Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Viên và Học Sinh mang Chánh Niệm vào Lớp Học

25/03/201709:13(Xem: 7801)
Giáo Viên và Học Sinh mang Chánh Niệm vào Lớp Học

Giáo Viên và Học Sinh mang Chánh Niệm vào Lớp Học
(Teachers, students bring mindfulness to the classroom)

blank
 
24  giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
Buổi thiền tập này được dẫn dắt bởi các giáo viên San Juan Unified, trong chương trình huấn luyện về thực tập chánh niệm.
"Xin hãy chú tâm và tận hưởng giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây", anh Phẻ Bạch, một giáo viên hóa học tại trường Trung học Mira Loma, người đã tổ chức khóa đào tạo này đã hướng dẫn. "Hãy quan sát và cảm nhận những cảm xúc đang diễn ra xung quanh bạn, và bên trong bạn".
Các nhà giáo dục đã nghiên cứu và tìm tòi các tài liệu và phương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
Sharan Kaur là một giáo viên lớp 1 tại trường Tiểu học Charles Peck, nơi được biết đến là có nhiều học sinh cần sự giúp đỡ.  Đây là một môi trường khá căng thẳng, cô đã chia sẻ.  Là một giáo viên đã dạy được ba năm, cô đã đặt ra mục tiêu cá nhân trong năm nay là luôn ở trạng thái tích cực.
"Có chánh niệm trong mọi việc tôi đang làm, chú ý đến những việc tôi đang làm trong giờ phút hiện tại, và không phản ứng ngay", cô nói, "Hãy bình tâm và ngưng lại vài giây trước khi có phản ứng khi một điều gì đó xảy ra trong lớp học. Lối tư duy đó đã giúp rất nhiều".
Vào ngày thứ sáu vừa qua, cô đã ngồi xếp bằng trên sàn nhà với học sinh của mình trong một vòng tròn. Các em được yêu cầu chuyền một quả bóng đến người bên cạnh, và nhìn vào mắt nhau khi làm việc đó.
"Chúng ta để ý gì về đôi mắt của bạn mình?" Cô Kaur hỏi. "Hailey?"
"Họ đang nhìn…đang có cảm xúc", em học sinh trả lời.
Bài thực tập buổi sáng này đã giúp học sinh tập trung và tạo một không khí bình an trong lớp học của mình, cô Kaur nói. "Tất cả chúng ta đều cần sự cảm thông.  Khi về nhà, các em sẽ thực tập và thật sự để ý đến những cảm thọ của các em, các em đang cảm thấy thế nào? sáng nay các em đã cảm thấy thế nào?  Chúng ta cùng thực tập và cho người bạn của mình biết là họ đang hiện diện, chúng ta thật sự đang nhìn thấy họ”.
Cô Kaur cũng bắt đầu dạy cho học sinh của mình tập thiền bằng cách sử dụng một cái chuông nhỏ.
"Sẽ có 10.000 điều chúng ta phải nắm hết trong ngày", cô nói. "Cần dành thời gian để tiếp nhận mỗi điều và khai thác sâu vào”.
Anh Phẻ Bạch hy vọng rằng khi các giáo viên thực tập chánh niệm thì sẽ có một sự tác động hữu ích đến các trường học.
Anh Phẻ đã thực hành chánh niệm trong nhiều thập kỷ, nhưng bắt đầu học thiền định chuyên sâu hơn trong khi hoàn tất học vị tiến sĩ hai năm trước đây. Anh cũng hướng dẫn các khóa đào tạo chánh niệm trên toàn tiểu bang của Hiệp hội Giáo viên California. Anh Phẻ và những người cùng hỗ trợ, cô Teresa Tolbert, gặp nhau trong nhóm Thành viên Lãnh đạo Giảng dạy (Instructional Leadership Corps).
Cô Teresa dạy tiếng Anh tại trường Trung học Rio Americano và ca ngợi tác dụng của bài tập thở chánh niệm trong lớp học của mình - từ 60 giây tới ba phút.
"Ở trường tôi, các em là những học sinh có hiệu suất học tập cao. Họ chia sẻ với tôi về mức độ căng thẳng và lo âu cao của họ. Rất nhiều trong số các em chỉ ngủ bốn hoặc năm giờ một đêm ", cô nói. "Khi tôi thực hiện hơi thở chánh niệm trước các bài kiểm tra, rất nhiều em đã cho tôi thông tin phản hồi tích cực".
Trong một thế giới với nhịp độ nhanh chóng, cô hy vọng rằng việc học các phương pháp thực tập chánh niệm này sớm sẽ có tác dụng lâu dài cho các em.
"Tôi nghĩ rằng đó là một kỹ năng sống cho các em. Trẻ em có thể đuợc hướng dẫn lúc còn nhỏ để giúp chúng đối phó với những căng thẳng của đại học và công việc sau này”.

Dịch bởi: Thuỳ Trang
http://phebach.blogspot.com/2016/09/teachers-students-bring-mindfulness-to.html
 
Teachers, students bring mindfulness to the classroom
Two dozen teachers sat in a circle, their backs straight and eyes closed, as soft music played. A voice walked them through steps to clear their minds.
 
“Take a slow, deep breath in, and slowly exhale.”
 
This guided meditation was part of a recent training on mindfulness, led by and made for San Juan Unified teachers.
 
“You focus on the here and now,” explained Phe Bach, a chemistry teacher at Mira Loma High School who facilitated the training. “Self-cultivation and self-observation of what’s going on around you, and within you.”
 
Educators explored resources to develop their own mindfulness, as well as activities and strategies to help students practice mindfulness.
 
Sharan Kaur is a first-grade teacher at Charles Peck Elementary, a Title 1 school with many high-needs students. It can be a stressful environment, she said, and as a third-year teacher she set a personal goal this year of staying positive.
 
“It’s being present in whatever I’m doing. Paying attention to what I’m doing now, and not being reactive,” she said. “Just thinking and taking a second before responding when something happens in the classroom. That mindset helped a lot.”
blank
On a recent Friday, she sat crossed-legged on the floor with her students in a circle. The children were asked to pass a ball to one another, pausing to look at each person in the eye.
 
“What are we noticing about their eyes?” Kaur asked. “Hailey?”
 
“How they’re looking...feeling,” the girl responded.
 
This morning exercise has helped students focus and sets a tone in her classroom, Kaur said. “We all need acknowledgment. They take that home and start to really look at What are they feeling? What kind of morning did they have? You’re acknowledging that the person is present and you’re seeing them.”
 
Kaur is also beginning to teach her students meditation using a small bell.
 
“There’s going to be 10,000 things we’ve got to cover in the day,” she said. “It’s taking the time to move through it and dig deep.”
blank
Bach hopes that as more teachers embrace mindfulness, there will be a positive effect on school culture.
 
He has been practicing mindfulness for decades, but began to study meditation more intensively while completing his doctorate in education two years ago. He also leads statewide mindfulness trainings for the California Teachers Association. Bach and his co-facilitator, Teresa Tolbert, met as Instructional Leadership Corps members.
Tolbert teaches English at Rio Americano High School and praises the effects of mindful breathing exercises in her classroom — ranging from 60 seconds to three minutes.
 
“At my school, they’re high-performing students. They tell me of their high stress and anxiety levels. A lot of them are sleeping four or five hours a night,” she said. “When I implemented mindful breathing before tests, a lot of kids gave me positive feedback.”
 
In an increasingly fast-paced world, she hopes that learning these techniques early will have a lasting impact.
 
“I think it’s a life skill for them. Kids can learn early to help them cope with the stresses of college and the workforce.”
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8035)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12444)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14207)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12661)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14444)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12484)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7004)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7796)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9894)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8263)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]