Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tha Thứ là Hiểu là Thương

17/04/201707:15(Xem: 5155)
Tha Thứ là Hiểu là Thương
dalai lama-1f
THA THỨ LÀ HIỂU LÀ THƯƠNG
 
Thích Nữ Liên Trí


Trong nội dung điều thứ ba (trong 108 điều dạy), Ngài Dalai Lama dạy rằng, “khi có kẻ gây ra tổn thương cho mình thì không nên do dự một chút nào cả, hãy tha thứ cho họ”.

Dễ nói khó làm

Đây là một việc làm tốt, thế nhưng không dễ làm chút nào. Ta có thể khuyên người khác thực hành điều này vì biết rõ nó đưa đến lợi ích cho nhiều người. Ta nghĩ rằng mình có thể tha thứ dễ dàng khi chưa “đụng chuyện”, khi chưa bị người làm tổn thương. Thế nhưng khi xúc cảnh, bản ngã bị chạm đến, ta nhói đau và sự tha thứ lúc này là cả một thử thách lớn.

Gây tổn thương? Thật ra họ không cố ý mà!

Nếu chỉ chăm nhìn về một hướng là những nỗi đau người khác gây cho ta, ta không thể nào tha thứ được. Cần phải có một hướng nhìn mới hơn, tích cực hơn dựa trên hiểu biết và yêu thương thì trí ta mới đủ sáng, tâm ta mới đủ rộng để có thể tha thứ. 
 
Đây là hướng đức Phật khuyên dạy ta, các bậc tiền bối nhắc khuyên ta từ kinh nghiệm thực tiễn của quý vị và gần nhất là lời khuyên chan chứa ân tình của Ngài Dalai Lama. Ngài dạy rằng, “nếu nghĩ đến những gì đã thúc đẩy họ hành động như vậy thì quý vị tất sẽ thấy rằng đấy chính là những thứ khổ đau mà họ đang phải gánh chịu, chứ không phải là do họ quyết tâm và cố tình làm tổn thương và gây tai hại cho quý vị”.

Để có sự tha thứ chân thật, ta cần thấy được những nỗi khổ đau của người kia, thấy được những gì họ làm đều có nguyên nhân sâu xa từ những tập khí không lành mà do môi trường sống của bản thân người đó tạo nên mà khả năng người ấy không đủ cưỡng lại, hoặc được thừa hưởng từ những hạt giống của ông bà, cha mẹ người đó trao truyền mà họ không có quyền lựa chọn. 
 
Và thật sự họ không muốn làm những điều như vậy, thật sự họ không muốn làm tổn hại đến chúng ta. Họ là người gây ra những lời nói đó, những việc làm đó, nhưng họ cũng chính là nạn nhân của những gì họ nói và làm. Khi hiểu và nhìn ra được họ không cố ý, lòng ta vơi nhẹ hơn nhiều. Khi hiểu họ cũng khổ đau, thậm chí còn nhiều hơn ta, vì những vụng về của họ, ta tha thứ dễ dàng hơn.

Tha thứ là hành động có ý thức

Ngài Dalai Lama dạy tiếp “Tha thứ là một cách xử sự tích cực dựa vào sự suy nghĩ, chứ không hề là một việc bỏ qua cho xong chuyện. Tha thứ là một hành động ý thức, căn cứ trên sự hiểu biết và chấp nhận thực trạng của những tình huống xảy ra với mình”. Sự sống lúc nào cũng chấp nhận ta, nó chỉ chờ ta tự chấp nhận chính mình và chấp nhậnnhững gì xảy ra quanh mình mà thôi. 
 
Tha thứ không có nghĩa là ta bấm nút cho qua để xong chuyện, hoặc gồng mình gánh chịu tất cả những hậu quả từ việc làm của người khác, hoặc tưởng tượng rằng một ngày nào đó những nỗi đau trong ký ức đơn giản là biến mất một cách tự nhiên. Tha thứ thật sự có thể làm được và có ý nghĩa khi ta ý thứcđược mạng lưới chằng chịt nối liền của nhân duyên, của những điều kiện đã tạo nên hành động của mình và của người. Trên cơ sở của sự hiểu biết đó, ta sẽ biết thương mình và người khác nhiều hơn và thật hơn.

Đồng bệnh tương lân

Người ta thường nói “đồng bệnh tương lân”, cùng bệnh biết thương yêu nhau, quả thật như vậy. Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều chưa là người giác ngộ, thì tham, sân, si là tài sản chung của tất cả. 
 
Dưới sự tác động của ba độc này mà ai đó vụng về làm tổn thương đến ta, thay vì giận hờn trách móc, ta khởi tâm thương họ, cũng như thương chính mình, khi chưa thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của tham, sân và si. Khởi tâm thương họ mà tha thứ, khởi tâm thương họ mà cảnh tỉnh mình, khởi tâm thương họ khi thấy sự liên hệ mật thiết giữa mình và người, giữa người gây ra tổn thương và người hứng chịu tổn thương ấy.

Đức Phật có dùng một ví dụ rất hình tượng để diễn tả tính cách liên quan và liên đới, mối quan hệ nhân quả của những sự kiện xảy ra với nhau. Khi nước trong đại dương theo thủy triều dâng lên cao, nước trong các con sông cũng sẽ dâng lên theo; khi nước sông dâng lên, nước trong các hồ lớn, kênh rạch cũng sẽ dâng lên. Khi nước trong đại dương theo thủy triều hạ xuống thấp, nước trong trăm con sông cũng sẽ hạ thấp, và nước trong hồ, kênh, rạch cũng thế. (Tương ưng bộ kinh, tập II, chương I, phẩm 7, kinh số 9 [Sii. 118]) 
 
Sức hút của mặt trăng tác dụng lên khối lượng nước trên quả đất khiến chúng chuyển động rất tương hợp với nhau. Khi một cái này phát khởi lên, sẽ khiến một cái kia có liên hệ với nó phát khởi lên theo. Bất cứ một sự kiện nào có mặt chắc chắncũng sẽ bị điều kiện bởi một cái khác. Cũng thế, tất cả mọi yếu tố có liên hệ đến sự hiện hữu của ta – thân này, tâm này, thế giới trong ta, thế giới quanh ta – đều có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.

Cuộc sống rồi sẽ vui tươi hơn

Cuộc sống luôn vận hành không ngừng, nhưng vì chưa thấu hiểu quy luật vô thường này nên chúng ta thường có nhiều định kiến, chính điều này nhấn chìm chúng ta trong khổ đau do chính mình tạo ra. Như một cuộn phim sống động, cuộc sống sinh động đầy thú vị, ta lại có cái nhìn “chụp hình” ở thế tĩnh. 
 
Lấy cái tĩnh áp đặt lên cái động đã là phi khoa học rồi. Như người ngồi trên thuyền đang vận hành mà đánh rơi thanh kiếm giữa dòng sông, kiếm rơi xuống dòng nước chảy, thuyền vẫn cứ đi, mà ta lại đánh dấu ở mạn thuyền “kiếm rơi tại đây” để rồi khi thuyền cập bờ ta cố công tìm thanh kiếm ngay vị trí đánh dấu ở mạn thuyền thì làm sao có kiếm? 
 
Tha thứ là không “khắc chu cầu kiếm” khi tạo cho người kia cơ hội làm mới tích cực hơn. Tha thứ là ta biết trân trọng giá trị của giáo dục, nhất vai trò của môi trường giáo dục, trong quá trình hoàn thiện con người. Tha thứ, là ta trao cho người từng làm tổn thương mình một niềm tin, một sự tôn trọng cần thiết để họ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Khi có thể tha thứ thật lòng, tình thương như một chất liệu tự nhiên trong lòng của chúng ta có mặt thật sự. Và sự tha thứ, tình thương này chính là nước mát mẻ làm lành những vết thương mà người kia đã làm cho ta đau khổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 6877)
Dù bạn thực hành theo thừa nào trong ba thừa – Tiểu thừa, Đại thừa hay Mật thừa – từ thời điểm bạn bước vào cánh cửa giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới khi bạn thành tựu Chánh giác, bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy tâm linh để thọ nhận các giáo lý
03/10/2012(Xem: 7259)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 8139)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 5250)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 9974)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 5935)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 4609)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
25/09/2012(Xem: 7036)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 5952)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
23/09/2012(Xem: 5248)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567