Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ

24/12/201610:20(Xem: 5890)
Đạo Phật: Đạo là con đường, Phật là giác ngộ

Đạo Phật: 

Đạo là con đường, Phật là giác ngộ

HT. Thích Thanh T
 

Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.

 

 
Người xuất gia mang trọng trách dìu dắt Phật tử cho nên đường hướng phải nắm cho thật vững. Hiểu lờ mờ, thực hành không đến nơi đến chốn, hướng dẫn người khác lệch đường, công đức không có, lại trở thành tội. Phật tử cũng cần biết định hướng tu hành cho đúng đắn để đạt lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trước tiên, chúng tôi nhận định đạo Phật không phải là một tôn giáo. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên, thắc mắc vì sao chúng ta cũng thờ cúng lễ lạy nhưng không phải là tôn giáo? Ở đây xin giải nghĩa “tôn” là kính trọng, “giáo” là lời dạy của bề trên. 
 
Lời phán dạy của đấng tối cao, phải quý kính tuân hành không thể sai khác. Đó gọi là tôn giáo. Đệ tử Phật tôn kính Đức Bổn Sư vì sự hướng đạo của Ngài đem đến lợi ích trong hiện tại và tương lai, không phải để được ban ân hay bị giáng tội. Hai khái niệm khác biệt rõ rệt.

Theo cách nhìn của chúng tôi, “đạo” là con đường, “Phật” là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó là tu. Mê lầm là nguồn gốc của mọi đau khổ. Muốn hết khổ thì phải giác ngộ, từ đó đi đến giải thoát sanh tử. Mục tiêu của đạo Phật là cứu khổ, đưa chúng sanh từ bờ mê lên bến giác. Nếu chưa giác ngộ thì chưa thể giải thoát.

Lâu nay chúng ta nghĩ rằng ngồi thiền, bỗng dưng hôm nào đó phát hào quang sáng rực, biết được quá khứ, vị lai là giác ngộ. Quan niệm như vậy là sai lầm, không phải mục tiêu đúng đắn của người đệ tử Phật. Ý nghĩa chữ giác ngộ rất rõ ràng: Hiểu sai sự thật là mê, biết đúng như thật là giác ngộ. Cho nên trọng tâm của đạo Phật là phải thấy đúng lẽ thật.

Đặt câu hỏi giác ngộ điều gì là tối yếu? Đạo Phật nhắm thẳng vào con người. Thấy thân thật, thân quý là mê. Biết nó không thật, giả tạm gọi là giác. Người xuất gia cạo tóc cho xấu, mặc đồ lam lũ cho xấu thêm chút nữa, ăn uống đạm bạc không quá chú trọng chăm sóc cơ thể. Cho nên phải giác ngộ mới can đảm xuất gia. Dù vậy cũng chỉ là giác ngộ bên ngoài.

Vào chùa thời gian đầu chúng ta chưa thể giác ngộ hết những điều Phật dạy đâu, còn mù mờ lắm. Bởi vì chỗ hết sức thiết yếu chúng ta lại không dám nhìn nhận.Cuộc đời này, thân mạng này là không thật, mà thiên hạ cho là thật. Như trong gia đình có người thân bệnh chết, những vị còn lại than khóc não nề, họ không chấp nhận được. Điều này xưa nay như thế, ai không chấp nhận thì khổ. Người hiểu sự thật ấy thì bình thường trước mọi được mất đổi thay.

Vì vậy người trí khi nhìn thấy thân nhân từ giã cuộc đời ra đi biết rằng lúc nào đó cũng đến lượt mình. Người lớn tuổi đi trước. Mình nhỏ hơn sẽ đi sau. Có khi người nhỏ tuổi đi trước, chúng ta càng giật mình tỉnh lại, nhớ rằng người ta giả thì mình thật sao được. Đó là tỉnh giác. Hằng nhớ như vậy thì xuất gia, tại gia tu đều lợi lạc.

Người thế gian cho rằng thân mình là thật nên giành giật danh lợi, tài sắc, gây tội chịu khổ trầm luân muôn kiếp. Nếu thấy giả thì những điều làm thương tổn, phiền hà người khác nhất định không làm. Được như vậy việc tu rất dễ dàng, nhanh tiến. Ngược lại nếu lầm tưởng thân là thật, dù ham tu nhưng rồi cũng muốn thọ hưởng, rốt cuộc chẳng tu tới đâu.

Chúng ta vì giác ngộ cuộc đời tạm bợ nên xuất gia cầu giải thoát sanh tử. Con đường đã vạch sẵn, những ngăn trở, chướng ngại đều nhất định vượt qua. Quả quyết như vậy nên ngày nào còn có mặt thì phải nỗ lực tu. Luôn luôn tỉnh giác thấy thân giả, lời nói giả, cuộc đời cũng giả thì sự tu dễ biết chừng nào. Lời khen tiếng chê chung quanh chỉ là trò chơi. Không có gì đáng để bận tâm, phiền lòng.

Kinh Bát-nhã Phật dạy, Bồ-tát Quán Tự Tại chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách, nghĩa là Bồ-tát quán chiếu thân từ không, duyên hợp giả có, không thật liền vượt qua tất cả khổ ách. 
 
Cho nên nghèo cũng không khổ, làm bao nhiêu chi dùng bấy nhiêu, sống qua ngày. Bề ngoài khó coi một chút cũng không quan trọng.Thân không thật, đẹp xấu cũng không thật, có gì buồn. Chỉ một câu kinh chúng ta thấu suốt, chịu ứng dụng tu thì mọi khổ ách đều qua.

Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu. Nhận rõ thân không thật, giả có, là chúng ta đã giác ngộ lẽ thật về thân.

Kế đến tâm. Lâu nay người ta lầm nhận rất nhiều về tâm, đa số người chấp suy nghĩ là tâm mình. Giác ngộ về thân dường như khó nhưng phân tích ra lại dễ. Giác ngộ về tâm rất sâu kín, khó thấy. Như trong đầu chúng ta có bao giờ được năm phút yên lặng không hề suy nghĩ đâu. Hết nghĩ chuyện này đến nghĩ việc kia, liên tục không ngừng nghỉ. Dòng nghĩ suy liên tục như nước trôi qua mất hút không tồn tại, không chỗ nơi lại chấp là tâm mình.

Tu thiền bắt phải ngồi nghiêm trang, đau chân gần chết vẫn phải chịu đựng một tiếng rưỡi, hai tiếng đồng hồ. Đó là để tự mình khắc phục cho được sự khó khổ trên thân. Thân cực khổ vẫn dễ thắng hơn tâm. Trong đầu lăng xăng muốn ngừng nhưng vẫn cứ chạy, nắm cái này nó tuột qua cái kia, không dừng bao giờ. 
 
Vọng tưởng là bóng dáng của các trần đã ghi sâu trong tàng thức, sẵn sàng xuất hiện bất cứ lúc nào, không thể ngăn cản, ngừa đón. Thực sự muốn thắng tâm vọng tưởng trước phải thắng thân. Hàng phục thân thành công mới có khả năng hàng phục tâm. Thân nhọc nhằn một chút chịu không nổi, sẽ không bao giờ hàng phục nổi tâm.

Từ lâu nay chúng ta làm nô lệ cho tâm lăng xăng điên đảo. Cả một cuộc đời bị nó câu thúc không yên. Bây giờ dừng lặng lại gọi là định. Tâm chân thật chính là cái thấy biết vọng. Chỉ có thật mới thấy được giả. Lăng xăng là giả, chợt có chợt mất không thể thấy cái thật. Cho nên trong lúc công phu, chúng ta khéo điều phục thân tâm, áp dụng lời chỉ dạy của Phật Tổ thì sự tu có kết quả.

Ở đây tôi dẫn giải bài kệ hô thiền để Tăng Ni Phật tử ứng dụng tu cho đúng. Bài kệ đầu hôm bắt đầu bằng hai câu:

Canh một nghiêm trang ngồi tĩnh tu.
Tinh thần tịch chiếu đồng thái hư.


Dừng lặng gọi là “tịch”. Lặng mà biết gọi là “chiếu”. Khi tâm lăng xăng lóng yên thì tâm chân thật hiển lộ lặng lẽ, sáng suốt, trùm khắp hư không. Niệm dấy lên biến mất liên tục. Tâm thì thầm lặng, rõ ràng, thênh thang vô kể.

Muôn kiếp đến nay chẳng sanh diệt,
Đâu cần sanh diệt diệt gì ư?


Chân tâm tịch chiếu từ muôn kiếp đến nay chưa từng sanh diệt. Tổ dạy ngồi yên tịnh, tâm lặng thì trí sáng, từ đó sống trở lại với bản tánh sẵn có của chính mình. Nhưng làm sao để những vọng tưởng đảo điên dừng lặng?

Nhiều vị hiểu lầm ngồi thiền là diệt vọng. Sự thực, vọng hư dối, nó đâu có thật mà diệt, nên tôi chủ trương “Biết vọng”. Thấy biết nó giả dối chỉ cần không chạy theo, không bị dẫn. Khi tâm hiện lên một bóng giả, biết giả không thèm theo, nó tự lặng, trở về bản thể. Câu kệ đánh thức thiền giả đừng nhầm lẫn thấy vọng liền diệt, không vọng lại cố tìm để diệt. Vọng lặng thì chân hiện, đầy đủ không cần tìm kiếm.

Gẫm xem các pháp đều như huyễn,
Bản tánh tự không đâu dụng trừ.


Người tỉnh giác thấy các pháp thế gian tánh Không, duyên hợp giả có, tạm bợ, huyễn hóa nên không sợ hãi muốn trừ bỏ. Đó là thấy biết bằng trí tuệ. Như người tỉnh táo đâu bao giờ cầm dao đâm bóng mình cho chết. Chỉ có kẻ ngu si không biết bóng là giả, mới cố công diệt bóng. Biết các pháp huyễn hóa thì những hồi tưởng buồn vui thương ghét dấy khởi, chúng ta chỉ cười, tự nhiên nó lặng.

Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,
Lặng yên chẳng động tự như như.


Tất cả tướng mạo của vọng tâm đều hư dối. Chân tâm bản tánh không hình tướng nhưng hằng tri. Buông xả đến một lúc tâm lặng yên, tự nó như như. Tâm tánh luôn sẵn đó nên một khi sạch hết vọng tưởng, nó liền hiện bày đầy đủ.

Kết thúc lại, chúng ta nhờ Thế Tôn chỉ đường, hành theo lời Ngài dạy đi đến đích giác ngộ giải thoát. Đó là con đường của đạo Phật. Tăng Ni phải biết gặp Phật pháp, được xuất gia đó là duyên phúc rất lớn, đừng nên xem thường. 
 
Cố gắng nuôi dưỡng chủng tử lành mỗi ngày mỗi tăng trưởng. Chúng ta đừng để mang hình thức người tu mà tâm hồn phàm tục, như thế không xứng ở già-lam, thọ nhận của tín thí. Các vị cư sĩ không nên cầu xin ai ban phước, chỉ theo lời Phật dạy ứng dụng tu thì kết quả tự đến. Đó là lời nhắc nhở của tôi dành cho chư Tăng Ni và quý Phật tử nhân mùa an cư.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7344)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5808)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 5063)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6299)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9993)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 7366)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 17169)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5384)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 15723)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567