Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt của cuộc đời

15/03/201708:25(Xem: 15827)
Xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt của cuộc đời

VongtronThien


Xin hãy bước ra khỏi 
vòng tròn tẻ nhạt của cuộc đời
Toại Khanh
 

Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !

 
Một người sống giữa thiên hạ phải có chút hình thức tươm tất, vì ít nhất hai lý do là tự trọng đối với mình và tôn trọng người khác. Nhưng không gì thảm bằng việc suốt đời cứ bận tâm vì vẻ ngoài, sợ bị chê xấu, thích được khen đẹp. Xin vài lần nhìn quanh mình xem, mình ăn mặc trang điểm ra sao thì thiên hạ có ai thèm nhìn đâu, và sau những cái nhìn thoáng qua của họ, có ai về rồi vẫn còn nghĩ đến mình. Trừ phi mình quá sức đặc dị mà thôi. Tin tôi đi !

Làm gì cũng phải có thầy và bạn. Trong chuyện tu học cũng vậy. Nhưng không gì thảm bằng cảnh một người suốt đời nhắm mắt đi theo một pháp môn hành trì mà chính mình chỉ hiểu biết mơ hồ, trong khi lý do của sự đáng tiếc đó chỉ đơn giản là niềm tin hay tình riêng với ai đó. Đời ta rẻ đến vậy hay sao ? Trăm năm đâu phải tấm giẻ rách mà coi thường quá vậy !

Xin làm ơn nhớ giùm chuyện này: Nhẹ dạ, lười suy nghĩ, cuồng tín đều là mẹ ruột của các tín ngưỡng mù quáng, những hệ thống chính trị ngu xuẩn tàn độc. Chính những người dân thiếu suy nghĩ đã dọn chỗ cho bạo chúa, độc tài về đày đọa họ.

Phật pháp nói chung, hay nói riêng giáo lý A Tỳ Đàm chẳng hạn, hoàn toàn có thể dung nạp được mọi trình độ. Vì vậy không gì thảm bằng việc học đạo theo cách thuộc lòng trả bài rồi đem giới thiệu cho người khác. Đối với một người dạy đạo thiếu Phật duyên và Phật chất thì bằng cấp học vị hay uy tín đối với quần chúng đôi khi chỉ là khối thuốc nổ tăng mức sát thương mà thôi.

Phật pháp qua cách hiểu nông nổi rất dễ bị xem là ngô nghê buồn cười. Thầy trò khi đó giống hệt đám trẻ lấy ngọc quý đem chơi đánh đáo hay trò ô quan. Tinh hoa tuệ giác của một đức Phật đâu phải tầm thường đến thế. Nghĩ mà đau lòng lắm vậy!

Thiền Quán hay Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Toàn bộ kinh điển chỉ có một lý tưởng duy nhất là xác định nhận thức này. Phật giáo Miến Điện tô đậm nhận thức đó bằng việc dạy và tu Tứ Niệm Xứ. Pháp môn này không phải là đặc sản của riêng họ như cách nói của một phóng viên Tây Phương: Các xứ khác có máy móc hay nông lâm thuỷ khoáng sản để xuất cảng, Miến Điện có thêm pháp môn Tứ Niệm Xứ để đưa ra thế giới bên ngoài.

Người đến Miến Điện tu thiền Quán không giống như kẻ đến Ấn Độ để học Yoga hay qua Tàu học khí công. Ta sang Myanmar để tìm một bối cảnh thích hợp, như ra bờ biển để chạy bộ vậy. Và không gì thảm hơn một người qua đây chỉ vì phong trào: Đi cho sang, cho thỏa tò mò, cho giống người ta.

Ở đâu cũng vậy, tu Quán là để thấy mình là gì và đang ra sao. Đủ duyên thì thành thánh, kém duyên một chút thì cũng được an lạc hiện tiền. Ta khổ vì nhiều hiểu lầm quá, về mình và về người. Tu thiền là để hiểu đúng hơn, về ta và về đời.

Chuyện đã hết đâu. Giáo lý chưa thông, ngôn ngữ bất đồng, người ngoại quốc đến thiền viện Miến Điện phải lệ thuộc người phiên dịch để tương thông với thiền sư. May gặp người dịch có trình độ Phật học thì OK, xui mà gặp tay ngang thì cứ như muốn mua mít chín mà nhờ cậy người nghẹt mũi. 

Vậy mà nghe đâu có khối người sau một hai khóa tu thiền Quán ngắn hạn ở Miến Điện trở về đã mặc nhiên trở thành những hành giả có cầu chứng (marque deposee/ trade mark). Thiên hạ thích thì cứ, nhưng bản thân thiền sinh có lẽ nên quên đi. Nếu không thì còn gì thảm hơn !
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2014(Xem: 7924)
Những ai hành trì pháp Theo chánh pháp khéo dạy sẽ đến bờ bên kia Vuợt ma lực khó thoát. PC.86. Đạo Phật là con đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.
24/12/2014(Xem: 8111)
Vị khách Tăng được mời đến đạo tràng Thọ Bát Quan Trai của chùa Linh Thứu trong khóa tu mùa đông năm nay, không ai xa lạ, đấy là Thầy An Chí đến từ xứ Na Uy nơi biệt danh là xứ lạnh tình nồng, lạnh đến nỗi chỉ ăn kem ngoài trời mới cảm thấy ấm áp mà thôi.
24/12/2014(Xem: 6772)
Để nhận thức về thế giới hiện tượng bên ngoài, con người thường dựa hẳn vào 5 giác quan của mình như là 5 công cụ tìm kiếm hiện thực vậy. Nhưng 5 giác quan này là luôn tạo ra “một thế giới cảm giác” luôn thay đổi. Do đó Phật giáo mới nói 5 căn hiệp với 5 trần là gây đau khổ tưng bừng. Vì trong ngoài gì cũng thay đổi chạy ngược chạy xuôi hết mà. Cho nên về việc tu tập, trước tiên chúng ta phải biết kiểm soát 5 căn này, bằng cách đừng cho nó tiếp xúc với trần cảnh nhiều quá, mà làm rối lòng chúng ta thì sẽ rất khó tu.
24/12/2014(Xem: 8745)
Bạn đừng quy Phật Pháp Tăng ngoài cửa miệng. Khi quy y thì tâm bạn với Phật là một. Bạn đừng quên sống với tâm tỉnh giác, sống với tâm tỉnh giác, chính là quy y Phật vậy. Khi quy y thì tâm bạn với Pháp là một. Bạn đừng quên mọi an lạc đều là do tâm không còn phiền não đem lại. Quy y với tâm không phiền não là quy y Pháp vậy.
22/12/2014(Xem: 9206)
Cuộc sống đời thường của nữ tu Tây Tạng Ngoài lúc thiền, hay tụng kinh, các ni cô được làm những công việc mình yêu thích như vẽ tranh hay nói chuyện điện thoại cùng bạn bè.
21/12/2014(Xem: 7764)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
21/12/2014(Xem: 7736)
Câu chuyện thứ nhất nói về một người được coi như là một vị Bồ Tát của nhân loại. Đó là bà Melinda Gates. Bà sinh năm 1964. Chồng bà là ông Bill Gates sinh năm 1955. Ông là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Khối tài sản của ông có khi lên tới 77, 8 tỉ USD.
19/12/2014(Xem: 15550)
Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói với BBC ông cho rằng có thể mình sẽ là người cuối cùng giữ cương vị này. Tuy nhiên ông nói cũng là điều tốt nếu như truyền thống nhiều thế kỷ nay dừng ở "một vị Đạt Lai Lạt Ma được nhiều người tôn kính". Ông cũng cho rằng Anh quốc đã nhẹ tay với Trung Quốc quanh các vụ biểu tình mới đây vì lý do tài chính. Ông nói: "Túi tiền của họ ít nhiều đang trống rỗng, vậy nên họ quan trọng việc quan hệ chặt với Trung Quốc vì lý do tiền bạc". Đức Đạt Lai Lạt Mamới đây đã bị Đức Giáo hoàng từ chối tiếp khi ông tới tham dự một cuộc họp dành cho những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome. Vatican giải thích đây là vì "tình hình tế nhị" với Trung Quốc.
15/12/2014(Xem: 7799)
Là người phàm, không ai tránh khỏi những tệ nạn sai phạm tầm thường, tuy nhiên cũng không hiếm những tu sĩ làm chủ được bản thân, không để hành động đi ra ngoài luật nghi của nhà Phật. Và cũng rất may, kẻ phạm giới hoặc tạo ra tai tiếng phần lớn là các tu sĩ trẻ.
10/12/2014(Xem: 6766)
Mấy năm nay tôi hầu như không đọc báo. Báo giấy thì không mua (và cũng không biết mua ở đâu). Báo mạng thì phần lớn là các tin tiêu cực. Tôi chỉ đọc các trang phật giáo mà thôi. Ngoài ra, nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, tích cực nhất, hợp với tôi nhất là facebook. Lý do đơn giản rằng tôi chỉ kết bạn với những ai có tư duy tích cực, những ai là Phật tử và những người thích đọc sách. Chính bạn bè trên facebook đã lọc tin giúp tôi rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]