Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 04

15/08/201721:09(Xem: 5031)
Bài 04

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG 
(4) 

Tác giả: Đức Dalai Lama 
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

HỎICó sự khác biệt nào giữa tâm linh quang và Phật tính?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chúng là giống nhau. Phật tính[1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệhơn đến giáo huấn mật thừa tantra.

HỎICó phải thiền quán chiếu tuệ minh sát hay vipassana là con đường duy nhất để giác ngộ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MATùy thuộc vào ý nghĩa của chúng ta về giác ngộ là gì. Trên một trình độchúng tanghĩ về một tâm giác ngộ như thể hiện phức tạp hơn hay thông tuệ hơn. Nhưng tôi nghĩ giác ngộ có những trình độ đa dạng. Cũng thế tuệ minh sát có những sự đa dạng và trong khi một số hình thức nào đấy là hữu ích trong việc đạt đến những hình thức nào đấy của giác ngộ, thật khó khăn để nói, không có sự hạn chế, rằng qua tuệ minh sát người ta có thể đạt đến giác ngộ. Đây là một câu hỏi khó.

HỎITại sao năng lực của xấu ác lại to lớn hơn thánh thiện?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không nghĩ điều này là sự thậtNăng lực của xấu ác đôi khi là rất mạnh mẽ, nhưng chỉ tạm thời. Về lâu về dài, tôi không nghĩ nó hùng mạnh hơn thánh thiện.

HỎITự ngã và tự trọng là hai cảm xúc xung đột nổi bật trong bản chất con người. Người bình thường rút ra những giá trị tích cực từ hai cảm nhận này qua việc áp dụng hành xả như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, tôi không nghĩ tự ngã và tự trọng nhất thiết là những thuật ngữ mâu thuẩn. Khi chúng ta nghĩ về việc phát triển những phẩm chất tích cực như tâm giác ngộ (bodhicitta) hay vị thachúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một cảm giác mạnh mẽ của tự ngã và tự trọng. Tôi cho rằng chúng ta có thể nói có hai loại tự ngã. Một là tích cực. Một thí dụ của điều này là khi chúng ta phát triển tự ngã của chúng ta, nghĩ rằng chúng ta phải đạt đến giác ngộ để có thể làm lợi ích cho tất cả những chúng sinh khổ đau. Một trong những lời nguyện cầu tôi mến chuộng là , "Khi không gian còn tồn tại, tôi sẽ hiện hữu." Ở đây, chúng ta cần một ý thức mạnh mẽ của 'cái tôi', một tự ngã mạnh mẽ nhằm để hữu dụng cho người khác. Nhưng tự ngã tiêu cực là lòng vị kỷ cực đoan. Tự ngã ấy đưa đến việc làm tổn hại và khai thác người khác.

HỎIAi là đấng tạo hóa, ai tạo ra đấng tạo hóa, và tại sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với những người Phật tử, đấy là vấn đề: một đấng tạo hóa xuất hiện như thế nào? Đấy là tại sao Phật Giáo đồ không công nhận một đấng tạo hóa. Nhưng, dĩ nhiên, như tôi đã đề cập phía trước, chúng tôi tôn trọng khái niệm và tầm quan trọng của nó với những người khác.

HỎINếu chúng ta không phát huy luyến ái hay gắn bó (mà cũng là dính mắc), làm thế nào những mối quan hệ phát triển?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MATình bạn và dính mắc là hai thứ khác nhau. Một trong những người bạn của tôi, một nhà khoa học nguyên tử người Chi lê, một lần đã nói với tôi rằng khi chúng ta tiến hành trong bất cứ sự nghiên cứu và phân tích thuộc phạm vi khoa học nào, chúng ta phải duy trì tính khách quan. Chúng ta phải tiến hành một cách hoàn toàn trong sự phân tích, nhưng cùng lúc ấy, chúng ta phải vô tư. Điều ấy cũng áp dụng ở đây như thế.

HỎIĐiều gì quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để đạt đến một thế giới hòa bình và khoan dung?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ việc đạt đến một thế giới hòa bình phải cần thời gian. Điều ấy phải được bắt đầu tại những trình độ căn bản nhất, với những cá nhân và gia đình, và lớn mạnh từ đấy.

HỎILàm thế nào chúng ta có thể phân biệt giữa lòng bi mẫn ngốc ngếch và lòng rộng lượng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi không rõ ràngLòng bi mẫn ngốc ngếch là thế nào?

THÍNH CHÚNGThưa Đức Thánh Thiện, nó có nghĩa là thể hiện lòng bi mẫn một cách mù quáng, không có đường hướng mục tiêu.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thế thì, một cách thật sự, bi mẫn ngốc ngếch hoàn toàn không phải là lòng bi mẫnhay từ bi.

HỎIThông điệp của ngài gởi cho những nhà chính trị trên thế giới là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hãy chân thật. Hãy ân cần.

HỎIMột người bình thường với những trách nhiệm gia đình đạt đến niết bàn và giác ngộ được không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, không cần phải hỏi về điều ấy.

HỎIChúng ta tìm hạnh phúc chân thật như thế nào?

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo quan điểm của nhà Phật, hình thức hòa bình tối thượng là sự chấm dứt thật sự hay niết bàn. Thể trạng của của sự ngừng dứt thật sự không phải là kinh nghiệm tinh thần thoáng qua. Một khi chúng ta đạt được thể trạng ấy, chúng ta sở hữu một niềm hòa bình và hạnh phúc trường cửu, ổn định.

HỎINgười Phật tử hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng ở Ấn Độ và ở phương Tây như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ngày nay, trong những người Hoa, sự quan tâm về Giáo Pháp đang lớn mạnh, một cách tổng quát, và trong Phật Giáo Tây Tạng nói riêng. Về lâu về dài, điều này là một nhân tố tích cựccho những vấn đề của Tây Tạng. Vì thế, chúng ta phải làm rõ ràng những gì thật sự là truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Đấy là một truyền thống thuần khiết của Na Lan Đà. Nhiều người Ấn Độ tỉnh thức rằng Na Lan Đà là một trung tâm học tập, một nơi cho sự phát triển những truyền thống thông tuệ. Kém may mắnthay, Đạo Phật Tây Tạng đôi khi được trình bày trong những khía cạnh nông cạn của nó, với những mặt nạ và vô số nghi thức. Trong điều này, tôi nghĩ có một hiểm họa thật sự trong việc thấu hiểu sai lầm Phật Pháp. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng rằng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng là một sự tiếp nối của truyền thống Na Lan Đà thuần khiết, sự hiểu sai lạc sẽ không sinh khởi.

HỎIAi phụng sự chúng sinh tốt hơn? Thập địa Bồ tát hay Đức Phật?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi có một yếu tố nào đấy ngớ ngẫn. Nếu một vị Bồ tát Thập địa có trình độkhả năng cho phép một sự so sánh trực tiếp với Đức Phật, ngay câu hỏi về việc trở nên giác ngộ xa hơnkhông phát sinh. Tuy thế, như được nói rằng, một vị Bồ tát Thập địa đã đạt được một trình độ mà trên ấy ngài có thể phụng sự chúng sinh trong một phong cách hoàn toàn có thể so sánh với thể trạng của một vị Phật.

So sánh với những vị Bồ tát trong chín địa đầu tiên[2], một vị Bồ tát ở địa thứ mười ở trình độ cao nhất được gọi là Bồ tát Pháp Vân Địa. Sau địa này là tầng bậc của việc đạt đến giác ngộ, và một sự tôn trọngđặc biệt được biểu lộ cho trình độ bồ tát này (Đẳng Giác Bồ tát[3]). Đôi khi ngay cả danh xưng cũng được gọi là "Phật địa" (the bhumi of the Buddha).

 HỎIThưa Đức Thánh Thiện, khi người ta ngã bệnh, họ trải qua những sự kích động kinh khủng và đánh mất tính hành xảtrầm tĩnh của họ. Chúng tôi quan tâm muốn biết những gì Đức Thánh Thiện trải nghiệm khi ngài không được khỏe?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã ở Bihar, một trong những tiểu bang nghèo nhất. Trong khi tôi đi ngang qua Na Lan Đà, Ragir, Bodhgaya, và Patna, tôi đã thấy nhiều người nghèo khổđặc biệt là những đứa con nít và người già, nhiều người trong họ rất bệnh hoạn. Dường như không có ai chăm sóc những người như vậy. Ở khách sạn Patna, tôi bị bệnh và trải qua những cơn đau kinh khiếp. Nhưng, về tinh thần, tôi bắt đầu quán chiếu trên những người nghèo mà tôi đã thấy trước đây, đặc biệt là những đứa con nít. Thế nào đấy, tâm tư tôi đã chệch hướng khỏi cơn đau. Đấy là một thí dụ về việc thực hành từ bi và có ý thức ân cầncho người khác đã làm lợi ích cho chính mình rất nhiều. Nổi đau của chính mình thế nào đấy bị quên đi.

Thông thường, khi có những sự tập hợp của Phật tửchúng ta tụng lại những câu kệ cho việc phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) và quán chiếu trên ý nghĩa ấy.

Câu thứ nhất liên hệ đến việc tiếp nhận quy y trong Phật BảoPháp Bảo và Tăng Bảo. Câu thứ hai liên hệđến việc phát sinh tâm giác ngộ và vị tha. Và câu thứ ba liên hệ đến việc làm mạnh mẽ và nổi bật những sự thực hành của bồ tát. Thông thường, khi tôi tiến hành một nghi thức ngắn cho việc phát triển tâm giác ngộ, tôi căn cứ trên những câu kệ này.

Quý vị nên quán tưởngtrước tiên nhất, rằng trong sự hiện diện của một tranh tượng thangka hay một hình tượng của Phật, quý vị ở trong sự hiện diện thực sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, trong sựhiện diện của sáu Đức Trang Nghiêm[4] và hai Đức Tối Thượng[5].

ducphatthichca_4

Đức Phật Thích Ca với sáu Đức Trang Nghiêm và hai Đức Tối Thượng

Quý vị quán tưởng rằng quý vị đang thấy tám vị đại đạo sư của Na Lan Đà. Hãy quán tưởng rằng đây không chỉ là hình tượng thangka, mà có ý nghĩa sự hiện diện thật sự của các ngài. Và quán tưởng rằng trong sự hiện của Đức Phật và những đại đạo sư này, những vị đại thành tựu cao cả, quý vị tiếp nhận quy yphát tâm giác ngộ vì lợi ích của tất cả những chúng sinh khổ đau.

Đối với những ai thuộc truyền thống khác, quý vị có thể quán chiếu trên những vị thầy của tôn giáo quý vị.

Lập lại những dòng kệ này ba lần. Tôi cũng đã liên hệ trước đây. Năng lực của những dòng kệ này không bao giờ sai chạy:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sinh
Con luôn luôn quy y
Trong Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi con đạt được giác ngộ.
Được làm cho nhiệt tình bởi từ bi và tuệ trí
Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật
Con phát sinh tâm vì sự tỉnh giác trọn vẹn
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Khi không gian còn tồn tại
Khi chúng sinh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan khổ đau cho trần thế.

Talkotora Indoor Stadium, 2003

Nguyên tác: trích từ chương Cultivating Equanimity của quyển Many Way to Nirvana

Ẩn Tâm Lộ ngày 2011



[1] Phật tánhLinh quang bản nhiên mà tất cả chúng sinh sở hữu, là nhân tố có khả năng để tất cả chúng sinh trở nên giác ngộ bằng việc loại trừ hai chướng ngạichướng ngại cho giải thoát và chướng ngại cho toàn giác.

Buddha nature: The clear light nature of mind possessed by all sentient beings, which is the potential for all sentient beings to become enlightened by removing the two obscurations: the obscuration to liberation and the obscuration to omniscience.

[2] 1- Hoan hỉ địa, 2- Ly cấu địa, 3- Phát quang địa, 4- Diệm tuệ địa, 5- Nan thắng địa, 6- Hiện tiền địa, 7- Viễn hành địa, 8- Bất động địa, 9- Thiện tuệ địa, 10- Pháp vân địa

[3] 11- Đẳng giác, 12- Diệu giác, 13- Toàn giác (Phật quả).

[4] 1- Long Thọ, 2- Thánh Thiên, 3- Vô Trước, 4- Thiên Thân, 5- Trần Na, 6- Pháp Xứng.

[5] Gunaprabha và Shakyaprabha.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 5263)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
25/07/2021(Xem: 5173)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17023)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 4285)
Thế giới lại rối ren vì Delta biến thể Phong tỏa giản cách áp dụng khắp nơi Tâm trạng người dân mỗi lúc lại chơi vơi Đành chấp nhận ... tìm phương pháp nào cùng chung sống ! Đọc sưu tầm, chúng có thể chết nơi tần số cao rung động Thế mà chúng ta vô tình làm tần số thấp đi Nào hãy xem gồm những yếu tố gì ... Chao ôi ! Chính những lúc bất an căng thẳng,
21/07/2021(Xem: 7017)
Vì hiện nay tình hình phong tỏa tại Sài Gòn thật chặt chẽ, rất khó khăn cho chúng con, chúng tôi xin được Phép vào những khu vực cách ly để phát quà, vì vậy chúng con, chúng tôi đã linh động quyết đinh giúp cho những hộ nghèo ở ngoại ô Sài Gòn, những bà con lao động tay chân, buôn thúng bán bưng.. Một khi SG LockDown dài hạn, tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy chúng tôi thiết nghĩ không riêng gì SG mà những vùng lân cận đều bị ành hưởng hết, vì vậy mong các vì hảo tâm hoan hỉ cho quyết đinh này của Hội Từ thiện chúng tôi.. Hôm qua, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 200 hộ nghèo. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc:
19/07/2021(Xem: 5461)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4771)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 4950)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 4844)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4392)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]