Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao tôi yêu thích Phật giáo?

28/03/201706:38(Xem: 9757)
Tại sao tôi yêu thích Phật giáo?


banh xe phap luan

Andrew Williams


Tại sao tôi yêu thích Phật giáo?



 

Gần đây có người hỏi tại sao tôi yêu thích Phật giáo. Sau đây là 7 lý do tại sao tôi yêu thích,

hâm mộ, kính ngưỡng, học tập, thực hành và chia sẻ giáo pháp quý báu của Đức Phật. Có

vài câu trả lời ngắn nhưng ngọt ngào, những câu khác có nhiều chi tiết hơn. Dĩ nhiên tôi có

thể đưa ra nhiều giải đáp và chi tiết khác, nhưng để dễ dàng cho bạn đọc, tôi chỉ đưa ra 7

giải đáp thôi.

 

1) Giải đáp 1:

 

Phật pháp là con đường duy nhất dẫn tới thành quả giác ngộ tối thượng. Trên suốt hành trình,

ta có thể kinh nghiệm được sự an lạc do công đức mình đã làm. Sự an lạc tối hậu được thực

hiện khi ta đạt được giác ngộ tối thượng.

 

2) Giải đáp 2:

 

Thực hành Phật pháp giúp ta hiểu được bổn tâm, đó là cội nguồn của mọi kinh nghiệm.

 

3) Giải đáp 3:

 

Đức Phật không chỉ giải đáp các vấn đề quan trọng của đời sống. Nếu quyết tâm thực hành

giáo pháp của Ngài, chúng ta sẽ đạt được cả hai chơn lý tương đối và tuyệt đối.

 

4) Giải đáp 4:

 

Người Phật tử có tự do suy tưởng, hành động và phát ngôn. Chúng ta có tự do và khả năng

để học tập và thực hành. Chúng ta có tự do và khả năng đánh thức sự minh triết siêu thoát,

tâm bi mẫn quảng đại - và đạt được giác ngộ tối thượng.

 

Tôi muốn chia sẻ với quý bạn là từ thuở bé, tôi đã có cảm hứng sâu đậm để quyết tâm thực

hành Phật pháp và lợi lạc cho tất cả chúng sanh - nhờ các lời dạy rất phổ thông sau đây

của Đức Phật: Tôi mong quý bạn cũng có cảm hứng như tôi để quyết tâm thực hành Phật

pháp và lợi lạc cho tất cả chúng hữu tình.

 

- Đừng vội tin những gì bạn đã nghe chỉ vì bạn đã nghe (nhiều người) nói.

- Đừng vội tin những truyền thống bởi vì chúng được lưu truyền qua nhiều đời.

- Đừng vội tin những gì người khác nói và lan truyền.

- Đừng vội tin những gì được ghi chép trong các sách đạo.

- Đừng vội tin những gì được thầy giáo và các bậc trưởng thượng xác nhận.

 

Nhưng sau khi thẩm sát và phân tích, bạn thấy ra là điều đó hợp với lẽ phải và sẽ đem lại

lợi ích cho mọi người, thì bạn hãy chấp nhận và sống với nó.

 

- Chúng ta là những gì mình tư tưởng.

- Chúng ta là tất cả những gì tư tưởng đem tới

- Với tư tưởng, chúng ta tạo ra thế giới

- Phát ngôn và hành động với tâm ô nhiễm,

- Chướng ngại sẽ theo sau

- Như bánh xe theo chân bò kéo

 

- Chúng ta là do tư tưởng

- Chúng ta là tất cả những gì do tư tưởng

- Với tư tưởng, chúng ta tạo ra thế giới

- Phát ngôn và hành động với tâm thanh tịnh

- Hạnh phúc sẽ theo sau

- Như bóng theo hình, không bao giờ thay đổi

 

Như vậy, chúng ta nên nghĩ cõi đời phù du nầy, như ngôi sao (sắp lặn) lúc bình minh, như bọt nước

trên dòng sông, như tia chớp trong đám mây mùa Hạ, như ngọn đèn leo lét, như bóng ma, như cơn

mộng...

 

5) Giải đáp 5:

 

Phật pháp có tính phổ quát chớ không riêng biệt. Mục tiêu của chúng ta là lợi lạc tất cả chúng

hữu tình, không trừ một ai. Để giúp đỡ mọi chúng sanh, bao gồm chúng ta, đạt được hạnh phúc,

tránh được đau khổ - và đạt được giác ngộ tối thượng càng sớm càng tốt.

 

Phật pháp siêu việt màu sắc, cấu trúc, hương vị, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và quốc tịch.

Phật giáo là cho mọi người, mọi nơi và mọi thời.

 

Điều nầy là hiển nhiên trong khi thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (Bramma Vihara) - tức là Từ, Bi, Hỷ

và Xả (không thiên chấp).

 

Nguyện cho quý bạn được hạnh phúc, thoát khổ và đạt giác ngộ tối thượng càng sớm càng tốt.

 

Mời quý bạn xem thêm những bài thơ đầy cảm hứng sau đây từ vị Đại sư Tịch Thiên, người

Ấn Độ, trong thi phẩm "Bồ-đề Hành kinh"  (ở chương "Dấn thân")

 

Từ bài 7 tới bài 10

 

Bằng công đức mà tôi có được,

Nguyện cho mọi khổ đau của tất cả chúng sanh

Đều hoàn toàn phân tán và tiêu diệt

 

Cho những người bịnh khổ trong cõi đời,

Cho đến khi mọi bịnh tật đều được lành

Nguyện tôi vì họ trở thành

Vị bác sĩ, cô y tá và tất cả lương dược.

 

Mưa xuống ngập tràn thực phẩm và thức uống,

Nguyện tôi đẩy lùi sự đau khổ của đói khát

Và trong những thời kỳ nghèo khổ thiếu thốn

Nguyện cho tôi hiện thành nước uống và thức ăn

 

Cho những chúng sanh nghèo túng,

Tôi nguyện là kho tàng bất tận,

Hiện ra trước họ, trong tầm tay

Với tất cả những gì họ cần...

 

 

 

 

Từ bài 18 đến bài 22

 

Nguyện tôi là người gác cho những kẻ cần an ninh,

Người dẫn đường cho khách bộ hành (lạc lối)

Cho những người cần vượt sông nước,

Nguyện tôi là thuyền bè hay cầu ngang

 

Nguyện tôi là hải đảo cho người cần bờ bến,

Là ngọn đèn cho người cần ánh quang

Một cái giường cho người cần nghỉ ngơi

Một đầy tớ cho người cần giúp việc

 

Nguyện tôi là châu như ý, là bình đủ đầy

Một tiếng đầy năng lực và cách trị bịnh tối cao

Nguyện tôi là cây phép lạ,

Là bò sữa mập cho tất cả chúng sanh

 

Giống như địa cầu và các thành phần phổ biến,

Sống lâu như bầu trời

Cho tất cả mọi loài chúng sanh,

Nguyện tôi là mặt đất luôn cung dưỡng

 

Cho tất cả mọi loài chúng sanh

Xa đến tận giới hạn của bầu trời

Nguyện tôi cung cấp và nuôi dưỡng

Cho đến khi họ thoát khỏi trói buộc của đau khổ...

 

6) Giải đáp 6:

 

Để thức tỉnh các hạng môn đồ có tính tình sai biệt, Đức Phật đã dạy nhiều cách thực hành

tâm linh khác nhau và rất tuyệt vời. Có những cơ sở để phát triển lòng từ ái, sự rộng lượng

và sự nghiêm chánh. Những cách thực hành nầy gồm có sự tỉnh thức về hơi thở và thân thể,

sự tỉnh thức về Thọ (cảm xúc) và Tưởng, sự thực hành mật chú hay sùng tín, phép quán tưởng

và phản tỉnh - và những pháp dẫn đến các tâm trạng tế nhị hay sâu thẩm và quảng đại.

 

Chúng ta là những sinh linh rất khác biệt, cách nầy hay cách khác. Do đó, chúng ta cần tìm đến

những chỉ dẫn về phương pháp, do Đức Phật dạy, đặc biệt thích hợp với hiện trạng và nhu cầu

của chúng ta - rồi quyết tâm thực hành.

 

Chúng ta đều có khả năng thực hành giáo pháp để phát triển lòng bi mẫn vô hạn, sự minh triết

hoàn hảo và đạt đến quả giác ngộ tối thượng.

 

7) Giải đáp 7:

 

Đức Phật đề nghị, mời gọi và khuyến khích mọi người nên tra cứu, phân tích và thử nghiệm

các giáo pháp Ngài đã dạy. Giống như người thợ kim hoàn phải thử vàng xem là thật hay giả.

Không nên tin với đức tin mù quáng.

 

Rồi Ngài khuyên ta nên quyết tâm thực hành và làm việc cật lực để đạt được thành quả của

con đường đạo, đó là sự giác ngộ.

 

Nếu chúng ta làm những điều Ngài dạy, thì sẽ thấy giáo pháp của Ngài rất rõ ràng và đầy đủ

nghĩa lý, Thấy rằng Phật pháp hoàn toàn hợp lý khi được thử nghiệm với sự phân tích phê bình -

và Phật pháp thích hợp với những khám phá của khoa học thời nay. Trải qua hơn 2600 năm,

Phật pháp chưa bao giờ bị chứng minh là sai lầm.

 

Thí dụ như đức tin của Phật giáo về luật Nghiệp báo đã được kiểm chứng và phân tích bởi

nhiều nhà khoa học sáng giá và các Đại sư thành đạt. Giá trị của thuyết nầy được xác nhận

qua thực nghiệm và luận lý. Cho nên ta không nên mù quáng tin theo (bất cứ lý thuyết nào).

 

Mọi hành động của thân, khẩu và ý tạo nên một ấn tượng, một tiềm năng hay hạt giống trong

tâm thức. Những hạt giống tâm nầy được gieo trồng qua ý thức về việc bạn làm, nói hay suy

nghĩ. Những ấn tượng nầy được lưu trên dòng tâm thức và tiếp tục từ lúc nầy đến lúc khác.

Tâm thức ở thời điểm hiện tại đến từ tâm thức ở thời điểm trước đó.

 

Khi các điều kiện phụ trợ được hiện hành, ấn tượng hay tiềm năng nầy sẽ biểu hiện thành nhận

thức hay kinh nghiệm về hạnh phúc hay đau khổ. Chúng ta có thể ví điều nầy như một hạt giống

sẽ phát triển (thành cây và quả) khi có đủ các điều kiện như đất, nước, ánh mặt trời v.v...

 

Nguyện cho tất cả chúng ta có thể thực hiện nền tảng, con đường và thành quả - để mau chóng

đạt được giác ngộ tối thượng.

 

Kính mời quý bạn thưởng thức những bình luận về Phật pháp sau đây từ Albert Einstein:

 

- Khoa học không tôn giáo là què quặt. Tôn giáo không khoa học là mù quáng.

- Phật giáo không cần cập nhật để thích ứng với các khám phá khoa học tân thời.

- Phật giáo không cần đầu hàng khoa học về các quan điểm của mình, bởi vì Phật giáo có thể

thích nghi và vượt qua khoa học.

- "Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó phải siêu thoát các ý niệm thần thánh cá nhân,

tránh các giáo điều và thần học. Bao gồm cả thiên nhiên và tâm linh, nó phải đặt cơ sở trên ý nghĩa tôn

giáo phát xuất từ kinh nghiệm trên mọi sự vật, thiên nhiên và tâm linh, như là một tổng thể đầy ý nghĩa.

Phật giáo đáp ứng được yêu cầu nầy."

- "Nếu có một tôn giáo có thể thích ứng với các yêu cầu của khoa học tân thời, thì đó là Phật giáo"

 

Và sau đây là bình luận của Sử gia  Arnold Toynbee:

 

- "Phật giáo đến với Tây phương có thể xem là một biến cố quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20".

 

Nguyện cho 7 giải đáp của tôi có thể giúp ích và lợi lạc cho tất cả chúng hữu tình.

 

Nguyện cho những giải đáp nầy gây cảm hứng để quý bạn học tập, thực hành và chia sẻ

Phật pháp với tất cả khả năng.

 

Nguyện cho Phật pháp thăng hoa khắp không gian vô cùng tận.

 

Nguyện cho tất cả chúng sanh chóng thành Phật đạo.

 

(Thích Phước Thiệt dịch từ bài “Why I love Buddhism” của Cư Sĩ Andrew William)



Ý kiến bạn đọc
28/01/201901:41
Khách
A Di Đà Phật. Phật pháp nhiệm mầu, vi diệu. Xin mọi người chung tay cùng tôi góp phần khai trương café phật pháp tại quy nhơn nhằm giúp chúng sanh hiểu biết giáo lý nhà Phật. Call me 0913080029
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2016(Xem: 6406)
Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật Tôi viết bài này sau khi mới đến tụng kinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trên đường Phó Đức Chính, quận Tây Hồ TP Hà Nội (rất tiếc rằng tôi không nhớ số nhà là số nào). Tôi viết bởi thấy vừa ngạc nhiên, vừa kính trọng vị giám đốc người Nhật đang điều hành bệnh viện này. Ông tên là Aoyagi Yosuke.
20/01/2016(Xem: 8215)
Nhà Giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản có giá trị. Bồ Tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói rách, bệnh tật. Con đường từ Nhà Giàu đến Bồ Tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Là vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.
15/01/2016(Xem: 9714)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 7344)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11354)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8336)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10260)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7706)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7399)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]