Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá thư đầu Xuân

22/12/201621:57(Xem: 10583)
Lá thư đầu Xuân
 Lá Thư Đầu Xuân
xuan-hoa-mai
Thích Đức Trí

        Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở. Xuân về là dịp mọi người thể hiện sâu sắc đạo lý tri ân và báo ân cha mẹ, tổ tiên, bạn bè, người thân và xã hội. Đó là nét đẹp muôn thuở của ngày xuân trong tâm hồn người dân Việt Nam.

        Tinh thần báo ân với người thân trong gia tộc và mọi người vào dịp tết đó là nếp sống lành mạnh, nhân bản, mang đậm tình người. Trước lễ đón giao thừa đầu năm là lễ cúng tất niên. Lễ tất niên có mâm cơm ngon, hương hoa và mâm ngủ quả cúng tổ tiên, mời các ngài về ăn tết cùng con cháu. Đó cũng là bữa cơm đoàn tụ gia đình trong ngày cuối năm. Đêm đón giao thừa, nhiều nhà còn sắm sửa lễ vật thanh khiết để cúng Phật, cúng trời và các đấng thánh thần để cầu nguyện cho quốc thái dân an. Có nhiều nơi còn đốt pháo trong lễ cúng giao thừa. Mọi người thường mang áo quần mới, y phục thường trang trọng khác thường để vui xuân. Hạnh phúc nhất sau lễ đón giao thừa, bắt đầu năm mới, con cháu đi chúc tết mừng tuổi ông bà cha mẹ. Người lớn cũng gửi những lời cầu chúc cho con cháu lớn khôn, thành đạt. Suốt mấy ngày tết, mọi người còn có dịp xuất hành và thăm viếng bà con họ hàng, chia sẽ ước nguyện đầu năm.

        Phong tục Tu phước đầu năm còn lưu dấu trong văn hóa lì xì tiền tài đầu năm cho người khác. Người Việt Nam bản tính rất nhân hậu và giàu lòng vị tha, thấm nhuần đạo đức nhân sinh. Tổ tiên chúng ta rất tôn trọng đạo lý nhân quả trong đời sống, luôn khuyên dạy con cháu ăn ở hiền lành, kính trên nhường dưới, thương người nghèo khó. Triết lý sống đơn giản nhưng ấn tượng sâu sắc trong trái tim người dân Việt: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, “Ở hiền thì gặp lành”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Ca dao cũng có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…Tình thương đó không hạn chế trong gia đình người thân mà phổ cập đến dân tộc và đồng loại. Tin sâu đạo lý nhân quả làm chủ đạo mọi giá trị đạo đức xã hội. Đầu năm tu phước, làm lành là mong cả năm đều làm được nhiều điều tốt đẹp. Sống yêu thương, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn là nuôi lớn tình thương cá nhân và đồng loại. Đó là sức mạnh tổng hợp giúp dân tộc chúng ta dìu dắt nhau vượt mọi biến cố lâm nguy trong mọi hoàn cảnh.

       Xã hội ngày nay, mức độ chênh lệch giữa đời sống người giàu và người nghèo với khoảng các quá lớn! Có người có quyền chức, địa vị xã hội thì sống xa hoa, người dân lao động thì cùng khổ bế tắc. Đó là cảnh: “Người ăn không hết, kẻ làm không ra”. Biết bao nhiêu người dân lao động chịu cảnh đói nghèo suốt năm tháng. Xuân về, nhà ai giàu sang, lầu cao cửa rộng, hoa pháo rầm rang, quan qua, đại gia lại, tiệc tùng say sưa. Xuân về, có nhiều người dân đang trong cảnh: “tai trời, ách nước, họa người”. Xuân về, bao trẻ nhỏ thiếu ăn, thiếu mặc, chịu thiệt thòi vì gia đình lâm cảnh cùng cực, cha mẹ nhìn con với giọt nước mắt  nghẹn ngào và đau xót. Xuân về, bao cụ già ôm chiếu rách nằm ôm phận đời bất hạnh.

       Việt nam chúng ta, một hơn ngàn năm độ hộ giặc tàu, trăm năm đô hộ giặc tây, đất nước chiến tranh, Nam Bắc Trung như con một nhà đã từng trong cảnh nồi da xáo thịt, dừng chiến tranh thì sa vào nạn chủ nghĩa độc  quyền. Tất cả toàn dân Việt là nạn nhân của lịch sử, nạn nhân của chiến tranh và sự chia rẽ, hãy nhận thức để xóa bỏ hận thù, cùng hướng về một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đất nước Việt Nam trên bốn ngàn năm văn hiến, bao cảnh đau thương mất mát đổ dồn trên đôi vai dân tộc. Chính những người dân cùng khổ hôm nay, tổ tiên họ đã bao đời hy sinh máu thịt, gìn giữ đất nước, gìn giữ lãnh thổ, gìn giữ bản sắc văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam. Cho nên, đất nước này là đất nước của dân, người dân phải có nhân quyền, cần có một chế độ với pháp luật nhân bản. Chúng ta cần có trách nhiệm chung của người dân việt đang khổ đau.

       Đón mùa xuân mới, chúng ta có cơ hội ngồi lại bên nhau, hâm nóng lại tình thương đồng bào, thể hiện lòng tri ân tổ tiên. Hãy bỏ đi mọi thành kiến và mọi ý thức hệ vay mượn không phù hợp với xu thế tự do, hạnh phúc dân tộc. Xuân về, mọi người hãy sống bên nhau trong tình ruột thịt, suy tư nỗi đau của dân của nước. Chúng ta còn có cơ hội lựa chọn sáng suốt, đừng để dân tộc chúng ta tiếp tục lê thê trong kiếp sống lầm than. Những người dân Việt thân thương đang có trách nhiệm với dân tộc hôm nay, hãy trả về cho dân Việt những gì người dân đã mất, hãy chung vai sát cánh với dân để thiết lập một xã hội tốt đẹp, để cùng dân đủ sức gìn giữ non sông việt nam tươi đẹp muôn đời./.  

 

      

      

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9971)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9682)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11470)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6944)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6877)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8899)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10107)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8904)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7803)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5622)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]