Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

11/02/201720:11(Xem: 5880)
Phần 2

 HIỂU VỀ NHÂN QUẢ  (2)

"Dục tri tiền thế nhân-kim sanh thọ giả thị - dục tri lai thế quả - kim sanh tác giả thị". -muốn biết nhân trước đây, hãy xem đời sống hiện tại, muốn biết quả kiếp sau, hãy xem hành động hiện tại.

Đó là cách nhận xét chung chung. Đời sống hiện tại sung túc đầy đủ do nhân quá khứ bố thí giúp đỡ chúng sanh, hoặc tiết kiệm phẩm vật, xài tiền chính đáng, không phóng đãng, vung tiền qua cửa sổ...như vậy rất nhiều nguyên nhân để đưa đến quả hiện tại.Chỉ trừ người cực thiện hoặc cực ác mới không đầu thai kiếp người; cực thiện lên cỏi trời, cực ác xuống địa ngục.

                                                       ***

Mang thân người hiện tại, nhân quá khứ có cả thiện lẫn ác. Nếu thiện nhiều hơn ác thì cuộc sống tương đối thoải mái, ác nhiều hơn thiện thì cuộc sống khốn đốn vất vả. Thiện cũng tùy theo thiện, thiện do bố thí cúng dường, thiện do phục vụ chúng sanh vô ngã, thiện do cứu vớt mọi sinh vật đang lâm vào cảnh chết chóc hoặc đói khổ, thiện do tu tập chân chánh, thiện không hề sát sanh...Muôn hình vạn trạng việc thiện thì cũng sẽ có quả báo tương ứng cái thiện, nhưng còn tùy thuộc các duyên tiếp cận mà quả báo thiện có sai biệt, thế thì đừng nhìn thấy kẻ giàu sang bảo là duy nhất do kiếp trước bố thí cúng dường. Cái ác cũng thế, do hình thức tạo ác quá khứ, gặp trợ duyên hiện tại, quả báo có thể sai biệt. Nếu quá khứ tạo ác, hiện tại tu tập chuyên cần, quả báo ác không có dịp phát triển, thì nó sẽ xuất hiện trong cơn ác mộng, đó là cách trả quả nhẹ cho những hành giả chuyên tu tinh tấn.Hoặc giả nếu hành giả trong một thời khắc lơ đểnh  thiếu chánh niệm thì quả báo sẽ đến dưới bất cứ hình thức nào, minh chứng rõ nét  trong trong kinh Từ Bi Thủy sám mà ngài Ngộ Đạt Quốc sư, sau khi sát hại đồng nghiệp, do ăn năn hối lỗi, chuyên tu tinh tấn suốt nhiều đời nên oan hồn không theo báo oán được, đến khi được nhà vua thỉnh giảng trên pháp tòa sang trọng, khởi tâm vọng tưởng liền bị oan hồn nhập vào đầu gối làm thành mặt người, đau đớn vô cùng, nhớ lại lời một Thánh tăng căn dặn trước kia, ngài lên núi tìm giòng suối mà rửa oan, chuẩn bị rửa thì mụt ghẻ mới nói nguyên nhân ngài bị mụt ghẻ nơi đầu gối, ngài ăn năn sám hối, hồi hướng công đức cho oan hồn, từ đó oan gia mới chấm dứt. Như vậy nhân giết người không hẳn sẽ bị người giết lại, quả báo còn do ngoại duyên và nội phúc mà chuyển quả báo qua hình thức khác; đây không phải là lối bù trừ kiểu vay mượn mà do phước lực chuyển hóa nghiệp lực. Một giảng sư nổi tiếng có hàng vạn đồ chúng từng giảng cho thính chúng theo kiểu bù trừ như vậy, nếu tạo phước 5 mà ngiệp ác 10 thì phước hết mà nghiệp ác chỉ còn 5. Đây là lối suy diễn của đầu óc thế tục tính toán theo kiểu vay mượn.

Tội hay phúc từ tiền kiếp, kiếp nầy không hẳn trả quả hay hưởng phước một cách máy móc mà còn tùy điều kiện sinh hoạt của đương sự có tạo thêm tội hay gia tăng làm phước, do y báo nơi điều kiện của xã hội thì quả báo sẽ được chuyển hóa dưới một hình thức nặng hoặc nhẹ khác nhau. Trong tập tranh nhân quả quyến 1 của T. Chân Quang có nêu: Thái độ yêu quý tôn trọng mọi người thì gương mặt khả ái phúc hậu; Thọ nhiều ân nghĩa-nặng lòng nhớ thương;Thọ nhận tài vật bất chính, liên lụy tai họa với người ta;khinh chê người quá đáng,bệnh độc không ai dám lại gần; bất hiếu với cha mẹ, mồ côi sớm; Trong truyện tranh nhân quả số 3: Thấy người bị hoạn nạn mà không giúp-Bị mù; biết người oan ức không bênh vực-bị câm; nghe người khó khăn nhưng làm ngơ- bị điếc; miệng không nói nhưng trong lòng hay chê người- bị tai  biến mất trí; không trung thành, đọa làm chó để học lại sự trung thành. quyển 4: Tôn kính cúng dường bậc thánh-đắc đạo cao siêu;khuyên người làm phước hành thiện-sau nầy người kia hưởng phước chia sẻ lại cho mình; Người hay giảng dạy về nhân quả chuẩn xác- được sinh lên trời; bắt công nhân đứng làm suốt ngày- bị liệt chân; tôn trọng mọi người- tài năng của thiên hạ dồn về mình.
HVNQ-2-1

Qua 4 cuốn truyện tranh của T. chân Quang, có lẽ đương sự suy diễn theo cảm tính thế gian hơn là đặt trên căn bản giáo lý nhân quả của nhà Phật. Nếu là tâm lý xã hội thì chấp nhận được, nhưng đôi khi quá thừa không cần thiết, ví dụ quyển 2:xả nhiều xà bông, thuốc tẩy xuống ao hồ- nhà ở trong vùng nước hôi, đó là chuyện đương nhiên cũng như người ở quá dơ sẽ sanh ghẻ vậy.
HVNQ-2-5

Lần lượt ta phân tích một số đoạn tiêu biểu: "Thái độ yêu quý tôn trọng mọi người thì gương mặt khả ái phúc hậu";  Nhưng chư Tăng dạy cúng dường hương hoa, tâm hồn luôn vui tươi, hoan hỷ trước mọi nghịch cảnh, không đố kỵ ganh ghét...thì phước báu hiện qua khuôn mặt chứ không hẳn chỉ yêu quý tôn trọng mọi người.

"Thọ nhiều ân nghĩa-nặng lòng nhớ thương" đây chỉ là tâm lý xã hội không thuộc nhân quả nhà phật.
HVNQ-2-2

"Thọ nhận tài vật bất chính, liên lụy tai họa với người ta" làm sao biết tài vật đó bất chánh nếu họ không nói, chỉ có kẻ trong cuộc đồng phạm thì mới liên lụy theo luật pháp chứ không phải nhân quả theo nhà Phật.
HVNQ-2-3

"khinh chê người quá đáng,bệnh độc không ai dám lại gần". Cái nầy phải xét lại.
HVNQ-2-4

"bất hiếu với cha mẹ, mồ côi sớm" chứ không phải sau nầy bị con bất hiếu lại sao? Tách rời mẹ con, đàn bầy, hay giết khỉ mẹ bắt con, bắt cóc trẻ con...đều là nhân lãnh hậu quả mồ côi. Tóm lại rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ bất hiếu.

"Thấy người bị hoạn nạn mà không giúp-Bị mù" Vậy là hàng vạn người bị mù đều là hàng vạn người thấy người hoạn nạn mà không giúp? cũng thế - "biết người oan ức không bênh vực-bị câm; nghe người khó khăn nhưng làm ngơ- bị điếc". Đây chỉ là lối răn đe, giáo dục xã hội chứ không chỉ thuần về nhân quả của nhà Phật.
HVNQ-2-7HVNQ-2-6

" miệng không nói nhưng trong lòng hay chê người- bị tai  biến mất trí;"Vậy số người bị tai biến hiện nay trên toàn thế giới không phải do thực phầm độc hại, do môi trường sống..mà đều do trong lòng chê người?
HVNQ-2-9

"không trung thành, đọa làm chó để học lại sự trung thành".Chuyện kể vào thời Đức Phật đi khất thực đến nhà người Bà La Môn, chó trong nhà cứ sủa, Phật mới cho gia chủ biết kiếp trước con chó nầy là người chồng trong nhà chôn giấu hủ vàng dưới gầm giường nên phải đọa làm chó để giữ của. Theo C.Q thì ai không trung thành đều đọa làm chó hết???
HVNQ-2-10

"Tôn kính cúng dường bậc thánh-đắc đạo cao siêu" Vậy ai muốn đắc đạo cao siêu, khỏi cần tu tập, cứ cúng dường các bậc Thánh, và nếu như vậy, chỉ có những đại gia, những nhà giàu mới đủ điều kiện để đắc đạo cao siêu???
HVNQ-2-11

"khuyên người làm phước hành thiện-sau nầy người kia hưởng phước chia sẻ lại cho mình". Giống kiểu hùn vốn kiếm lãi, góp gạo nấu cơm chung của thế tục. Chuyện khuyên người làm phúc hành thiện là phước của việc khuyên người làm việc thiện, còn người được khuyên có hành hay không, hành nhiều ít là tùy người đó, chả lẽ khuyên làm thiện mà họ không làm rồi mình cũng mất phước sao???

"Người hay giảng dạy về nhân quả chuẩn xác- được sinh lên trời" thế người giảng dạy về nhân quả không chuẩn xác thì về đâu? Địa ngục!

"bắt công nhân đứng làm suốt ngày- bị liệt chân;" đây là lối hù dọa của chế độ cộng sản thời tiền sử. Ngày nay công nhân làm theo hợp đồng, tăng ca đều hưởng lương phụ trội. không ai lợi chẳng ai thiệt thì sao phải liệt chân. Vậy là bao nhiêu người liệt chân đều bắt công nhân làm suốt ngày!!!bó tay.
HVNQ-2-12

"tôn trọng mọi người- tài năng của thiên hạ dồn về mình." Vậy là khỏi học tập, khỏi rèn luyện, cứ việc tôn trọng mọi người thì tài năng của họ dồn hết về cho mình? lý luận phản nhân quả,các giảng sư nghe xong chắc muốn bỏ nghề giảng sư, vì đã có một giảng sư quá cao siêu như thế đang đầu độc quần chúng.

Còn rất nhiều điều để phân tích cái nguy hiểm hiểu nhân quả như vậy, mất thì giờ nên tạm ngưng phân tích. Tuy nhiên nếu thuần tâm lý xã hội thì 4 quyền nhân quả góp phần răn đe cho giới bình dân, còn giới trí thức thì mỉm cười bái bai.

                                                       ***

Trong đời người không ai chỉ thuần thiện hoặc thuần ác ngoại trừ bậc Thánh. thế thì giả thử một người làm 50% thiện và 50% bất thiện thì họ đi về đâu, cuộc sống họ sẽ như thế nào? Dĩ nhiên khi thọ ác báo thì không thể nói quá khứ họ chưa từng làm việc thiện, chỉ nhìn thấy họ thọ nạn mà bảo là họ từng làm bất thiện, vậy  việc thiện họ đã làm thì để đâu? Nhân quả không đơn thuần nhìn hiện tượng mà kết luận như đinh đóng cột.

Dưới nhãn quang nhân quả của nhà Phật, nhân quả trùng trùng duyên khởi, đó là vấn đề cần cẩn trọng mà không nên phát biều tùy hứng. Còn nhiều vấn đề phức tạp ta cần bàn sâu hơn nữa.

MINH MẪN

07/02/2017      (CÒN TIẾP)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2017(Xem: 7752)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15726)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10082)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
07/03/2017(Xem: 8065)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Ngài nói: “Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
07/03/2017(Xem: 10198)
Chỉ là ngày giỗ bình thường như bao ngày giỗ khác của mọi người. Nhưng tôi, với những bạn bè bên cạnh tôi hiện nay, đó là những giây phút chạnh lòng bên mớ hành tranh và cũng là của cải trên suốt quảng đường đời hơn nữa đời người sống và cống hiến cho đạo pháp. Dù chỉ là tờ giấy, cây viết nhưng đó là gia sản to lớn chắt chiu có được mỗi khi chợt giựt mình ngồi suy tư nhìn lại.
07/03/2017(Xem: 8156)
Trong Phật giáo, có một sự thảo luận về những vết tích của nghiệp. Nói một cách chính xác thì dấu ấn ấy rất mơ hồ. Nó không phải là vật chất cũng không phải là tinh thần, nhưng hầu hết ở trong hình thức hùng mạnh, như là tiềm năng. Hầu như chúng ta có thể cho rằng đó là hình thái thuộc tính liên tục của tiềm thức. Khi nói về tiềm thức, đôi lúc nó được hiểu trong phạm vi hạt giống hoặc tiềm năng, đôi lúc nó hoàn toàn là một dấu ấn, nghĩa là có một cái gì đó in hằn rong ý thức của chúng ta, những dấu vết khiến chúng ta phải hành động trong một cách chắc chắn.
07/03/2017(Xem: 12218)
Đừng sống như một kẻ không biết gì về thế giới xung quanh. 1) "Đừng sống như cá trong chậu" Cái câu nói này có nghĩa “đừng chỉ thu lu trong thế giới của minh”, là một câu cách ngôn được thốt ra khỏi miệng tôi khi tôi giảng pháp cho một lớp học cách đây một vài năm tại một khoá tu học Phật pháp nửa ngày được tổ chức mỗi nữa tháng. Lớp này chỉ đơn giản được gọi tên là 'Hỏi và Đáp' và chúng tôi đặt tên lớp học sao cho liên quan đến chủ đề được bàn thảo cho đến khi kết thúc lớp học. Chủ đề là do câu hỏi của sinh viên nêu lên quyết định.
03/03/2017(Xem: 8893)
Phật tử hỏi: Kính bạch Hòa Thượng con có những thắc mắc cuối mong Hòa Thượng từ bi dẫn giải cho chúng con được rõ, rất đội ơn thầy. 1. Trong kinh Địa Tạng và kinh Vu Lan, Tự Tứ dạy cúng dường chư Tăng 10 phương thì có thể cứu được cha mẹ ông bà 7 đời được sanh về Nhân Thiên, còn hiện tại cha mẹ được phước lực tiêu khiên và ghi có chúng sanh sắp mạng chung nếu thân quyến tu nhân duyên thắng thọ thì các tội ác người mạng chung thảy đều tiêu sạch.
27/02/2017(Xem: 12779)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]