Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kontum và sứ mạng hoằng pháp

09/12/201611:17(Xem: 6862)
Kontum và sứ mạng hoằng pháp


Buddha_4

KONTUM VÀ SỨ MẠNG HOẰNG PHÁP




"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự".

Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.

Tuy nhiên, với thời gian như thế, Giáo Hội vẫn chưa phủ kín 59 trên 64 Tỉnh thành từ Nam chí Bắc. Nhất là vùng Tây Bắc vẫn còn bỏ trống. Một số Tỉnh được lập thành BTS thì nhân sự không đủ đáp ứng, vì thế việc kiêm nhiệm đã sanh ra lắm vấn đề và Phật sự cứ phải dẫm chân tại chỗ.

A/. Tình hình chung là vậy, riêng Phật giáo Kontum, từ khi tách Gia Lai khỏi địa bàn vào năm 1991 và 1995, đến nay đã qua 4 nhiệm kỳ, việc Hoằng pháp nói riêng và các Phật sự nói chung vẫn chưa có nét vượt trội. Sự có mặt một số cơ sở thờ tự nơi vùng sâu vùng xa chưa phải là điều đáng nói, nếu nhân sự và tín đồ tại chỗ chưa thấm nhuần giáo lý và chưa củng cố niềm tin quần chúng trước những cám dỗ thử thách khách quan. So với công lao của tiền bối khi đặt chân lên vùng cao nguyên đất đỏ do các vị từ miền Trung như Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Huế, Bình Định.

Để có cái nhìn tổng quan, ta lược sơ qua vài nét chính:

- Năm 1932, từ một Âm Linh miếu, Quan Tổng trấn Võ Chuẩn thành lập Tổ đình Bác Ái, cung thỉnh trưởng lão Ht Thích Hoằng Thông lên chứng minh đạo tràng và thỉnh Tăng cang T. Từ Vân về trụ trì chùa Bác Ái.

- Năm 1936 HT Huệ Chiếu từ Bình Định lên, thành lập chùa Trung Khánh, đó là những nền móng đầu tiên để Phật giáo có mặt tại Kontum. Mặc dù trong thời chiến, vẫn có những cao Tăng như HT T. An Khánh, HT T. Thiện Bình, HT T. Thiện Nhơn, HT T. Đổng Minh... cùng một số Tăng tài từng đến Tây nguyên hoằng hóa.

B/. Tiếp nối công lao của các bậc tiền hiền liệt tổ, sau 1975, Phật giáo Kontum đã dậm chân tại chỗ. Mãi đến năm 1981 thành lập GHPGVN, gần 15 năm sau, Kontum mới ra mắt được BTS Tỉnh. Lúc bấy giờ các huyện vẫn chưa thành lập được BĐD, vì thế, trên danh nghĩa, PG Kontum có tổ chức nằm trong hệ thống tổ chức chung, nhưng sinh hoạt vẫn mang tính cục bộ, tông môn và địa phương. Thời gian gần đây, khi mà bánh xe Giáo Hội trung ương có chuyển dịch thì Phật giáo Kontum mới hình thành một số ban ngành tương ứng với hệ thống dọc; nhưng thực tế, hiệu quả hầu như y như cũ, nghĩa là chẳng có một thành tích đáng kể, ngoại trừ vài cơ sở vật chất được xây dựng.

C/. Công cuộc hoằng pháp vẫn là lối mòn truyền thống, hầu như các nơi đều như thế. Người dân đến chùa chỉ được hướng dẫn tu tập, ít khi được nghe diễn giảng của thầy trụ trì. Chư Tăng nói chung và Ban Hoằng pháp nói riêng, chưa chủ động đến với người dân để mang giáo lý giúp họ hiểu về Phật giáo; ngay cả giáo lý sơ đẳng như: Nhân Quả, Nghiệp Báo, Trai Tịnh, Giới Luật cư sĩ...

Trong khi Tin Lành, Mục sư vào tận thôn xóm, tiếp xúc với dân lành. Thiết nghĩ, Ban Hoằng pháp trung ương nên xét lại phương cách hoằng pháp để có hiệu quả hơn. Trên 95 triệu dân mà số tín đồ thực thụ hiểu giáo lý đạo Phật chưa bằng Kito giáo có mặt 5 thế kỷ nay là chuyện lạ.

D/. Báo cáo của Đại hội công tác Phật sự tỉnh hội nhiệm kỳ III nêu rõ, Phật giáo tỉnh Kontum có 23 cơ sở tự viện với 60 Tăng Ni tu tập, và 16.004 tín đồ, chiếm 5,67% dân số toàn tỉnh. Có 16 đơn vị GĐPT đang sinh hoạt với số lượng trên 500 em, hơn 200 huynh trưởng đã qua khóa trại huấn luyện. Một bộ phận nhỏ Tăng Ni chưa thật sự hòa hợp, đoàn kết gây ra những khó khăn trong công tác hoạt động. Như vậy, nhiệm kỳ IV vẫn chưa có nhiều phát triển về tu sĩ cũng như các BTS cấp quận huyện, phường xã nơi vùng sâu vùng xa, trong đó, cộng đồng tu sĩ vẫn chưa thống nhất, đoàn kết về Phật sự.

Theo báo cáo của chính quyền: Kontum là tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, có đường biên giới dài gần 270 Km giáp với hai nước Lào và Campuchia; có vị trí địa lý thuận lợi, là địa bàn trọng yếu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nên KonTum cũng là nơi tập trung nhiều tổ chức tôn giáo, có đông đảo chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo sinh hoạt..., với nhiều hoạt động tôn giáo diễn ra đa dạng, phong phú. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo chính đang hoạt động gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài. Với tổng số tín đồ khoảng 195.724 người (chiếm khoảng 40% dân số toàn tỉnh) và một số ít tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo. Toàn tỉnh hiện có khoảng 166 chức sắc, 228 nhà tu hành, 1276 chức việc, 112 cơ sở tôn giáo hợp pháp. Về mặt tổ chức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh KonTum đã có ban đại diện, ban trị sự. Công giáo có giáo phận riêng (giáo phận Kontum), dưới giáo phận có các giáo hạt, giáo xứ và họ giáo. Đạo Tin lành có 16 hệ phái Tin Lành hoạt động với 03 chi hội...

Qua những báo cáo giữa Giáo Hội Phật giáo và chính quyền quản lý Tôn giáo và hành chánh cho thấy, hệ thống tổ chức Phật giáo có khung sườn, nhưng hiệu quả phát triển hoằng pháp mà Phật giáo có mặt rất lâu trên vùng cao nguyên nầy, vẫn đứng sau các tôn giáo bạn, nhất là Tin Lành, Phật giáo chỉ hơn Cao Đài và Hòa Hảo tại bản địa.

E/. Từ đó, vấn đề đặt ra là gì? BTS PG Tỉnh cần hỗ trợ Ban Hoằng pháp về nhân sự và kế hoạch để chủ động sinh hoạt. Cần chấn chỉnh và thay đổi nhân sự trẻ có khả năng làm việc. Những vị quá tuổi quy định hoặc không có khả năng tích cực hãy nhường lại cho Tăng sĩ trẻ. Lực lượng tu sĩ trẻ tốt nghiệp các trường Phật học hiện nay khá nhiều nhưng vẫn là lực lượng ăn không ngồi rồi chờ giao việc chứ không thể xin việc. HT trưởng BTS PG Tỉnh cũng như T.Ư cần thấy rõ vấn đề nầy và cần phải canh tân ngay khi mà xã hội đang đứng trước kỷ nguyên hội nhập.

Tóm lại, trước tình hình mới, Kontum cần có nhiều thay đổi theo xu hướng mới, thì phật giáo Kontum cũng phải theo kịp đà tiến của xã hội, phải canh cải phương thức hoạt động. Trong đó Ban Hoằng pháp cũng phải chủ động đi vào quần chúng. Cần bổ sung và chuyển giao nhân sự có tâm và có tầm mới hy vọng bộ mặt mới của Phật giáo tương xứng với cao trào các tôn giáo bạn hiện hữu.

Kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo Hội, BTS PG Kontum đứng trước nhiệm kỳ 5 cũng cần cân nhắc. Và cầu chúc Giáo Hội thành đạt nhiều kế hoạch tốt đẹp.

 

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2019(Xem: 12935)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 8793)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5334)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 7816)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
19/07/2019(Xem: 7168)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
13/07/2019(Xem: 7163)
Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh sách Hán ngữ gọi là "Từ bi" (慈悲). Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karuna hay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ. Bồ-tát Quán Thế Âm là vị Bồ-tát tiêu biểu nhất cho lý tưởng đó. Thế nhưng cũng nên hiểu rằng Karuna không phải chỉ là vốn liếng riêng của Đại thừa mà còn là cốt lõi trong việc tu tập của Phật giáo Theravada.
11/07/2019(Xem: 6797)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
06/07/2019(Xem: 6502)
Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.
03/07/2019(Xem: 5844)
Bệnh tật nó đến từ đâu Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường Tránh né việc nặng là thường Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài Đi chơi càng khổ gấp hai Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe Thế nhưng
30/06/2019(Xem: 11358)
Lịch giảng của Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ tại Hoa Kỳ từ 1/7 đến 3/8/2019 - Ảnh Phật Mười Phương Hiện Trong Đó Những Ngọc Mani Diễn Pháp Âm Tiếng Phật Mỹ Diệu Bất Tư Nghì Biển Công Đức Phật Không Cùng Tận . Kinh Hoa Nghiêm Thân Tứ Đại Ta Mất Đạo Như Lai Hằng Còn Nhờ Tăng Ni Thừa Tự Chánh Pháp Được Chuyển Luân .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]