Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và Thế giới tâm linh

03/04/201709:31(Xem: 8154)
Phật giáo và Thế giới tâm linh



Phat Di Da 2

Phật giáo và Thế giới tâm linh



Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.

 

Đã có nhiều luận bàn trong giới học giả về sự liên hệ chính xác giữa Phật giáo với các đức tin dân gian. Một số học giả chấp nhận một tổng thể tâm linh có cấp bực, trong đó đức Phật là đỉnh cao. Một số chia ra "truyền thống chánh" và "truyền thống phụ thuộc". Tính cách phàm tục của các truyền thống dân gian có thể đối chọi với truyền thống cao thượng và thiêng liêng của Phật pháp. Một số quan sát viên phương Tây, sau đó là các học giả Phật giáo tân thời, cho là sự hiện hữu của các hình thức tâm linh dân gian trong Phật giáo là sự thoái hóa của giáo pháp tinh túy nguyên thủy. Nhưng thật ra, Phật giáo không mấy quan tâm về vấn đề nầy. Phật giáo không phủ nhận các hình thức đó, và chỉ xem đó là những khía cạnh khác của hoạt động tâm linh nhơn loại. Nếu chúng không trực tiếp đối đầu với Phật pháp, chúng ta có thể để cho chúng tự điều chỉnh lấy. Không có sự mâu thuẫn giữa đức tin nhơn quả và sự cúng dường thần thánh để mong cầu hiệu quả như ý. Cũng như không có khác biệt giữa sự yêu cầu giúp đỡ từ vị quốc vương và sự giúp đỡ từ vị bác sĩ. Sự giúp đỡ tâm linh là bộ phận của các liên hệ phức tạp bị chi phối bởi nhiều điều kiện và nhân tố khác nhau. Sự giúp đỡ của thần thánh có thể là thật hay không thật. Nếu là không thật thì ta cần bác bỏ. Sự tương phản giữa các đức tin dân gian và khuynh hướng giảm thiểu hay bác bỏ chúng - chỉ là vấn đề trên bề mặt. Những người theo khoa học Tây phương thường có khuynh hướng chối bỏ sự hiện hữu của các thực thể tâm linh (thần thánh, ma quỉ, v.v...).Phật giáo trái lại tin có các thực thể tâm linh ở nhiều mức độ hiện hữu khác nhau. Trong thực tế, Phật tử theo khuynh hướng cổ truyền đã và đang tham dự phần nào trong các hoạt động thờ phượng ở các địa phương.

 

Phật giáo không chối bỏ sự hiện hữu của thần thánh và ma quỉ. Có những chúng sanh hữu hình và vô hình, cũng như có loại ánh sáng thấy được và loại ánh sáng không thấy được. Chúng ta cần có dụng cụ đặc biệt để thấy được ánh sáng vô hình, cũng như chúng ta cần có giác quan đặc biệt để thấy được các chúng sanh vô hình. Chúng ta không thể chối bỏ sự hiện hữu của họ, chỉ vì không thấy được họ. Những chúng sanh nầy cũng bị sanh tử

chi phối. Họ không ở mãi trong dạng tâm linh. Họ cũng hiện hữu trong thế giới chúng ta đang sống, chỉ có điều chúng ta không thấy được họ. Phật tử là người hướng đời mình theo luật nhơn quả mà đức Phật đã khám phá, nên chúng ta không cần lo âu về sự thờ cúng thần thánh và âm linh. Tuy nhiên, các lối thờ cúng nầy rất phổ thông và được quần chúng quan tâm, nên một số Phật tử đương nhiên có tiếp xúc với những hoạt động đó.

 

Tâm thiện lành là màng chắn bảo vệ chúng ta khỏi sự tà ác. Sự tà ác không thể xâm nhập, trừ phi người  thiện  mở cửa cho chúng vào. Tuy nhiên, người thiện mặc dầu có nếp sống trong sạch và đạo đức, cũng có thể bị nguy hiểm nếu họ tin là năng lực của những âm linh tà ác có thể làm hại họ. Đức Phật không bao giờ dạy chúng ta phải thờ phượng hay sợ hãi họ. Thái độ đúng đắn của Phật tử là hồi hướng công đức và ban rải lòng từ bi đến những âm linh nầy. Chúng ta không làm hại họ và chỉ cầu mong sự tốt lành cho họ, thì không lí nào họ lại nổi giận và muốn làm hại chúng ta. Mặt khác, nếu nhà đạo trong sạch và đạo đức, lại có ý chí mạnh mẽ và sự minh triết - thì người đó được xem là mạnh hơn nhiều so với các âm linh trung bình. Thông thường, các ác linh phải lánh xa, bởi vì chư thần hộ pháp luôn luôn che chở và bảo vệ người tu hành chơn chánh.

 

(“Spirit World”, ‘Seeker’s Glossary of Buddhism’, p. 433-434, Thích Phước Thiệt dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2013(Xem: 13913)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 21998)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14928)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15351)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6361)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
16/12/2013(Xem: 6970)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13603)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 9083)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35882)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10771)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]