Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự Tình Giêng - Hai

31/01/201721:22(Xem: 5365)
Tự Tình Giêng - Hai

 

TỰ TÌNH GIÊNG - HAI

hoa_mai_1 

 

Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo  ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.

 

“Tháng Giêng có làn mây trắng

Sương đọng giọt giọt miên man

Ráng chiều đợi mùa bằng lăng

Bâng khuâng ngày cũ chưa tàn.”

 

Có những bước đi vẫn miên man về phía trước, mà bao hoài niệm hôm nào còn vời vợi dấu thời gian như thi sĩ Hồ Dzếnh đã có lần nói lên niềm tâm cảm của mình ;

 

“Chân đi đếm tiếng chuông chùa

Tôi ngờ năm tháng ngày xưa trở về.”

 

Mưa bụi tháng Giêng-Hai lất phất như sương như bụi lên mùa viễn xứ, mây trắng chốn quê nhà còn đọng trong sắc nắng bến chiều xa, đâu những cánh diều no gió ước mơ xanh, đâu những luống cải trổ ngồng vàng bay bay gởi hương trong ngàn gió chiều cho thơm trời quê mẹ.v.v...

 

Những bao đợi chờ, những bao hò hẹn, những đăm chiêu đầy hướng vọng xa xôi, những nỗi vui buồn say khướt chìm quên trong chén rượu tàn đông... Để rồi nếu có cố quên đi cho bao cơn mõi mòn lịm dần bên bờ mộng-thực.

 

“Quên đi toan tính đời thường

Giêng-Hai bãng lãng khói sương tự tình”

 

Vẫn biết rằng mọi sự việc cứ như thế mà đến, cứ như thế mà đi, và cái còn ở lại chính là những nỗi niềm nhân thế, nó không ngoài một thân phận của con người, vẫn đến đi, loay hoay chừng ấy bao nỗi cơ hồ nơi cuộc sống. hay rồi dong ruỗi trên bước ngược xuôi, con người còn thấy có chút gì đó trong sự sống, sự tồn tại nơi chính mình và ngay bây giờ. ;

 

“Thuyền chở trăng xưa về bến cũ

Hay mãi rong chơi trăm ngã sông ?

Đêm nay có cánh hồng chợt nở

Lả xuống tim người, vay chút hương !”

 

Nhưng không đâu, trong đời vẫn còn có một điều ở trong ta, trong mọi người, chỉ khi nào tự ta đánh mất đó thôi ! Điều ấy, chính là niềm tin chân thật, hướng thượng, và kiên trú, niềm tin và năng lực giúp cho chúng ta đến để vượt qua, đến để bỏ lại, đến là để kết thúc cuộc trở về, và đến là để thấy, nhận diện  ngay bây giờ ;

 

“Em có hay, chiếc lá thức trên cành

Cây chuyển mạch, dòng đời thay sắc áo

Hoa đương nụ dưới ngàn sương huyền ảo

Cánh chim về chở trĩu ước mơ xanh”

 

Những hạt sương, hạt bụi bên trời, tiếng chim thức trên cành, chiếc lá nõn xanh thắm dần lên sắc màu dâu bể, và muôn trùng màu hoa hương cỏ, phải chăng đây là một diễn trình cho ta thấy biết để cảm nhận đâu là mộng-thực, rồi cứ ở đây, nơi chốn thế gian nầy, mà nhận lấy sự bình an, hạnh phúc, hay đoạ lạc khổ đau, thong thả bình dị, hay bị cột trói hành phạt.v.v...

 

Những ngày Lễ Hội đầu năm, nay đã và đang lần lượt đi qua, mùa Giêng-Hai cũng đương chuyển mạch theo dòng thời gian, như giục giã, như thông báo sắp đến và sắp qua những trạm ga đời, để rồi tiếp nữa ta phải nghĩ gì, làm gì... !? Cầu An, và chúc tụng đầu năm, cầu nguyện qua lời Kinh tụng, sự sinh hoạt vào lễ hội Rằm Tháng Giêng, lễ hội Quán Thế Âm.v.v... Những hình ảnh ấy mang đậm nét văn hoá tâm linh, phần đông người Việt, người Hoa cũng đều biết đến Chùa, Đình, Đền, các Tôn miếu để cầu nguyện cho những ước mơ, những cảm thọ hạnh phúc an vui, và quên đi những nỗi buồn lo sầu muộn, bỏ lại phía sau bao những tháng ngày của năm cũ.

 

Tuy nhiên, cũng hoà theo những truyền thống phong tục, tập quán ngàn đời của Dân tộc, thì trong thời gian Giêng-Hai còn có những Lễ Hội mang tính nhân gian, và tuỳ theo mỗi khu vực, miền, mỗi địa phương khác nhau, như; miền Bắc có Lễ hội Đống Đa, lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Cổ Loa, Lễ hội Lim, Lễ hội Yên Tử.v.v... Miền Trung có lễ hội Cầu Ngư.v.v... Miền Nam có Lễ hội Chùa Núi Bà Đen.v.v...

 

Tiếp theo nữa, có Lễ Hội Vía Bồ Tát Quán Thế Âm đến khắp chúng sanh nói chung, và cho những ai có lòng kính tin nơi hạnh nguyện của Ngài nói riêng. Vì nguyện lực hiện hoá đức tánh Từ Bi mầu nhiệm vô biên thân vào nơi thế giới ta bà nầy, cùng với tinh thần vô uý độ tha, luôn lắng nghe, luôn thấy biết : “Từ nhãn thị chúng sanh” (Mắt thương nhìn đời).

 

Không ngoài nguyện lực của chư Phật tiếp độ chúng sanh, thể hiện tinh thần tích cực triết lý nhân sinh với sự hoạt dụng “Thiên thủ thiên nhãn” (Ngàn mắt ngàn tay), với bao ngàn việc, ngàn thấy biết trong cõi đời qua vô vàn âm thanh như một đại hoà tấu mầu nhiệm của vũ trụ vỗ lên ngay trong muôn vàn cuộc sống và sự sống của chúng sanh, như lời ca ngợi tán dương;

 

“Quán Âm Bồ Tát diệu nan thù

Thanh tịnh trang nghiêm luỵ kiếp tu

Thiên sứ hữu cầu, thiên sứ ứng

Khổ hải thường tác độ nhơn châu”

 

(Với công hạnh và thù thắng mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, do nhiều đời kiếp chuyên trì công phu tu tập, và như vị thiên sứ, có cầu có ứng hiện hoá tiếp độ, giải trừ những khổ ách, đó là hạnh nguyện của Bồ Tát nơi cõi ta bà uế trược nầy.)

 

Đồng thời, trong thời gian nầy cũng là mùa tưởng niệm Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng, vị Tổ sư khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ (Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam) từ những năm đầu thập niên 1940 cho đến đầu thập niên 1950. Tổ sư đã vắng bóng vào ngày mùng 01 tháng 02 âm lịch năm Giáp Ngọ (1954) cho đến nay. Sự tiếp thọ ân đức và ân pháp của Tổ sư cũng chính là tinh hoa chất liệu dinh dưỡng lớn mạnh Pháp Thân đối với Giáo lý của chư Phật và chư Tổ hơn bao giờ hết đối với hàng đệ tử xuất gia và tại gia, dù cho ngàn xưa hay đến cả ngàn sau.

 

Như vậi, mùa Giêng-Hai, qua đó có những Lễ hội, phong tục, tập quán lành mạnh được tôn trọng và duy trì, là mùa của bao hướng vọng, ước mơ, tình tự, của những hẹn hò, chờ đợi, kiếm tìm niềm vui hướng về miền chân lạc, dù chỉ là khoảnh khắc thời gian sau những ngày tháng vật vã với cuộc sống áo cơm, với bao nỗi lo toan và bao trang trải giữa đời thường.

 

Sự việc ấy, nay đã trở thành những truyền thống tốt đẹp, một nếp nghĩ, một sức sống đạo đức lành mạnh trong xã hội ngàn đời của quê hương Lạc Việt, nhờ có sự tưới tẩm từ ý thức giáo dục đạo đức trong cuộc sống trước đây, và cũng để tồn tại phát triển nét đẹp văn hoá ngàn đời của Dân tộc cho đến tận bây giờ.

 

Song song với những điều ấy, Đạo Phật đã có mặt, đã hoà nhập trong cộng đồng Tộc Việt, và đã nhanh chóng thổi vào nguồn sinh khí đặc thù tính chất Bi-Trí-Dũng của Đạo Phật, đã góp phần tạo nên một sinh lộ giữa cõi tử sinh, và nơi chốn quê hương ngàn đời đã phải gánh chịu không ít những điều khổ luỵ đau thương từ nhiều nguyên nhân, từ nhiều phía ác kiến tiêu cực của những thế kỷ, thời đại xã hội.

 

Do đó, con đường siêu hoá của Đạo Phật nhằm giúp cho con người nhận biết để đến mục tiêu giác ngộ, thấy rõ bản chất của mọi sự vật hiện tượng, các pháp nhân duyên qua tiến trình sinh-hoá-tiêu-tàn. Nhận thức điều Thiện ác, Nhân quả mà hướng tâm linh đến miền chân lạc để không còn khổ đau. Được sự gia hộ từ những nguyện lực của Chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh Tổ, các bậc tiền Hiền.v.v... Để có được niềm kính tin và an trú nơi chánh pháp, có được sự học hiểu và tu tập theo giáo lý của bậc giác ngộ, có thực hành nhiều về những thiện pháp, và có nhiều phước thiện , cũng như được tăng trưởng nhiều công đức lành nơi cuộc sống nầy.

 

Tự Tình Giêng-Hai, không những chỉ dành cho những Lễ hội truyền thống, những phong tục, tập quánqua những ước mơ cầu mong cho lảnh vực đời thường, mà còn cho cả về mặt đạo đức tâm linh, cốt đem lại sự bình an cho người hiện tiền biết đuọc giá trị siêu hoá đạo đức, chuyển hoá thân tâm, từ bỏ ác nghiệp, thành tựu thiện nghiệp, sống an lạc, hạnh phúc cho đời nầy và đời sau. 

 

                                                                             Chùa KỲ VIÊN,

                                                                             South Dakota, tháng Giêng 2017.

 

                                                                             MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2015(Xem: 10600)
Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.
28/11/2015(Xem: 9804)
Đoạn video về cuộc trò chuyện cảm động giữa cha con người Pháp gốc Việt về vụ khủng bố Paris, trong đó ít nhất 128 người chết, đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong cuộc phỏng vấn của chương trình Le Petit Journal, đài Canal+, phóng viên hỏi bé trai Brandon liệu bé có hiểu lý do những kẻ cực đoan giết người ở Paris tối ngày 13/11 hay không. Brandon, người đang thăm một khu vực tưởng niệm bên ngoài nhà hát Bataclan cùng cha, trả lời: "Có ạ, vì họ rất rất xấu xa". "Và chúng ta phải rất cẩn thận vì chúng ta phải dọn nhà đi nơi khác". Chính lúc này, người cha Angel Le tham gia vào cuộc trò chuyện cảm động về cuộc tấn công. Ông đảm bảo với con trai rằng họ sẽ không rời bỏ Paris vì "nước Pháp là nhà mình".
28/11/2015(Xem: 9890)
Trong kinh Pháp Cú có câu "Sabba danam dhammadanam jinati" có nghĩa là "Hiến dâng Đạo Pháp - hay Sự Thật - vượt hơn tất cả các hiến dâng khác", thế nhưng sự hiến dâng đó quả khó thực hiện bởi vì cần có một chút vốn liếng nào đó để có thể hiến dâng. Tuy nhiên dường như mỗi người trong tất cả chúng ta đều sẵn có một thứ vốn liếng mang tính cách bẩm sinh, đấy là tình thương yêu trong trái tim mình. Tình thương đó đôi khi cũng không quá mơ hồ và trừu tượng mà có thể hiện ra rất cụ thể qua nếp sống và cung cách hành xử của chính mình, đấy là quyết tâm mang lại sự "an toàn" và "không sợ hãi" cho tất cả chúng sinh, kể cả những côn trùng nhỏ bé. Việc bố thí sự "không sợ hãi" và hiến dâng sự "an toàn" cho tất cả chúng sinh thật hết sức đơn giản: chỉ cần tuân thủ giới luật "không sát sinh", và đấy cũng là giới luật quan trọng nhất trong Phật giáo. Dưới đây là một bài viết của Hòa Thượng Parawahera Chandaratana về ý nghĩa của sự bố thí trong Phật giáo Theravada. Ông là một nhà sư
24/11/2015(Xem: 12711)
Sự đáo vô tâm giai khả lạc Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao Chẳng bận tâm thì lòng an vui Người vô cầu là bậc cao thượng.
24/11/2015(Xem: 7223)
Xứ Ấn giữa tháng 11 đã bắt đầu se lạnh. Nhờ sự trợ duyên từ thiện của quý vị Phật tử thiện hữu, sáng hôm qua (Nov 13 -2015) chúng tôi vừa đến thăm và '' đắp mền '' cho một ngôi làng, nghèo cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 7 cây số. Xin gửi về một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân. Buổi phát quà được bảo trợ bởi những Tấm Lòng :
23/11/2015(Xem: 6571)
1, Có bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận; 2, Có bố thí thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho; 3, Có bố thí không thanh tịnh từ người cho cũng không thanh tịnh từ người nhận; 4,Có bố thí thanh tịnh từ người cho cũng thanh tịnh từ người nhận.
22/11/2015(Xem: 11576)
Thiền tập .b ở trường Trung học Phật giáo Pal, Sydney The Mindfulness in Schools được biết đến rộng rãi trên thế giới có tên gọi .b (dot bee), và theo khảo nghiệm của đại học Cambridge và Oxford thì .b mang đến những tác động tích cực cho các em học sinh luyện tập đúng cách. Trinh Nguyễn tìm hiểu chương trình này trong cuộc phỏng vấn với Giáo viên hướng dẫn Bodhidasa Caldwell của trường Pal, và phiên dịch viên Thu Vân. Muốn tìm hiểu thêm về hoạt động 'Mindfulness in Schools', chương trình 'Teach 4 Peace', và buổi dạ tiệc gây quỹ 'Little Buddha', liên lạc với trường Trung học Phật giáo Pal Phone: +612 9755 7778 Email: [email protected] Web: http://pal.nsw.edu.au/
22/11/2015(Xem: 7731)
Khuôn mặt của anh Hardison đã bị hủy hoại kinh hoàng, sau một lần tham gia thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, Daily Mail đưa tin. Kể về “ngày định mệnh” cách đây hơn 10 năm, anh cho biết: “Đó chỉ là một ngày bình thường, cũng giống như những đám cháy khác". "Chúng tôi đi vào bên trong để tìm kiếm một phụ nữ đang mắc kẹt”. Hardison bước vào căn nhà cùng với 3 đồng nghiệp khác. Thảm kịch xảy ra khi trần nhà sụp xuống đúng chỗ anh đang đứng. “Mặt nạ đã tan chảy vào khuôn mặt tôi”, anh Hardison kể lại.
22/11/2015(Xem: 7869)
Quân khủng bố IS đặt bom nổ ở Paris, đã giết hại hơn hai trăm người dân vô tội vào ngày thứ sáu 13.11.15. Quân khủng bố IS đã đánh bom nổ tung chiếc máy bay A321 từ Ai Cập đi Nga hôm 31.10.15 khiến 224 hành khách thiệt mạng. Trong năm nay cũng đã hàng loạt những hành động giết người dã man hay phá loại vô lương tâm của IS ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ (10.10), ở Kuwait (26.2), ở Aousse Tenisia (26.6), ở Saudi Arabien, Ai Cập, Yemen, Tunis, ở Mali v.v… Quân khủng bố IS còn đe dọa ở sân banh Hannover Đức quốc, làm trận cầu quốc tế hữu nghị Đức và Hòa Lan hôm thứ ba 17.11.15 phải hủy bỏ. Quân khủng bố đang IS đe dọa liên tục tinh thần người dân Âu châu trong mùa Vọng Giáng Sinh năm nay. Cả với cá nhân tôi, người ít khi đi hội chợ Giáng sinh cũng không đi xem đá banh ở sân vận động nhưng vẫn cứ thấy lòng bất an.
21/11/2015(Xem: 10627)
Ngày 16.11.2015, sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris, phóng viên Murali Krishnan của „Làn Sóng Đức Quốc - Deutsche Welle“ đã có cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ. Tổ chức Deutsche Welle là một cơ quan truyền thông lớn của nước Đức, thành lập từ năn 1924, phát thanh và hình hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới, là thành viên của Đài Truyền Hình ARD. Xin trích dịch toàn bài phỏng vấn từ tiếng Đức từ trang Web của Deutsche Welle.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]