Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Diệu Đế

06/02/201722:23(Xem: 7582)
Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế

 tu-dieu-de

GS Nguyễn Vĩnh Thượng

 

Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong các bậc cao minh lượng thứ và sẽ phủ chính cho những sai lầm. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT

 

Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca đặt trọng tâm là "Tứ Diệu Đế" / Bốn Sự Thật Cao Thượng/ nhằm giúp chúng ta nhận thức được thực tại đời sống của con người và đưa ra con đường để hướng dẩn đến chỗ giải thoát khỏi những  điều bất hài lòng trong cuộc đời.

Trong bài này tôi sẽ trình bày:
I. Nội dung của Tứ Diệu Đế.
II. Nhận xét những lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế.
III. Kết luận.

 

I. Nội dung của Tứ Diệu Đế

Tứ Điệu Đế là 4 chân lý cao thượng gồm có:

1."Chân lý về duhkha" (Pa. dukkha, Av. the noble truth of duhkha), thường gọi là Khổ đế (the noble truth of Suffering). Các đại sư Trung hoa đã dịch duhkha là khổ (Hán. 苦,Av. suffering) từ hàng ngàn năm trước. Thành thử đại chúng đều quan niệm trọng tâm lời Phật dạy là "Đời là bể khổ" (Life is suffering). Quan niệm này đã ảnh hưởng trong văn chương và đời sống của dân chúng:        

        "Thoát sinh ra thì đà khóc chóe,
           Trần có vui sao chẳng cười khì."

             (Nguyễn Công Trứ, Chữ Nhàn)

Như vậy cuộc đời bị nhìn qua một cặp kính màu đầy những kinh nghiệm kinh khủng và bi quan. Đây là một sự hiểu lầm về "giáo lý của Đức Phật", về trọng tâm triết học của Phật giáo. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu Phật học cho rằng Phật giáo là chủ nghĩa hư vô, là chủ nghĩa yếm thế.

Duhkha (Pa. Dukkha), Đức Phật đã dùng trong Kinh Chuyển Pháp luân, có một nghĩa rất rộng không chỉ giới hạn bởi các ý niệm như khổ sở (suffering), đau đớn (pain), buồn rầu (sorrow), chia ly (social alienation), lo âu (anxiety), căng thẳng (stress), điều không hài lòng (dissatisfaction) . . . Ví dụ như bịnh hoạn, già, chết, chia lìa, mất mát người thân yêu, bị bắt buộc sống với người mà mình không ưa thích ... Chúng tôi xin đề nghị chúng ta dùng chữ điều không hài lòng (dissatisfactoriness) để thay thế tiếng Hán Việt khổ.

Phản nghĩa của dukkha (Pa.) là sukha (Pa.). Theo chiết tự thì su = tốt, kha = cái lổ tròn của trục bánh xe; nếu lổ trục tốt thì xe ngựa sẽ di chuyển dễ dàng và ngựa sẽ kéo xe với tốc độ cao mà không bị trở ngại gì cả. Sukha thường được dịch là không trở ngại, là hạnh phúc (happy).

Hai ý niệm dukkha và sukha có một sự liên hệ với nhau. Nếu chúng ta chưa trải nghiệm về dukkha (không hài lòng, khổ đau ...) thì chúng ta khó nhận thức một cách sâu sắc và đánh giá đúng mức trải nghiệm về sukha (không trở ngại, hạnh phúc). Sukha được định nghĩa là trạng thái tự do xa lìa khỏi tham, sân và si; còn dukkha được định nghĩa là còn tùy thuộc vào ngũ uẩn, ngũ uẩn thì biến đổi liên tục. Đức Phật không bảo chúng ta phải bỏ sukha. Nói khác đi cuộc đời không chỉ có khổ mà cũng có những lúc con người được sung sướng (joyful) được hạnh phúc (happy). Ví dụ như: thi đậu, được học bổng đi du học, làm việc được thăng quan tiến chức, cưới được người mình yêu, ngay cả trong lúc làm tình (sexual intercourse) cũng cảm thấy sung sướng . . . Nhưng Đức Phật cho rằng hạnh phúc, sung sướng thì không kéo dài lâu, thay đổi luôn, do đó rồi dukkha, những điều không hài lòng, lại đến.

Đức Phật nói: mọi vật đều thay đổi, đều vô thường (every thing is impermanent) thì không chỉ Sukha bị thay đổi luôn mà dukkha cũng thay đổi luôn. Trong văn học Việt Nam, chúng ta cũng thấy diễn tả những thay đổi này:
                "Số khả bĩ rồi thời lại thái,
                  Cơ thường Đông hết hẳn sang xuân."

                (Nguyễn Công Trứ, Vịnh cảnh nghèo)

hoặc trong thành ngữ: "Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai" (Đã qua giai đoạn gian khổ và bắt đầu thời kỳ hưởng sung sướng).

Trong Kinh chuyển Pháp luân, Đức Phật nói "dukkha" đã xuất hiện trong đời sống bình thường qua các  hoàn cảnh như sau:
1.Những điều kiện không được hài lòng về sự thay đổi về vật và sinh lý như già, bịnh và chết.
2.Những điều kiện không được hài lòng về những cảm xúc tâm lý như buồn rầu, sầu khổ vì bị mất mát lớn người thân qua đời, thất tình, tình duyên trắc trở, mất mát tài sản, mất việc làm, mất chức . . .
3.Những điều không được hài lòng như phải sống với những người mình không ưa thích, hoặc sống trong hoàn cảnh mình không ưa thích.
4.Những điều không hài lòng như sự mong cầu điều gì mà không đạt được, thất vọng vì công danh lận đận, đau buồn vì bị thua cuộc trong canh bạc hoặc trong trò chơi chánh trị...
5.Con người thường bám víu vào những sự sung sướng, hạnh phúc vì nghĩ rằng nó sẽ kéo dài lâu, nhưng thật ra chúng dựa vào những điều kiện vật lý biến đổi luôn luôn và những điều kiện tâm lý cũng biến đổi luôn luôn trong đời sống hằng ngày. Những điều kiện vật lý-sinh lý và tâm lý đều được hợp thành bởi "ngũ uẩn", mà ngũ uẩn thì tùy thuộc lẫn nhau và biến đổi không ngừng, vì vậy con người sẽ trải nghiệm những điều mình không bằng lòng. Khi đang sung sướng hay hạnh phúc (sukha) thì đau đớn hay âu lo (duhkha) như đang ẩn tàng; và ngược lại, cứ như thế mà xen lẫn tiếp tục không ngừng.

Lão Tử (老子, Trung Hoa, sống khoảng ở thế kỷ 4 tr. CN), trong quyển Đạo Đức Kinh  (道德經) đã có ý tưởng tương tự: 祸  兮 福 之 所 倚,  福 兮 祸  之 所 伏 (Họa hề phúc chi sở ỷ; phúc hề, họa chi sở phục) chương 58, có nghĩa là "Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa". Như vậy họa rồi phúc, phúc rồi họa cứ xen lẫn tiếp tục không ngừng. Nói khác khi gặp may phải phòng cái rủi ro do cái may ấy đưa đến, hoặc ngược lại; trong vinh quang ắt có nhục, và ngược lại. Bởi vậy, Nguyễn Công Trứ , trong bài thơ " Vịnh Cây thông" đã viết "Khi vui muốn khóc/Buồn tênh lại cười".

Heraclite cũng có ý nghĩ tương tự:  "Những trận đại thắng là những trận đại bại" (Les plus grandes victoires sont les plus grandes defaites).

Nói tóm lại, duhkha không phải là một ý niệm trừu tượng, chúng ta ai ai cũng trải nghiệm qua duhkha trong cuộc đời của mình, có lúc nhẹ, có lúc nặng. Vì vậy Đức Phật giảng nguyên nhân của duhkha/ của tình trạng không được hài lòng.

Khi tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật Thích ca, chúng ta biết rằng khi Ngài còn là Thái Tử Siddhartha Gautama thì Ngài đã sống khép kín trong hoàng thành của vua cha nên Ngài đã không biết đời sống thực tế của con người bình thường như bịnh hoạn, chết chóc và đau khổ cho đến khi Ngài đi ra ngoại thành và chứng kiến được thực tại của cuộc đời như lão, bịnh, tử và các tăng sĩ tu khổ hạnh. Qua 4 trải nghiệm này, Ngài đã bắt đầu hiểu được cuộc sống ở xung quanh Ngài. Do đó Ngài đã quyết định xuất gia để đi tìm phương cách cứu giúp đời. Sau khi Ngài giác ngộ, Ngài liền thuyết giảng lời dạy của mình ở Vườn Lộc Uyển (Deer Park):

"Này các thầy Tỳ Kheo! đến khi Như Lai thấu triệt Bốn Diệu Đế/ Bốn Thánh Đế (insight and understanding of the Four Noble Truths/Four Holy Truths), về 3 phương diện (three stages) và đủ mười hai phương thức(twelve aspects) một cách hoàn toàn sáng tỏ thì đến lúc đó Như Lai mới xác nhận trước thế gian này gồm có cả chư Thiên (Gods), Ma vương (Maras), Phạm thiên (Brahmas), Đạo sĩ (Recluses), Giáo sĩ Bà-la-môn (Brahmans), Con người (Humans) và loài ngoài hạng con người nữa (Some-One) rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và rằng lúc ấy tri kiến và nhãn kiến phát sanh thì tâm của Như Lai được giải thoát và không còn lay chuyển. Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai, Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh nữa."
(Xem bài Kinh chuyển Pháp luân, dịch và chú của NVT)

2.Nguyên nhân của Duhkha (Sameda Duhkha, Av. the cause of Duhkha), đây là chân lý cao thượng thứ hai.

Duhkha là hậu quả của các lòng ham muốn, những đòi hỏi các điều mà chúng ta cho là hạnh phúc, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng mãi mãi những gì chúng ta đang có; và rồi những điều này thay đổi làm chúng ta không hài lòng.
Lòng tham luyến còn đưa đến sự bám chặt vào tư tưởng, quan điểm, lý thuyết và niềm tin. Chính nó sản xuất ra chủ nghĩa giáo điều (dogmatism), những thành kiến, cố chấp. Đây cũng là điều gây ra nhiều "những sự không được hài lòng" hoặc khổ sở cho người khác.

3.Diệt trừ duhkha (Nirodha Duhkha, Av. the cessation of Duhkha), đây là chân lý cao thượng thứ ba.

Trong bài "Kinh chuyển Pháp luân", Đức Phật nói:
"Này các Thầy Tỳ Kheo! Đây là chân lý cao thượng về sự diệt trừ khổ đau. Đó là sự chấm đứt lòng ham muốn, không còn luyến tiếc."

Các phiền não, ham muốn, lòng luyến tiếc cần phải được diệt bỏ. Trong "Kinh Chuyển Pháp Luân", Đức Phật đưa ra ý niệm về Nirvana (Pa. Nibbana; phiên âm Hán Việt, Niết-bàn). Nirvana nguyên gốc có nghĩa là thổi tắt lửa (blowing out/ putting out/ extinguishing a lamp or fire), thổi tắt đèn để chấm dứt lửa cũi. Trong ý nghĩa triết học và tâm linh thì Nirvana có nghĩa là chấm dứt các phiền não, chấm dứt lòng ham muốn, chấm dứt lòng luyến tiếc để đạt được tình trạng an nhiên tự tại. Nirvana là sự chấm dứt tam độc: tham, sân và si. Nirvana không do một yếu tố nào sản sanh ra nên Nirvana được gọi là một trạng thái không có điều kiện nào chi phối cả.

Nirvana đạt được bởi Bát Chánh Đạo là con đường đưa tới tận diệt duhkha ở "Chân lý Cao thượng thứ tư".

4.Con đường dẩn đến sự diệt trừ duhkha = Bát Chánh Đạo. Đây là chân lý cao thượng thứ tư.

Trong bài "Kinh Chuyển Pháp Luân", Đức Phật đã chỉ dẩn con đường dẩn đến sự diệt trừ duhkha:
"Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo(*1) (Hán-Việt. 八正道, Sa. Ārya 'ṣṭāṅga mārgaḥ, Pi. Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, Anh. Eightfold path).
Bát Chánh Đạo là con đường có 8 chi nhánh (eightfold) là: 1.-Chánh Kiến (
正見, Pa. Samma ditthi, Anh. Right view), 2.-Chánh Tư duy (正思唯, Pa. Samma sathkappa, Anh. Right intention), 3.-Chánh Ngữ ( 正語 ,Pa. Samma vaca, Anh. Right speech), 4.-Chánh Nghiệp (. 正業 , Pa. Samma kammanta, Anh. Right action), 5.-Chánh Mạng (正命 Pa. Samma ajiva, Anh. Right Livehood), 6.-Chánh Tinh Tấn (正精進, Pa. Samma Vayama, Anh. Right Effort), 7.-Chánh Niệm (正念, Pa. Samma sati, Anh. Right Mindfulness), 8.-Chánh Định (正定,  Pa. Samma Samadhi, Anh. Right Concentration)."
(Xem bài Kinh Chuyển Pháp Luân dịch và chú của NVT)

Đức Phật giải thích 'Tứ Diệu Đế" như là một phương pháp để trị liệu một cơn bịnh của Bác sĩ Y khoa:
         1.Thứ nhất là ý thức về triệu chứng của cơn bịnh (the sympton).
         2.Thứ hai là phân tích tìm hiểu nguyên nhân của cơn bịnh (the Diagnosis).
         3.Thứ ba là sau khi phân tích nguyên nhân cơn bịnh thì tìm phương cách cứu chữa cơn bịnh  
             (the prognosis).
         4.Thứ tư là đưa ra toa thuốc để chửa trị cơn bịnh (the prescription).

"Bốn Chân lý Cao thượng" này đã chỉ dẩn một hành trình từ một con người có đời sống bình thường, được coi là có đặc tính duhkha ẩn tàng để tiến đến đời sống được tự do, an bình và hạnh phúc mà Đức Phật gọi là đạt được Nirvana .

 

II.-Nhận xét những lời Phật dạy trong "Tứ Diệu Đế":

             Nếu xét "Tứ Diệu Đế" theo nguyên lý nhân quả thì chúng ta có thể sắp xếp như sau:
               *2.Nguyên nhân (cause): duhkha do lòng tham luyến.
                 1.Hậu quả (effect): duhkha là một thực tại có thực nơi con người, sự            
                    không bằng lòng, sự khổ sở, là hậu quả của lòng ham luyến.

                **4.Nguyên nhân (cause): Bát Chánh Đạo.
                   5.Hậu quả (effect): Diệt bỏ được duhkha, chấm dứt sự tái sanh và đạt
                     được Nirvana.

Vào thời đại của Đức Phật, các hiền triết đã đưa ra hai giải pháp khi con người đối đầu với duhkha (những điều không bằng lòng, sự khổ sở . . .) như sau:

              1. Tìm cách thay đổi những điều kiện hay hoàn cảnh không vừa ý, tìm những gì vĩnh cữu để đặt niềm tin vào đó.
              2.Chấp nhận sống với duhkha.

 

Đức Phật thì dạy rằng "mọi vật đều vô thường" (every thing is impermanent) và không có tự tánh, nên Ngài đã đề nghị con đường để con người vượt khỏi duhkha là hãy bỏ ý nghĩ cho rằng mọi vật luôn luôn giữ y nguyên bản tính của nó, tức là hãy bỏ ý nghĩ rằng mọi vật là thường hằng, hãy bỏ ý nghĩ cho rằng mọi vật thì độc lập và có tự tánh. Như vậy con người hãy thay đổi quan niệm của mình, đừng đi ngược lại luật vô thường của vũ trụ.

Thật ra thì việc diệt bỏ hẳn lòng ham muốn thì không phải dễ dàng thực hiện, tuy nhiên chúng ta có thể tiết giảm lòng ham muốn như quam niệm của Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858):

                     "Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
                       Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn."
                            (Nguyễn Công Trứ,  Chữ Nhàn)
         (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ,
           Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhà.)

Ngày nay, chúng ta nhận thấy người đời khi đối đầu với duhkha thường có thái độ nhu sau:
         "Đứng trước sự thất bại, trước hoạn nạn, con người có thể có thái độ, có triết lý về cuộc đời khác nhau:
           1.      Chấp nhận: con người cho rằng tại số trời, tại định mệnh đã an bài: “Học tài thi phận”, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
           2.      Coi như một bài học kinh nghiệm: con người cho rằng thất bại là một kinh nghiệm sống có ý nghĩa nhờ đó mình có thể vươn lên sự thất bại để đi đến sự thành công trong tương lai. Người quân nhân thua trận có thể cho rằng: “can cường trong chiến bại”.
           3.      Không thể chịu đựng: con người đăm ra chán đời, thấy cuộc đời là phi lý. Do đó, con người hoặc phản kháng lại cuộc đời, hoặc đi tu, hoặc tự tử, hoặc rời khỏi quê hương đi tìm tự do v... v...
           4.      Đi tìm cái thành công trong sự thất bại: con người cho rằng ý nghĩa của cuộc đời không phải chỉ ở chỗ thành công hay thất bại mà ở nơi sự cố gắng, ở nơi nổ lực phấn đấu và chiến đấu không ngừng: “Đừng lấy thành bại mà luận anh hùng”.
  (xem bài "Đạo Phật như là một triết học hay như là một tôn giáo" của NVT)

Cùng một triết lý về cuộc đời luôn bị duhkha ẩn tàng. Hai nhà viết bi kịch Sophocles (Hy lạp, khoảng 496 - khoảng 406 tr. CN) và Aeschylus (Hy lạp, khoảng 524 - khoảng 455 tr. CN) đã lập lại một điệp khúc để cảnh báo người đời rằng: "Không có người nào tự cho rằng mình hạnh phúc cho đến khi người ấy chết" (Let no man (or woman) count himself (or herself) happy until he (she) is dead.). Như vậy, người Hy Lạp ngày xưa đã thấu hiểu rằng đời sống thì có nhiều biến cố, có nhiều chuyện xảy ra hoặc làm con người không hài lòng, hoặc làm kinh hoàng trong cuộc đời của con người cho đến khi chết, chứ không có ai có thể có được hạnh phúc đến cả trăm năm của đời người. Theo quan niệm này thì ngay cả Vua Chúa, Giáo chủ cũng không được hạnh phúc, cũng sống trong duhkha. Triết lý nhân sanh của hai nhà bi kịch Hy lạp chỉ dừng lại ở chỗ cho rằng con người không đạt hạnh phúc trong cuộc đời, nhưng thuyết "Tứ Diệu Dế" của Đức Phật thì siêu diệt hơn vì Ngài còn chỉ dẩn con người con đường diệt trừ duhkha để đạt được hạnh phúc.

III.-Kết luận:

        Đức Phật đã dạy chúng ta làm cách nào để chấm dứt duhkha khi nó bắt đầu phát khởi: chúng ta có thể thay đổi tâm thức của chúng ta khi đang trải nghiệm duhkha. Con người thì không hoàn toàn đồng nhất với nhau, nên con đường mà Đức Phật đã vạch ra không phải ai cũng đều áp dụng y như nhau. Mỗi người phải tìm ra con đường thích hợp cho chính hoàn cảnh của mình. Đức Phật nói: "lời dạy của Như Lai như là ngón tay chỉ mặt trăng. Đừng lầm lẫn ngón tay là mặt trăng" (My teaching is like a finger pointing to the moon. Do not confuse about the finger as the moon.)

 Duhkha có thể nhận biết từ hai hình thái chính:

         1.Đau đớn (pain) là trải nghiệm về sinh-vật lý. Ví dụ: sự đau nhức của bắp thịt, nhức đầu, đau khớp xương, lạnh run, nóng, đau lưng kinh khủng, đau phía dưới bắp chân, đau nhức ở vết thương. Những nguyên nhân sinh-vật lý sanh ra đau đớn; khi bị đau đớn, chúng ta có thể dùng thuốc men để trị liệu.

         2.Khổ sở (suffering) là trải nghiệm về tâm lý. Sự khổ sở có thể hoặc không có thể liên kết với đau đớn. Như đã biết khổ sở là trải nghiệm về sự thay đổi không được vừa lòng trong cuộc đời: thi rớt, mất người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con), mất việc làm, làm ăn thất bại, thất tình, căng thẳng trong công việc làm hoặc kết quả xấu từ tờ trình bệnh lý của Bác sĩ . . . Những nguyên nhân tâm lý sinh ra khổ sở có thể làm dịu bớt bằng những yếu tố tâm linh, ở đây, chúng ta có thể áp dụng lời Phật dạy: đừng bám víu vào những gì mình có vì mọi vật đều vô thường. Có nhiều trường hợp sự đau đớn thể xác cũng được thuyên giảm nhờ sự trấn an trạng thái giao động tâm lý.
Tóm lại, Tứ Diệu Đế đã giúp ta ý thức được duhkha (những điều không hài lòng, khổ sở, căng thẳng...) trong cuộc đời và giúp ta đi đến con đường giải thoát.                

                                                      

Toronto,  01 February 2017
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu  Giáo sư Triết học (1969-1975) tại các trường Petrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn An Ninh, Cần Đước và trường Sư Phạm Saigon

 

**Tài liệu tham khảo chính yếu:


-Đức Phật Thích-ca, Kinh chuyển Pháp luân, dịch và chú bởi NVT, 2016.
-Bhikkhu Bodhi, edited & introduced, In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pali Canon, Foreword by The Dalai Lama, Boston: Wisdom Publications, 2005.
-Gombrich, Richard, Theravada Buddhism, London: Routledge, First published 1988, Reprinted 1991, 1994, 1995.
-Kalupahana, David J., Buddhist Philosophy: A Historical Analysis, Honolulu: University of Hawai Press, 1976.
-Kimura Taiken, Nguyên Thủy Phật giáo Tư Tưởng Luận; nguyên văn chữ Nhật, Hán dịch: Âu Dương Hãn Tồn, Việt dịch: Thích Quảng Độ, Saigon: ĐHVH, 1969. Chùa Khánh Anh ở Paris in lại, Phật học Viện Quốc tế ở California phát hành.
-Kyabgon, Traleg, The Essence of Buddhism: An Introduction to its Philosophy and Practice, Boston & London: Shambhala, 2001.
-Mai Thọ Truyền, Phật học đại cương, bài cours cho Tín chỉ Phật học đại cương, Khóa mùa xuân 1964, Viện Cao đẳng Phật học Saigon, in ronéo; bài cours (có bổ sung) cho chứng chỉ Lịch sử triết học Đông Phương, niên khóa 1967 - 1968, ĐHVK Saigon, in ronéo.
-Murti, T.R.V., The Central Philosophy of Buddhism, London: Unwin Paperbacks, First published in 1955, Reprinted in 1987.
-Narada, Mahathera, The Buddha and his Teachings, Kandy (Sri Lanka): Buddhist Publication Society, First enlarged edition: 1964, Second revised and enlarged edition: 1973.
-Rahula, Walpola, What the Buddha taught, New York: Grove Press, 1962.
-Thích Chơn Thiện, Phật học Khái luận, California: Thanh Văn, 1992.
-Thích Quảng Liên, Sử cương Triết học Ấn độ, Saigon: tác giả x.b., bài cours cho sinh viên chứng chỉ Triết học Ấn độ, ĐHVK Saigon, 1965.
-Thích Thiện Hoa, Tứ Diệu Đế, Cholon: Hương Đạo, 1970.
-Williams, Paul, Mahayana Buddhism, London: Routledge, First published 1989, Reprinted 1991, 1993.

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2020(Xem: 5566)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5518)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
02/12/2020(Xem: 5737)
Bà Thái Việt Phan, người vừa được bầu vào Hội đồng Thành phố Santa Ana, đã sửng sốt khi nhận được thư cảnh báo từ từ ngôi già lam tự viện Phật giáo mà bà từng lui tới. Chùa Hương Tích đã bị xịt sơn và cảnh sát Thành phố Santa Ana đã coi đây là một tội ác gây ra bởi sự thù địch. Đây là ngôi tự viện Phật giáo thứ sáu bị xịt sơn trong khu vực chỉ trong tháng vừa qua.
02/12/2020(Xem: 8816)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Trong tâm tình: ''Lắng nghe để hiểu- Nhìn lại để thương'', chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà cứu đói cho 294 hộ tại 2 ngôi làng nghèo có tên là Dugarpur & Amobha cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
01/12/2020(Xem: 6119)
Cư sĩ Keith Dowman sinh năm 1945, gốc người Anh, tinh hoa Phật giáo, một vị giáo thụ giảng dạy Thiền Đại Viên Mãn (Dzogchen; 大圓滿), theo truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa, Mật tông Tây Tạng, dịch giả các kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Cư sĩ Keith Dowman đang cư ngụ tại Kathmandu, Nepal, nơi ông đã sống trong 25 năm. Các bản dịch của ông từ tiếng Tây Tạng.
30/11/2020(Xem: 5570)
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” Cảm ơn vì sáng nay tôi còn nghe được tiếng nói, tiếng cười của người thân, bạn bè. Nhìn xuyên qua khe cửa, lá trên cây đã bắt đầu đổi màu, biến những hàng cây xanh ngày nào thành một bức tranh hỗn hợp nhiều sắc màu. Vài cơn gió lành lạnh lại bắt đầu thổi về mang theo bao hồi ức vui buồn lẫn lộn. Tôi lặng lẽ ngồi đây như ngồi giữa thiên đường của thời xa xưa ấy. Tôi luôn biết ơn sâu sắc đến quý Phật tử xa gần đã hỗ trợ và đồng hành cho NVNY trong suốt chặng đường 5 năm qua. Nhất là những thiên thần đáng yêu tại Las Vegas, sớm hôm luôn bay về nâng đỡ cho Ni Viện khi cần. Năm 5 về trước, lần thứ tư tôi đặt chân đến đất nước xinh đẹp vĩ đại này. Tôi tận hưởng vẻ đẹp của những cánh đồng bất tận, nơi an nghỉ của ánh sáng mặt trời, nơi các đóa hoa tỏa hương thơm vào không gian; và tôi khám phá các ngọn núi tuyết cao sừng sững hiên ngang giữa trời đất, ở đó tôi tìm thấy sự thức giấc tươi mát của mùa Xuân, lòng kh
29/11/2020(Xem: 6659)
Cư sĩ Rob Nairn, vị Luật sư, Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học uyên thâm, tác giả, nhà nghiên cứu dân số. Ông sinh ra và lớn lên tại Rhodesia. Ông là môn đồ của Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông Tây Tạng, thuộc dòng truyền thừa Karma Kagyu. Cư sĩ Rob Nairn, người đại diện cho Hòa thượng Tiến sĩ Akong Rinpoche tại Châu Phi (Chöje Akong Tulku Rinpoche,1939-2013, người sáng lập Tu viện Samye Ling Scotland), với trách nhiệm giảng dạy 11 Trung tâm Phật học tại bốn quốc gia Châu Phi. Mục tiêu của ông là giảng dạy thiền và Phật giáo Tây Tạng cho tất cả những ai yêu mến đạo Phật, cũng như ở cấp độ đại học và hậu đại học ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Ireland, Châu Phi và Hoa Kỳ thông qua các trường Đại học và các Trung tâm Phật học.
28/11/2020(Xem: 5462)
Chàng vẫn thường chê tôi, chỉ giỏi phân tích sự kiện chứ không có đầu óc tổng hợp. Được rồi! Hôm nay tôi sẽ tổng hợp tất cả các bài Pháp của các Vị nói về đề tài nóng bỏng đang thiêu đốt các dân cư mạng, chỉ một bài hát thôi mà số người lướt sóng lên đến hàng chục triệu lần. Chẳng là gì cả, chỉ câu truyện tình liên quan đến chốn Thiền Môn, chàng là ông Thầy Tu, nàng là cô Quận Chúa. Thuở bé nàng vẫn thường theo cha đến Chùa, Tể tướng thì đàm đạo với Đại Hòa Thượng, tiểu thư "nhí" chơi đùa với "tiểu" Hòa Thượng, hay mua kẹo Hồ Lô tặng chú tiểu, cũng một loại "Tình yêu đi qua bao tử". Thế rồi thời gian thấm thoát thoi đưa, sau mười năm cặp đôi này trở thành một đôi trai thanh gái tú. Nàng đòi ở luôn trong Chùa, nhất định không chịu về, Chàng Thầy tu phải đuổi về vì phạm giới luật của một Chùa Tăng. Thế là Nàng ra đi để rồi mất dấu chân chim, một thời gian sau nghe tin Nàng tự vẫn vì bị tên Thái Tử háo sắc làm nhục.
26/11/2020(Xem: 5290)
Chín năm về trước, trang báo điện tử Phật giáo Indonesia “BuddhaZine” đã cùng nhịp bước với thời đại của thế giới thông tin truyền thống với sự tiến bộ của công nghệ internet. Sự hiện diện của “BuddhaZine” như một phương tiện truyền thông Phật giáo trực tuyến, phù hợp với sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, bước sang thiên niên kỷ mới này đã quen thuộc với thế hệ trẻ thanh thiếu niên, và đã được sự hoan nghênh đón nhận của cộng đồng Phật giáo và cư dân mạng, trên hành trình khiến “BuddhaZine” trở thành một tổ chức truyền thông quan trọng, và phát triển “Phật pháp với Nhân sinh” (Buddha Dharma, 佛法與人生), trong cộng đồng trên đất nước vạn đảo này.
26/11/2020(Xem: 9762)
“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”. Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủ là đạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳng và bình đẳng chính trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]