện tiền thân của đức Phật khi được đem vào những vùng văn hóa như Trung Quốc hay các nước Đông phương khác, đã đóng góp rất lớn cho gia tài văn học, nghệ thuật, thi ca, kịch nghệ... và hơn hết là đem đến nhiều hạnh phúcan lạc cũng như giá trị tâm linh. Các câu chuyệnđược kể lại trong Bản Sanh Truyện chủ đích nói lên phần cốt tủy chúng ta cần phải thực hành là lòng từ bi. Theo tinh thần Phật dạy, những nấc thang tiến hóa của tâm thức con người đều được đặt nền tảng trên tâm từ ái rộng mở.

Nhân ngày lễ trọng đại này, tôi muốn kể vài câu chuyện về tiền thân đức của đức Thế Tôn rất dễ thương như một quà tặng gởi đến cho mọi người, nhất là để các cháu thiếu nhi đang có mặt nơi đây. Dĩ nhiên câu chuyện nào về ngài cũng đều mang dấu ấn của lòng từ bi mênh mông, nói lên đặc tính rất nhân ái và rất người của ngài.

Vào một kiếp xa xưa, đức Phật từng là một con khỉ chúa, các trách nhiệm bảo vệ đàn khỉ khoảng 500 con. Một hôm, cánh rừng mà chúng đang sinh sống bỗng nhiên bốc cháy, khỉ chúa có nhiệm vụ phải tìm đường đem đàn khỉ thoát ra khu rừng. Gió lớn làm lửa rừng càng lúc càng lan rộng, nên đàn khỉ bị đẩy dần về một hướng. Cuối cùng để sống còn, chúng phải tìm cách băng qua một con suối nước đang chảy xiết, thật nguy hiểm. Khỉ chúa phải dùng trí thông minh để giữ mạng sống cho cả đoàn; nó leo lên một cây tre cạnh bờ suối, dùng hết sức mạnh của mình làm cho cây tre ngã oằn qua bờ bên kia. Nhưng tội nghiệp thay, cây tre không đủ dài để có thể vươn qua như ý muốn bắc một nhịp cầu nối liền giữa hai bờ. Khỉ chúa nhìn quanh tìm cách, chợt thấy một cành cây bên kia bờ suối, rất thông minh, nó bám hai chân trên ngọn tre, hai tay vươn dài nắm lấy cành cây, và gọi đàn khỉ chạy qua cây tre, dẫm lên mình nó để qua bờ. Khi cả đàn khỉ 500 con qua hết bên kia bờ thì sức lực của khỉ chúa cũng suy kiệt. Nó buông tay rơi xuống và chìm dần vào lòng suối nước đang cuồn cuộn chảy.

Câu chuyện cảm động này cho chúng ta bài học của lòng yêu thương đồng loại và sự hy sinhquên mình vì người, chỉ biết đem tấm lòng mình trải lên mặt đất cho người bước qua. Câu chuyện cũng mở ra trong ta không gian lồng lộng của tâm đại bi đối với tha nhân, sống và chết vì tha nhân. Khỉ chúa với lòng từ ái, đức hy sinh không ngằn mé kia chính là một tiền thân của đức Phật.

Từ ngàn xưa, chúng ta cùng với những loài sinh vật cấp thấp (không có năng lực trí tuệ, hay không phát triển như con người) đều hít thở và chung sống trong một môi trường như nhau. Và cũng thời hồng hoang xa xưa đó mà con người tiến hóa, phát triển cho đến bây giờ. Theo quy luật đào thải tự nhiên, sinh vật nào không đổi thay nhịp sống để thích ứng được với môi trường mới sẽ tự đào thải, không thể tồn tại. Nhưng có loài do sự run rủi tình cờ của thiên nhiênthúc đẩy tiến hóa trở thành loài động vậtđứng thẳng được trên hai chân sau và sử dụng hai chân trước làm tay, não bộ trở nên thông minh hơn, đó là loài người. Điều đó không có nghĩa loài động vật đặc biệt là con người này đã không từng có sự liên hệ với những loài động vật khác. Như vừa chia sẻ, loài người chúng ta và các loài động vật khác đều là anh em.

Đức Phật qua những câu chuyện tiền thân của mình đều nói đến tình anh em giữa con người và các loài động vật, muông thú... Thế nhưng, chúng ta vì mưu cầu sinh tồn, để phục vụ cho mạng sống mình đã đang tâm giết hại, hủy hoại đời sống của những loài động vật khác không có đủ khả năng tự vệ. Ta dùng thịt xương của chúng làm thực phẩm, và thực phẩm ấy chính là huyết nhục của những người anh em thấp kém hơn mình. Đã vậycon người còn ra sức phung phí không thương tiếc nguồn năng lượngđã cung ứng cho họ tiêu thụChúng ta nhẫn tâm phí phạm, tàn phá môi trường thiên nhiên đã nuôi dưỡng mình từ cây cỏ, rừng xanh, nguồn nước, cho đến các sinh vật trong lòng suối, đại dương...

Chúng ta sống được ở đây không phải chỉ nhờ thở bằng hai lá phổi của mình, mà còn nhờ vào cỏ cây, thảo mộc. Hãy nhìn vào từng chiếc lá xanh ngoài kia, mỗi chiếc lá đang phe phẩy là một nhà máy thanh lọc tối tân lấy đi thán khí, tạo nên không khí trong lành cho ta thở, ta sống. Dù khoa học thực nghiệm có tiến bộ đến mức nào, nền văn minh hành tinh này có đưa con người đến sao Hỏa, sao Kim.... cũng không thể tạo ra một chiếc lá tươi xanh làm được chức năng kỳ diệu như thế. Nhìn cho thật sâu sắc những gì ta sử dụng, chẳng hạn đơn giản như tờ giấy, chúng ta cũng có thể thấy cả rừng cây đang có mặt. Do vậy, khi chúng ta sử dụng giấy một cách thiếu ý thức là rõ ràng ta đang cắt bỏ từng tế bào phổi, đang tự loại trừ mạch sống ra khỏi hình hài mình từng giây, từng phút. Ngoài racon người cũng không thể chế tạo được một giọt nước để uống. Các nhà khoa học có thể phân tích được sự hình thành của nước là từ H2O, nhưng chắc rằng họ không thể dùng H2O chế tạo ra nước uống. Tất cả đều do thiên nhiên ban tặng. Thế nhưng dưới mức độ tàn phá, hủy hoại, hoang phí tài nguyên một cách vô tâm của con người như hiện nay, môi trường trở nên ô nhiễm, hành tinh này đâu còn xanh, quả đất này sẽ cạn nguồn, có thể không còn đủ năng lượng để đáp ứngcung cấp nuôi sống con người.

Con người may mắn hơn các loài động vật khác là có khả năng khai mở trí tuệvậy mà chúng ta vẫn chưa học thuộc bài vỡ lòng nào áp dụng vào đời sống thực tập xây dựng nền tảng thương yêu của mình, mở rộng lòng từ bi hướng đến mọi loài, xem mọi loài trên hành tinh này đều là người thân, là bạn của mình. Khi tìm hiểu về đời sốngcách sinh hoạt của đức Phật hàng ngày, chúng ta thấy ngày luôn khuyến khích việc giữ gìnbảo vệ môi trường sống. Ngài dạy những điều rất thiết thực: Các thầy Tỳ kheo không được chặt cành bẻ lá, không được dẫm đạp cây cỏ. Phải biết tri ân sự có mặt của từng cội cây bên vệ đường đã cho ta bóng mát và chỗ nghỉ chân. Trong kinh A Hàmchúng ta thấy đức Phật từ việc xử sự với thiên nhiêncon người cho đến những sinh vật bé nhỏ, tất cả đều trân quý nhất mực. Và ngài từng dạy, sự có mặt của chúng ta là một liên hệ không thể tách rời với sự có mặt của mọi loài từ thảo mộc, đất đá cho đến các loài động vật khác. Ngài cũng từng dạy không được hủy hoại sinh mạng, dù là sinh mạng nhỏ bé như con sâu cái kiến. Do vậy, tâm từ bi không phải chỉ dành cho đồng loại, mà phải được mở ra, trải rộng đến mọi tầng lớp, đến muôn loài. Nếu chúng ta chưa thiết lập được tinh thầncăn bản này trong đời sống thì tiến trình tu tập của chúng ta khó có thể vươn cao hơn được.

Khi ta đến với những trung tâm tu học là mong nếm được chút hương vị của Phật pháp, để làm giàu cho đời sống tâm linh, làm cho đời mình hạnh phúc. Mà nếu muốn hạnh phúc có mặt trong đời sống, chúng ta cần phải được hun đúc tâm thức yêu thương, tấm lòng rộng mở từ thuở bé.

Tấm lòng mở ra với tha nhân một không được phân biệt còn được đức Phật chỉ dạy cho tôn giả A Nanlúc đức Phật trên đường vân du khất thực, qua câu chuyện rất dễ thương sau:

Ngày nọ, khi đi ngang qua một thôn nghèo, đức Phật nhìn thấy đám trẻ con đang chơi ngoài đường. Chúng dùng đất cát xây đắp thành trì, kho đụn chứa gạo thóc, giả làm quân lính, vua quan... Ngài bước từng bước rất chậm và dừng lại nhìn chúng. Một đứa bé trong nhóm thấy ngài, nó dùng hai tay vốc một nắm "thóc" trong kho của nó (dĩ nhiên bằng đất), rồi cung kính dâng lên dức Phật: "Con xin cúng dườngđức Cồ Đàm". Đức Thế Tôn mỉm cười đưa bát ra đón nhận nắm thóc (bằng đất) của em bé. Nhận xong, ngài gói nắm đất lại đưa cho A Nan và bảo: "Ông hãy đem nắm đất này về hòa chung với nước rồi quét lên tường tịnh thất của ta". A Nan thưa: "Bạch đức Thế Tôn, đất này ở đâu cũng có, duyên cớ gì mà đức Thế Tôn phải cẩn trọng như vậy?". Đức Thế Tôn dạy: "Ông nên biết, dù là đất, nhưng đây là tấm lòng cung kính của một em bé cúng dường, ta không nên xem thường. Ông hãy làm theo lời ta. Một trăm năm sau khi ta Niết bàn, đứa bé này sẽ có dịp sinh trở lại Ấn Độtrở thành vị quốc vương hộ trìchánh pháp của Như Lai phát triển vượt ra ngoài biên giới Ấn Độ đến những vùng đất khác".

Quả thật, một trăm năm sau khi đức Thê Tôn nhập Niết bàn, tại Ấn Độ có một người được sinh ra với làn da sần sùi và đen như đất, tên là Asoka (A Dục), sau này trở thành vua nước Ấn Độ. Với tánh tình rất hung dữ, ông đã tạo ra bao ác nghiệp để tranh giành vương quyền, bành trướng lãnh thổ, đất đai, gây nên bao thống khổMột lần, sau khi tiến chiếm được một vùng lãnh thổ, nhìn cảnh tan tác của vùng đất mênh mông với xác người chồng chất, máu loang thắm đỏ dưới chân, ánh nắng chiều vàng vọt hắt lên cảnh vật khiến càng nhuộm thêm nỗi thê lương trên bãi chiến trường, và trong giây phút ấy lòng ông cũng là bãi chiến trường ngổn ngang trăm mối. Cuối cùng, ông giác ngộ, ném thanh gươm, trở về thu mình trong cung điện và sau đó, ông trở thành một Phật tử hộ đạo rất thuần thành.
Từ ngày ấy, ông nhất tâm trở về phụng trì Tam Bảo. Ông bắt đầu cuộc lữ hành tìm lại dấu vết của đức Phật. Nơi ngài đã sinh ra, nơi thành đạo, nơi bài pháp đầu tiên, và nơi ngài nhập Niết bàn. Mỗi di tíchông đều cho dựng trụ đá, khắc văn bia để tưởng niệm, lưu dấu. Đặc biệt tại vườn Lâm Tỳ Ni, ngoài trụ đá đã dựng lên, phía sau ông còn chôn một phiến đá khắc dòng chữ: "Nơi đây dòng họ Sakya đã sinh ra thái tử Sỉ Đạt Ta. Con người mang đến hòa bình, yêu thương và hạnh phúc cho cả đất nước rộng lớn này".

Ấn Độ ngày xưa là một đất nước mà tôn giáo mang nặng tính huyền bí, thần quyền. Họ thờ rất nhiều bị thần với tính chất thần kỳ và tôn sùngtin tưởng tuyệt đối, Dù vậy, khi những người Anh đặt bước chân đầu tiên đến vùng đất này, họ không tin đức Thế Tôn là một nhân vật lịch sử có thật. Họ cho đây nhân vật tưởng tượng do cộng đồng người Phật tử thêu dệt, tôn xưng, suy diễn ra mà thôi. Không thể có một con người như thế bằng xương, bằng thịt, có tên tuổi, ngày tháng năm sinh... trên lãnh thổ này... Cho đến khi những nhà khảo cổ người Anh tìm ra được những trụ đá, bia văn ghi khắc rõ ràng, họ mới tin đức Phật là một con người có thật trong dòng lịch sử cổ đại Ấn ĐộDần dần người ta tính được chính xác niên đại, ngày sinh của đức Phật và những thư tịch ghi chép rõ ràng lời dạy của ngài được phát hiện, cho biết tất cả được nói ra từ một con người thực sự có mặt đương thời.

Chúng ta biết rõ được lịch sử của đức Thế Tôn là nhờ công đức của Asoka (A Dục Vương); vị vua sinh ra sau khi đức Thế Tôn nhập Niết bàn một trăm năm. Và thật kỳ lạ, người công bố bản khai sinh để cho chúng ta ngày hôm nay, hằng năm vân tập làm lễ tưởng niệm ngày đản sinh của bậc Đại giác, là những nhà khảo cổ người Anh. Họ đã mang văn minh Châu Âu đóng góp cho sự soi sáng cuộc đời đức Phật, chứ không phải do những người con Phật kiếm tìm, khám phá.

Những điều vừa chia sẻ trên đây cho chúng ta biết rằng qua lịch sửđức Phật là một con người có mặt trên nhân gian này một cách bình thường như mọi con người. Ngài không phải từ trên trời hiện xuống, cũng không phải sinh ra từ hoàng hậu Ma Da còn đồng trinh. Ngài được sinh ra từ một người nữ bình thường. Mẹ ngài trên đường về quê nhà để sinh con theo tục lệ hoàng tộc thời ấy, bất chợt chuyển dạ phải dừng lại bên vệ đường và khi bà đưa tay vin vào cành cây Vô ưu, ngay lúc ấy ngài được sinh ra dưới tán cây, giữa thiên nhiên chứ không phải trong cung son, điện ngọc. Nơi ngài thành đạo cũng không phải là nơi cao sang, mà bên gốc cây Bồ đề. Rồi bằng đôi chân trần, ngài đi khắp cùng thôn trang, làng mạc trong suốt bốn mươi chín năm để thuyết giảng giáo hóaCuối cùng khi sắp lìa bỏ cuộc đời, ngài cùng tăng đoàn ngược về phương Bắc, đến một vùng quê hẻo lánh, nghiêng mình nằm giữa hai cây Sa la mà vào tịch diệt. Ấy là cuộc đời thực, rất đẹp của một bậc Đạo sư.

Dù là con vua nhưng Sĩ Đạt Ta khước từ đời sống của một vị thái tử, khước từ mọi vật chất nhung lụa xa hoa, chọn sống cuộc đời một hành giả khất thực; ôm bát xin ăn, tối ngủ dưới gốc cây hay trong hốc đá. Ngài sống đơn giảnbình đẳng giáo hóa mọi người, mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội. Khi đến tuổi già ngài cũng như chúng ta - đừng nghĩ ngài là một con người với tám mươi vẻ đẹp, ba mươi hai tướng tốt, mà hãy hình dung một ông già gầy gò, da nhăn, chân yếu, cũng đau ốm, cũng có những cơn đau nhức trên hình hài... Và đến khi trả lại thân vô thường này, ngài nào có thi triển thần thônghiển thánh bay vào không gian hay phóng hào quang, mà ngài bị chứng kiết lỵ như mọi người. Cho nên điều đầu tiên là ta hãy có cái nhìn chân thực về đức Phật như một con người bình thường tựa hồ bao nhiêu con người khác. Một con người bình thường đúng nghĩa trong mọn lãnh vực lịch sửđời sốngvăn hóađạo đức, cũng như trong cách hành xử với các môn đồđệ tử.

Đối với nhân gian, sống giữa nhân gian như một con người bình thường; có gia đình, có vợ con, cũng yêu thương, khổ đau, bất an như chúng ta, nhưng ngài tìm ra con đường siêu việt khổ đau cho chính mình và đưa dần chúng ta đi đến hạnh phúc. Ngài luôn đứng trên thân phận con người mà giáo hóa con người. Có một điều chắc chắn rằng khoa học càng tiến xa trên con đường thực nghiệm, loài người càng văn minh tiến bộ thì càng làm cho lịch sử cuộc đời đức Phật thêm đậm nét, sáng tỏ hơn.

Chúng ta có thể thấy rõ trong tất cả kinh sách ghi lại lời dạy của đức Thế Tôn, không một chỗ nào xác định lời ngài nói qua trung gian của thần linh. Tất cả những gì ngài nói ra đều xuất phát từ sự chứng nghiệm của bản thân mình. Điều này đặc biệt khác xa với những vị giáo chủ của các tôn giáo khác. Lời dạy của ngài bình dị, chắc thực, gần gũi với con người và luôn mang đầy tuệ giác. Rất là người. Ngài không viện dẫn tích cách thần linh để con người phải có niềm tin nơi ngài. Ngài đã sống và nhận thứckhổ đau như con người, rồi tìm phương cách thoát khỏi khổ đau, và cuối cùng ngài trút bỏ hình hài như một con người. Các văn bản kinh của truyền thống Đại thừa thường thần thánh hóa ngài qua chuyện kể như khi ngài mới sinh ra đã bước bảy bước trên hoa sen, đã biết nói, có rồng phun nước..., thêu dệtchung quanh ngài bằng những huyền thoại. Trong khi truyền thống Nam tông nói đến ngài thường lột bỏ hết tính cách thần thông, huyền bí... bao quanh, trả ngài về lại là một con người như chúng ta.

Vốn là một con người bình thường mà vươn lên trở thành bậc Giác ngộ, nên những gì đức Phật dạy ở lần đầu tiên cho các môn đồ rất là giản dị, thực tiễn, có thể áp dụng cho mọi người. Với tâm từ bi, ngài giáo hóa khắp mọi tầng lớp, từ hàng vua chúa cho đến bần dân; từ các bà hoàng phi trong cung điện tráng lệ của dòng họ Thích Ca cho đến những cô gái phấn hương (Liên Hoa Sắc), hay thân phận người gánh phân (Ni Đề), hoặc những tay sát thủ khét tiếng (Vô Não)... không phân biệt một hạng người nào. Có thể nói chưa có một bậc Đạo sư nào thương yêu, gần gũi chăm sóc môn đồđệ tử như đức Phật đã làm.

Một lần nọ, đức Phật đi khất thực về, nghe có tiếng rên, ngài hỏi thì giả: "Giờ khất thực của chư tăng, ai ở trong lều mà có tiếng rên như vậy?" A Nan thưa: "Bạch đức Thế Tôn, có một tỳ kheo già bị bệnh nặng không thể đi khất thực được, quý thầy trẻ không dám đến gần vì ông bệnh lâu ngày nằm liệt một chỗ, lở loét rất hôi hám". Thế Tôn im lặng mang bát cơm về tịnh thất của mình xong, gọi A Nan nấu nước rồi cùng ngài đến tắm rửa, lau vết lở loét trên người vị tỳ kheo già kia. Sau đó ngài dạy: "Người tu chúng tađã rời bỏ gia đình, cách ly mọi tình cảm thế nhân, nên cần phải đối xử với nhau như ruột thịt. Hãy chăm sóc cho nhau lúc già, lúc bệnh". Ngài còn dạy thêm: "Thân vốn vô thường, bệnh là do nghiệp". Vị tỳ kheo nghe xong thực tập quán chiếu và chứng đạo quả an lạc.

Trong quá trình văn minh tiến hóa của nhân loại tính đến ngày nay, đối với ý hướng từ bi, có thể nói chưa có một tôn giáo nào tuyên dương và thực hành tuyệt đối như đạo Phật. Người ta cũng chưa tìm thấy một vết đen nào trong dòng chảy lịch sử phát triển của đạo Phật qua thời gian, bởi đạo Phật chưa từng làm tổn hại, đổ máu cho bất kỳ một sinh dân nào trên con đường truyền đạo. Hương từ bi trong giáo lý đạo Phật nhẹ nhàng lan xa, tỏa rộng đã 2600 năm, ngang qua nhiều quốc gia, nhiều địa vực, nhiều vùng văn hóatự nhiên như nước thấm dần vào lòng đất.

Điều tuyệt vời nhất nơi bậc Đại giác là những tuyên ngôn của ngài: Ta chỉ là một người Thầy chỉ đường. Các ông chính là chủ nhân của đời sống mình. Giải thoátan lạc có mặt trong tự thân các ông. Các ông thừa tự nghiệp quá khứ của chính mình. Hoặc: Mỗi người đều nơi trái tim mình một vị Phật. Quay vềnhân ra vị Phật của chính mình thì giác ngộ như ta. Đây là những lời tuyên bố sực kỳ quan trọng. 

Những tuyên ngôn trên của đức Thế Tôn nếu chúng ta biết nắm lấy để tu tập là ta đang trên con đườngquay về. Quay trở về với tâm ban sơ, từ dạo còn non dại cho đến ngày nhận ra được vị Phật trong chính mình. Có ai ta mà thành đạt giải thoát trong tích tắc.

Vầng trăng non dại
Theo ta từ dạo ấy
Ai có ngờ đêm nay...

      (Nhật Chiêu dịch)
Những câu thơ theo thể hài cú của một thi sĩ thiền sư nổi tiếng người Nhật (Basho) ở trên như một lời chia sẻ, cho biết trăng đã theo người lữ hành qua đoạn đường dài "từ dạo ấy". Và trải qua thời gian - thời gian của quá trình tu tập - thì "Ai có ngờ đêm nay..." Câu thơ bỏ lửng với những dấu chấm, nhưng chúng ta có thể thầm hiểu là đêm nay bất chợt trăng đã tròn. Rõ ràng là nó luôn theo ta, theo ta từ lúc đầu khi mới còn là mảnh trăng lưỡi liềm cho đến một ngày ta nhận ra được vị Phật tỏa chiếu, rạng ngời trong tâm. Và có gì hạnh phúc hơn, an lạc hơn khi trở về ngôi nhà năm uẩn của ta và nhận ra được Phật.

Đời sống không có mặt ở phía trước hay sau lưng. Quá khứ dù vàng son cũng đã qua, những mơ tưởng tương lai thì vẫn còn xa vời vợi. Cuộc sống chỉ diễn ra ngay nơi đây, trong giờ phút hiện tại, cho nên từng ngày, từng ngày, chúng ta tu tập làm thế nào khởi phát niềm tự tin mình có khả năng thành Phật. Khi có niềm tin vững chắc vào điều này, ta làm cho năng lực giác ngộ hiện khởi, thì vầng trăng trong tâm tự khắc tỏa chiếu, rạng ngời. Ngay lúc ấy dù vô thường có đến cũng không thể tác động, hủy hoại được thể tánh Phật có mặt trong ta. Người Phật tử thông minh hãy nương vào giáo lý ngộ của đức Thế Tôn đã khơi mở, khéo nhận ra ánh sáng Bụt, nhận ra mảnh trăng tơ nay bất chợt đã tròn:

Mưa tháng năm rơi
Trần gian còn lại
Ánh sáng Bụt thôi.
      (Thơ Basho, Nhật Chiêu  dịch)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2011(Xem: 10148)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
19/01/2011(Xem: 13261)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
19/01/2011(Xem: 7793)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
19/01/2011(Xem: 10048)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
18/01/2011(Xem: 8440)
Một vị Bồ-tát đã viên mãn trong các hạnh nguyện, thì họ đủ khả năng tùy chuyển khắp các quốc độ, và tùy duyên ứng hiện trong các hành vi. Những nơi chốn của các vị Bồ-tát dù ở góc cạnh nào, cũng đều là tịnh độ, vì các Ngài không còn vướng kẹt trong tịnh - uế. Có chăng, chỉ là tâm thức của chúng sanh phân biệt, từ đó, đôi khi hiểu rằng trú xứ của các vị Đại Bồ-tát đang nằm ở đâu đó trên không trung, vượt cao và xa hơn cảnh giới Ta-bà mà chúng sanh đang sống. Thật sự, các Ngài đang ở ngay trong lòng cuộc sống của chúng sanh, ở trong từng mỗi niệm khởi, do vậy bất cứ nơi đâu còn có sự khổ đau và bất an, uy hiếp và thao túng, thì nguyện hạnh của các Ngài chính là vận tốc để hiện hữu phân hành - kiến tạo bình an.
17/01/2011(Xem: 11708)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
17/01/2011(Xem: 17415)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
16/01/2011(Xem: 14474)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
16/01/2011(Xem: 6989)
Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.
15/01/2011(Xem: 6360)
Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét dọn, sắm sửa. Từ Thành phố đến thôn quê, xe cộ nhộn nhịp như mắc cửi. Anh chị em nhà nó, mỗi đứa một nơi, nét mặt vẫn hồn nhiên vô tư cứ như lúc còn ở chung nhà với bố mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com