Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Giới Đàn Thánh Thiên tại Làng Mai Thái Lan

22/02/201722:54(Xem: 7753)
Đại Giới Đàn Thánh Thiên tại Làng Mai Thái Lan

ĐẠI GIỚI ĐÀN THÁNH THIÊN tại Làng Mai Thái Lan

 28 sadi len TD nhan gioi lon thanh Ty Kheo

Trong 5 ngày từ 21 đến 25 tháng 2 diễn ra ĐẠI GIỚI ĐÀN TÁNH THIÊN tại Làng Mai Thái Lan, Parchong, cách Băng Cốc chừng 300 km. Đại giới đàn vô cùng long trọng, uy nghiêm, linh thiêng và tràn đầy năng lượng. Lần đầu tiên trong đời con được dự ĐẠI GIỚI ĐÀN nên rất xúc động và có những ấn tượng mạnh khó diễn tả trên câu chữ.

Trong suốt cả tuần lễ trước ngày khai đàn, quý Hòa thượng, Thượng tọa, quý vị xuất sỹ cũng như  cư sỹ từ khắp thế giới đã đổ về đây. Từ Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Công, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Pháp, Đức,… Rất đông. Trước đó chúng con, những cư sỹ được ở trong nhà nhưng trước ngày khai đàn 4 ngày, tất cả được chuyển ra ở lều. Thế mà con có cơ hội trải nghiệm ngủ giữa núi, mây, ngủ với trăng sao, ngủ bên chim bướm, ngủ dưới gốc cây. Thật là thú vị và đặc biệt.

Sáng thứ 3, ngày 20/02 là ngày đầu tiên của Đại Giới Đàn. Tất cả chúng con, như thường lệ, vẫn thức giấc lúc 4 giờ sáng để tọa thiền tại thiền đường chính và sau đó đi thiền hành. Rồi chúng con di chuyển đến 2 bên lối vào thiền đường Vách Núi để chuẩn bị đón quý Hòa thượng, Thượng tọa và chư vị xuất sỹ từ thiền đường Vách Núi tiến về thiền đường chính. Không khí thật trang nghiêm và thanh tịnh. Bầu trời yên lặng. Chỉ có tiếng chim hót. Trời vẫn chưa sáng.
Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh

Lễ rước quý Hòa thượng và quý thầy bắt đầu trong tinh thần hòa hợp của tứ chúng. Trời còn đêm. Khí trời tinh khiết và trong lành vô cùng. Chúng tôi đứng yên lặng, chắp tay búp sen, theo dõi hơi thở, cung kính. Đi đầu là quý Hòa thượng, Thượng tọa, sau đến các tỳ kheo, tỳ kheo ni, rồi sa di, sa di ni, cuối cùng là cư sỹ chúng tôi nối theo.
Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 2Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 3Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 4Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 5

Khi đoàn lễ về đến chân thiền đường thì trống bát nhã nổi lên. Mặt trời cũng ló rạng. Ngày mới đến thật rồi. Thật oai nghiêm. Hạnh phúc trong tôi trào dâng.

Buổi sớm mai khi mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên đã là lễ Khai Đàn. Quý Hoà thượng, Thượng tọa và quý thầy, quý sư cô xuất sỹ ngồi trên thiền đường tầng 2. Chúng cư sỹ ngồi tầng 1 để theo dõi buổi lễ qua màn hình lớn. Thật long trọng và uy nghiêm.
Ve den TD thi tia nang dau tien chieu len và trong bat nha

Buổi chiều là lễ truyền giới Tiếp Hiện, tức Bồ Tát giới, 14 giới cho 23 giới tử. Như vậy là có 23 quý sư chú, sư cô đã được nhận bồ tát giới trong buổi chiều ngày đầu tiên của Đại Giới Đàn. Một điểm thú vị rằng, ở đạo tràng Mai Thôn, cả quý suất sỹ và cư sỹ tại gia đều có thể nhận 14 giới để học hỏi và thực hành, để phụng sự và cống hiến.

Buổi tối sư cô Chân Không có buổi thuyết giảng rất thực tế, rất sống động về ý nghĩa 5 giới cho quý vị cư sỹ tại gia.

Sớm nay tất cả cũng vẫn thức giấc lúc 4 giờ sáng và ngồi thiền, tụng kinh và đi thiền hành. Núi đồi và thiên nhiên mênh mông của tu viện như hòa cùng tứ chúng. Chim hót vang trời như chào đón ngày đặc biệt của Đại Giới Đàn.

09h00 sáng nay, bắt đầu lễ lớn truyền giới cho 28 tỳ kheo. Chúng cư sỹ chúng con vẫn ngồi tầng 1 theo dõi trên màn hình. Quý Hòa thượng, Thượng tọa và chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sadi ni ở trên tầng 2.Rất hạnh phúc.

Bình thường tại đại lễ đàn truyền giới tỳ kheo, quý vị sadi và sadi ni cũng như chúng cư sỹ không được tham gia. Tuy nhiên Sư ông Thích Nhất Hạnh và quý thầy Làng Mai quyết định cho chúng con được có mặt tham dự đến khi truyền giới.

Đây là lần đầu tiên con được trực tiếp dự Đại Giới Đàn truyền giới lớn. Các phần đầu như dâng hương, tán Phật, lễ Phật và các vị Bồ tát, tụng kinh Bát nhã,… chúng con được chứng kiến và cùng thực tập nên rất xúc động. Chúng con được thấy thầy truyền giới Hòa thượng Chí Mãn, cùng quý thầy Yết ma, thầy Giáo thọ cùng quý thầy chứng minh. Bây giờ con mới hiểu về ý nghĩa của “tam sư thất chứng”. À ra là vậy.

Đúng 09h30 thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất hiện. Thầy đến chứng minh cho đại giới đàn. Khi Thiền sư đến, chúng con đang làm lễ nên không có những bức ảnh chụp Thầy gần và đẹp. Tiếc thay. Nhưng có lẽ tâm thanh tịnh của chúng con cũng đã như đang được bên cạnh thầy và tất cả chúng con thấy an lạc lắm.
Thay Nhat Hanh o thang may len thien duongThay Nhat Hanh o thang may len thien duong 1Thay Nhat Hanh o thang may len thien duong 2

10h15 là phần Tác pháp Yết mà và truyền đại giới tỳ kheo nên chúng con phải rời thiền đường. Thật hạnh phúc cho 28 quý si di chính thức được thọ giới lớn và trở thành các thầy Tỳ kheo. Ngồi thiền trên núi An Ban con thấy an lạc vô cùng.

15h00 chiều nay là đại giới đàn truyền giới Tỳ kheo ni cho 30 vị xuất sỹ nữ. Cũng tại thiền đường lớn. Chúng con cũng vẫn tham gia đến phần Tác pháp Yết ma. Thật hạnh phúc.

Trong hai ngày 23 và 24/02 là lễ truyền đăng cho các quý thầy, quý sư cô chính thức trở thành giáo thọ. Như vậy sẽ có thêm các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni được trở thành giáo thọ. Đây là lần thứ 2 con đươc dự lễ truyền đăng. Lần trước vào năm 2013 và cũng tại Làng Mai Thái Lan do thiền sư Thích Nhất Hạnh trực tiếp truyền đăng. Cũng rất linh thiêng và màu nhiệm.

Điềm khác biệt ở đạo tràng Mai Thôn là quý cư sỹ cũng có thể trở thành giáo thọ để giảng pháp. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các quý vị cư sỹ giáo thọ vẫn là người phương tây. Rất ít quý cư sỹ người Việt Nam được trở thành giáo thọ. (Mà nếu có thành giáo thọ thì ở Việt Nam, quý cư sỹ giáo thọ vẫn chưa được phép giảng pháp).

Ngày 25/02 là ngày cuối cùng của ĐẠI LỄ ĐÀN TÁNH THIÊN. Đại chúng được nghe các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni mới nhận giới chia sẻ về cảm xúc của mình. ĐẠI GIỚI ĐÀN TÁNH THIÊN kết thúc và con cảm nhận rất rõ ai cũng hoan hỷ và tràn đầy năng lượng.

Thật xúc động bởi lần truyền giới lớn lần này có các quý thầy người Mỹ, Pháp, Đức, Ucraina, Malaysia, Hà Lan,… đã trở thành tỳ kheo, tỳ kheo ni. Như vậy Phật giáo Việt Nam của chúng ta đang lan tỏa rất nhanh và rất mạnh đến toàn thế giới thật rồi. Ngày xưa thiền sư Khương Tăng Hội đã truyền Đạo Phật sang Trung Quốc còn ngày nay thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mang đạo Phật Việt Nam ra khắp thế giới. Còn gì hạnh phúc hơn.
Thay Nhat Hanh chung minh

Tự nhiên con nhớ đến 4 câu thơ của lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi rằng:

Hoa đẹp hôm nay, mai sẽ tàn
Không gì vĩnh cửu, để đeo mang,
Phước nghiệp mới theo mình mãi mãi,
Tạo phước đường tu, sẽ vững vàng
.

Trên bầu trời xanh có đám mây rất đẹp, nhưng dù cho đám mây đẹp cách mấy cũng bị gió thổi tan mất. Một hạt tuyếtrất đẹp, nhưng gặp lò lửa thì cũng tan ngay. Vườn thượng uyển rất rộng và có một đóa hoa tuyệt diệu nhưng sớm nở tối tàn.

Ở tu viện nơi chúng con đang có mặt, hiện nay đúng là có trời xanh, mây trắng rất đẹp, có hoa nở khắp nơi, có cây xanh bạt ngàn, có chim ca hát ngày đêm. Thật tuyệt vời. Nhưng tất cả sẽ vô thường. Vậy nên chúng con đang ráng tu, gắng tu, ngày đêm thực hành lời Phật dạy.

Chúng ta đã bày ra các cảnh thế gian, nghiệp mê dẫn chúng ta vào cảnh, từ đó chịu không biết bao nhiêu nỗi khổ trong vòng sinh tử luân hồi.

Chúng con đang rất hạnh phúc và quyết tâm tu tập để từng bước giác ngộ và giải thoát. Dù là cư sỹ tại gia nhưng chúng ta hãy cùng nhau học đúng chánh pháp và thực hành miên mật nhé quý vị và các bạn.

 

Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2019(Xem: 14967)
“Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói: "Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!" Vị Thầy hỏi: – Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
14/01/2019(Xem: 7792)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - (phần 13) vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột[1] cho đến vật âm mình! Nguyễn Cung Thông[2] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như lòng, bụng, dạ, ruột thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách dùng hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
14/01/2019(Xem: 6800)
Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanh và phong văn.
11/01/2019(Xem: 6230)
Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết một cái đã thành ma, thây ma. Chính vì thế đám ma là nghi thức hoặc tục lệ để khóc than, để tang, thăm viếng, tiễn đưa hoặc chôn cất, hỏa thiêu người chết.
11/01/2019(Xem: 6653)
Sống chung với nghịch cảnh, đương đầu với chướng duyên, gẫm ra đó cũng chính là một pháp môn tu trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật truyền dạy. Người đã tu học theo Pháp Phật thì chẳng còn lạ gì chuyện “sống chung” và “đương đầu” này! Nhờ chướng duyên mà ta mới thấm thía được lý nhân quả. Nhờ nghịch cảnh mà ta mới nhận thấy rõ vô thường.
09/01/2019(Xem: 5533)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
09/01/2019(Xem: 5504)
Thơ Báo Ơn Khóa Tu Báo Ơn năm nay Chúng con tu tập những ngày mùa đông Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
09/01/2019(Xem: 10252)
Ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời Làng Mai Thái Lan về Đà Nẵng. Hai ngày sau, chiều 28/10, Thầy đã về chùa tổ Từ Hiếu trong sự chào đón của các học trò cũng như tăng ni, Phật tử ở Huế. Chuyện này thì ai cũng biết và các báo đài đã đưa tin rất nhiều.
08/01/2019(Xem: 8081)
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
08/01/2019(Xem: 7818)
TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tác giả, dịch giả và người hiệu đính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]