Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền định và những lợi ích của thiền định

29/01/201706:15(Xem: 13760)
Thiền định và những lợi ích của thiền định


phatthanhdao

THIỀN ĐỊNH VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH
Tìm hiểu cái tâm của bạn

Cư Sĩ Andrew. J. Williams
Việt dịch: Hoa Chí




Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.”

Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Mọi thứ đều bắt đầu từ trong tâm bạn, nhất thiết duy tâm tạo. Chúng ta nghĩ gì thì sẽ trở thành như vậy. Suy nghĩ, hành xử và nói năng với tâm ô nhiễm thì sẽ mang đến những hậu quả tồi tệ. Khi ném một hòn sỏi vào một cái hồ, bạn tạo ra một con sóng lăn tăn lan khắp mặt hồ, tương tự như vậy suy nghĩ, lời nói và hành động cũng ảnh hưởng đến mọi thứ.

Bình an phải đến từ trong tâm hồn. trong tâm trí và rồi thể hiện ra bên ngoài thông qua hành động và lời nói. Chúng ta phải làm gương. Suy nghĩ, hành xử và nói năng với động cơ mang lại hoà hợp và hiểu biết thì sẽ tạo dựng hoà bình và hạnh phúc.

Phật pháp dạy cho ta rất rõ về đạo đức và con đường đưa đến hoà bình. Thiền định của Phật giáo đặt nền tảng trên đạo đức và giúp nảy nở lòng từ bi và trí tuệ. Nhưng chúng ta sống ngược với những lời dạy này nên hoà bình thật sự dựa trên sự từ bi và trí tuệ sẽ không bao giờ đạt được bởi một cá nhân hay tập thể nào.


ngoi thien 8a

Để cho tâm an thì trước hết phải sống có đạo đức và như vậy sẽ không khi nào cảm thấy có lỗi và nuối tiếc. Một cái tâm an lành sẽ dễ đi vào thiền định hơn, và nhờ đó giúp ta phát triển chánh kiến đúng đắn về bản chất của cái tâm và của thực tại. Khi tâm đã an định và sáng suốt thì bạn không còn lo lắng, bối rối nên sẽ nhận thức được sự vật rõ ràng hơn, và sẽ lựa chọn đúng đắn hơn điều nên làm và không nên làm trong cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ có thể xử lý những thách thức và khó khăn một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.

Để giúp chúng sanh với đủ loại tâm tính sao cho họ trở nên giác ngộ, Đức Phật đã dạy rất nhiều phương thức rèn luyện tinh thần. Đây là những thực hành nền tảng cho việc phát triển tâm từ, sự rộng lượng và chính trực, làm cơ sở cho đời sống tâm linh. Chính vì vậy có rất nhiều phương pháp thiền định giúp luyện tâm và mở rộng tâm lượng. Những phương pháp này bao gồm nhận biết hơi thở và thân, quan sát các cảm thọ và suy tưởng, đọc chú và cầu nguyện, quán tưởng, và cả những phương pháp đưa đến những trạng thái tinh thần rộng mở và thanh thoát vô biên (tâm tựa thái hư).

Chúng ta mỗi chúng sanh đều khác biệt nhau theo cách này hay cách khác, và đều có những tầng bậc, những hành trình tâm linh khác nhau trên con đường giác ngộ. Chính vì vậy, như lời dạy của Phật chúng ta phải được   hướng dẫn về một phương pháp cụ thể phù hợp với cá tính, nhu cầu của mình (trạch pháp) và hết lòng hành trì pháp tu đã chọn..


ngoi thien_2


Những lợi ích của thiền định đã được biết đến một cách rộng rãi và việc hành thiền đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn một số thể chế giáo dục như trường phổ thông và đại học đã cho học sinh tập thiền. Nhiều bác sĩ khuyến khích bệnh nhân hành thiền để việc chữa trị thêm phần hiệu quả. Đây chỉ là một số ví dụ cho thấy thiền định đã trở thành một phần của văn hoá nhân loại.

Như đã đề cập ở trên, thiền giúp bạn hiểu tâm mình hơn, cho phép bạn nhận thức rõ những trạng thái tinh thần có hại mà chúng ta cần buông xả và loại bỏ cũng như cái tâm nào có lợi để phát triển, nuôi dưỡng và hoàn thiện. Nó sẽ giúp cho bạn trở nên bình tĩnh, sáng suốt, hài lòng và cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của bạn. Thiền cũng giúp bạn giao tiếp với người khác và thiên nhiên một rõ ràng, an hoà và hiểu biết hơn. Hành thiền không chỉ giúp cho hành giả mà cho cả những loài hữu tình xung quanh.

Thiền định giúp bạn hiểu rõ bản chất thật của tâm mình, Nó mở ra thế giới tâm lý bên trong, xuyên qua những cảm quan bình thường và hời hợt ngăn không cho bạn thấy được thực tại. Nhờ hành thiền, bạn sẽ hiểu được cái ngã của mình và mọi sự vật hiện tượng, bởi vì nếu bạn hiểu tâm mình, bạn sẽ hiểu tất cả.

ngoi thien 6a

Không có thiền tập, bạn sẽ không hiểu được chân lý, bởi vì tâm sẽ mê mờ với vô vàn ý nghĩ và cảm xúc mông lung và ngày càng thêm nhiễm ô và rối rắm. Vì vậy mục đích của thiền là để giảm thiểu các trạng thái tâm đắm nhiễm và đi đến chỗ tẩy trừ chúng tận gốc.

Cũng giống như một thợ cắt cây chuyên nghiệp sẽ cẩn thận cắt đi từng nhánh cây, trước khi có thể bứng gốc đến từng cái rễ, như vậy cây sẽ không có cơ hội mọc trở lại. Chúng ta phải nhổ tận gốc những cái tâm ô nhiễm và nguy hiểm. sao cho đến tận cùng gốc rễ để hoàn toàn diệt trừ khả năng phát sinh trở lại của chúng.

Thiền định làm cho tâm bạn mạnh mẽ, minh mẫn và sắc sảo hơn, giúp bạn giải quyết vấn đề khéo léo hơn, cũng như nâng cao khả năng vận dụng sức mạnh nội tâm để thực hiện những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc đời. Chúng ta sẽ trở nên khoẻ mạnh và  hạnh phúc hơn, bởi vì mối quan hệ tác động mật thiết giữa thể chất và tâm lý, tinh thân thông qua thiền định đã được chứng minh. Chỉ có thông qua thiền định bạn mới khai thác hết được sức tập trung vô hạn của tâm trí con người.

ngoi thien 5a

Nói chung, tôi nghĩ chúng ta nên thiền định càng nhiều càng tốt mặc dầu vậy không nên quá ít hay quá nhiều. Nếu quá ít thì bạn chậm tiến bộ, nếu quá nhiều sẽ có thể có hại. Nên nhớ con đường của Đức Phật là con đường trung đạo. 

Chúng ta nên thực tập mỗi ngày một lần, tuy nhiên tôi thấy hay nhất là một thời khoá ngắn vào buổi sáng (20 phút), một thời nữa vào buổi chiều. và rồi một thời nữa vào buổi tối. Dĩ nhiên bạn có thể thiền càng lâu càng tốt. Nếu có thêm giờ ban ngày thì thực hành thêm. Tốt nhất là giữ đúng lịch hành trì, đừng có trì hoãn hoặc bỏ buổi vì bận làm những việc khác. Phải cam kết, nhất quyết, dũng mãnh và thích thú tìm hiểu chính bản thân mình.

Ngồi yên một chỗ sao cho thật thoải mái, nhắm mắt, đưa tâm về thân, từ đầu xuống chân, thư giãn toàn thân.
Rồi đưa tâm về hơi thở. Thở vào thở ra, chỉ đơn giản theo dõi hơi thở. Khi vọng tưởng nổi lên hoặc bị phóng tâm thì cứ để nó đi qua mà không phải dùng áp lực và nhẹ nhàng mang tâm trở lại với hơi thở. Khi tâm trở nên ù lì hoặc dã dượi, chỉ cần tập trung lại rõ ràng hơn vào hơi thở. Như vậy cứ đưa tâm trở lại hơi thở thì đây sẽ là thuốc giải độc cho cái tâm bất an, loạn động hay mù mờ.

Một phương pháp thiền tập khác là thiền tâm từ. Cũng như vậy, bạn ngồi yên tĩnh và thoải mái rồi nhắm mắt. Dành một khoảng thời gian cần thiết để hâm nóng và phát ra cái tâm từ đầy thương yêu ấm áp.

Rải tâm từ cho chính bạn trước, cho gia đình, người thân, bạn bè và rồi người mà bạn ghét, rồi đến những người không quen biết, cho tất cả chúng sanh không hạn lượng, xuyên qua không gian vô tận, mong muốn rằng tất cả chúng ta đều được hạnh phúc, không khổ đau, có đủ từ tâm và tình thương yêu thật sự.  


ngoi thien 3a

Cùng với những buổi thiền đã ấn định thời gian,  bạn có thể “thiền vài phút” (giống như tô mì nấu trong 2-3 phút, haha). Nếu có vài phút rãnh rỗi, dù đang đi đứng nằm ngồi, bạn chỉ cần tập trung vào hơi thở. Hoặc ai đang lái xe thì “thiền đợi đèn đỏ”. Nếu bạn đang lái xe và dừng lại ở đèn đỏ thì thay vì mong ngóng cho đèn chuyển sang màu xanh, bạn hãy thư giãn đầu óc bằng cách tập trung vào hơi thở.


ngoi thien 2a

Nếu bạn giữ cho đầu óc tỉnh táo không dao động, không có tâm tham lam hay si mê chen vào và tỉnh thức trong giây phút hiện tại thì bạn đang thiền tập dù đang làm bất kỳ việc gì. Việc thực hành không tuỳ thuộc vào hình thức bên ngoài mà là sự trải nghiệm của tâm. Khi tâm đang sáng suốt và định tĩnh, nó sẽ không đi lạc. Không chỉ bạn cảm thấy an lạc mà những người khác cũng cảm thấy an lành khi ở bên bạn. Hãy thực hành như vậy, phải để tâm luôn minh mẫn và an định và đừng chạy theo ngoại cảnh biến đổi bên ngoài. Không được để tâm buông lung theo cảnh trần. Đó là thiền.

Xin chúc bạn có nhiềm niềm vui khi tìm hiểu tâm mình. Hãy giữ cho tâm rõ ràng, an tịnh, thư thái và an hoà càng nhiều càng tốt. Hãy buông bỏ những suy nghĩ hay thái độ không tốt. Hãy luôn an lạc, từ tâm và tử tế. Chỉ có vậy, rất đơn giản và dễ dàng.



Nguyên tác Anh Ngữ:
Meditation and It's Benefits, Getting To Know Your Mind





 Day 4-khoa-tu16-thien-tra-tinh-lang-1 (66)
Xem bài khác của Cư Sĩ Andrew Williams







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2015(Xem: 8072)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12051)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 30976)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 12907)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
23/06/2015(Xem: 12184)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 7188)
Văn phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Dharamsala đưa tin – Hội nghị Tôn giáo lần thứ 12 của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã diễn ra vào các ngày 18-20/06/2015 tại Dharamsala miền bắc của bang Himachal Pradesh, Tây Bắc của Ấn Độ.
21/06/2015(Xem: 9488)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng. Quan điểm này có thể nhìn thấy rõ nhất trong thế giới truyền thông ngày nay. Chỉ trong chớp mắt, trong một cái nhấp tay hay cái bấm tay trên máy điện toán hay điện thoại cầm tay thì một bản tin, một sự kiện, một hình ảnh có thể đi khắp thế giới và ảnh hưởng đến hàng tỉ người trong “ngôi làng toàn cầu.”[1]
20/06/2015(Xem: 14530)
Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
18/06/2015(Xem: 6436)
Hãy Lắng Tâm Cảm Nhận Này bạn, bạn đi đâu đấy, đứng lại đây với tôi một phút, chỉ một phút thôi!!! Bạn hãy cùng tôi quan sát những người đi đường kia xem. Bạn có thấy là họ đang hối hả lao về phía trước không? Đang ở trong nhà thì họ lao ra đường, đang ở đường thì họ vội vã phóng về nhà. Nhìn họ chẳng có chút bình an nào cả, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn. Họ vội vã đi, vội vã làm, vội vã nói, vội vã ăn, ngay cả đi chơi cũng vội vã. Họ đã đánh mất đi khả năng sống thư thái, an nhàn. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình, họ bị cuộc đời rượt đuổi. Nếu họ không biết dừng lại thì họ sẽ phải hối hả như vậy suốt cuộc đời. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, làm sao mà người ta có thể bình an hạnh phúc khi trong tâm lúc nào cũng đầy ắp những toan tính, lo âu và đôi chân thì cứ lao về phía trước (mà không biết lao về đâu)? Và bạn biết không, nếu có ai đó đứng bên kia đường nhìn về phía bạn thì thấy chính bạn cũng nằm trong cái đám đông hỗn l
18/06/2015(Xem: 6535)
Chúng tôi rời Việt Nam bay tới Băng Cốc Thái Lan và phải đi tiếp 300 km nữa mới về đến địa điểm nơi diễn ra khóa tu “Con đường hạnh phúc”. Đây là khóa tu dành riêng cho người Việt. Rời khỏi nhà buổi sáng, và đến 7 giờ tối mới đến nơi. Xong thủ tục check in, nhận phòng thì đã 22h đêm. Ai cũng mệt nhưng hạnh phúc. Bởi con đường hạnh phúc có thật đây rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]