Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên bờ vực tử sinh

01/11/201606:12(Xem: 11581)
Bên bờ vực tử sinh
Phat thich ca 2b

Namo Buddhaya
Bên bờ vực tử sinh
 
Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác 
nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo. Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, 
nhưng trong  tâm  ông vẫn quyến luyến ngoại giới, bị ái dục ràng buộc, thường dùng dầu 
thơm sát lên thân thể, dùng nước  nóng để tắm. Ông thích có làn da thơm tho, lựa chọn đồ ăn,
 tâm bị chôn vùi bởi  vật chất, như bị dây mơ trói  thân thể vậy, không lúc nào tự tại. Mặc dù
 trên hình thức đã xuất gia, thụ giới, nhưng về hành vi và cảnh giới  thì vẫn là phàm phu 
tục tử, cách thánh đạo Niết Bàn còn xa lắm.
 
Khi ấy tại nước Ma La có một tôn giả tên là Upagupta, là một nhà sư đạo hạnh có 
tiếng. Vị tỳ kheo mới xuất gia này rất hâm mộ danh tiếng của Upagupta nên đã tới 
diện kiến. Tôn giả hỏi ông: “Ông không quản đường xá xa xôi tới đây làm chi?”
“Tôi mộ danh ngài mà tới. Mong được nghe tôn giả từ bi khải thị yếu chỉ Phật Pháp”.
Tôn giả Upagupta quan sát căn cơ của ông, biết ông còn bị ái dục trói buộc, không
 thể giải thoát, bèn hỏi ông: “Ông có thể hoàn toàn nghe theo lời giảng của tôi, chấp 
nhận giáo huấn của tôi, chiếu theo ý chỉ của tôi mà làm hay không?”
“Tôi nhất định có thể, hết thảy đều chiểu theo lời dặn dò mà làm”.
“Nếu ông có thể sinh tín tâm, tôi trước tiên dạy ông thần thông, sau đó thuyết 
Pháp cho ông”, tôn giả nói. 
“Học thần thông trước, tuyệt quá!”
Vậy là tôn sư dẫn ông lên núi, dạy ông học tập thiền định, lại dặn dò ông phải tuyệt
 đối phục tùng. Tôn giả vận dụng lực thần thông, hóa ra một cây đại thụ, nói: “Ông 
cần phải trèo lên cái cây này”. Vị tỳ kheo kia liền nghe lời tôn giả trèo lên cây đại 
thụ, nhưng nhìn xuống dưới thấy một cái hố lớn, sâu không lường được, lúc này tôn 
giả bèn nói: “Giờ thả hai chân của ông ra”. Vị tỳ kheo chỉ còn cách nghe lời buông
 hai chân ra, lúc này tôn giả lại lệnh ông bỏ hai tay ra. Vị tỳ kheo chỉ dám bỏ một tay
 ra, nhưng tôn giả bảo phải bỏ nốt tay kia ra, tỳ kheo cực kỳ sợ hãi, nói: “Nếu lại bỏ 
tay ra, sẽ rơi xuống hố mà chết”.
 
“Ông đã có lời ước hẹn với tôi, hết thảy tuân theo dạy bảo của tôi, giờ lại hối hận 
rồi sao?” Vị tỳ kheo không còn cách nào, đành buông tâm không nghĩ gì nữa, bỏ nốt
 tay kia ra, liền rơi vào cái hố sâu, vừa sâu hoắm vừa đen ngòm. Lúc này ông hồn 
xiêu phách lạc, toàn thân lạnh ngắt, mở mắt ra nhìn thì thấy cái cây và chiếc hố đã
 biến đâu mất. Sau đó, tôn giả bắt đầu thuyết Pháp cho ông. “Giờ tôi hỏi ông, khi
 ông buông nốt tay ra để rơi xuống, ông còn thấy thế gian có gì  đáng để thích
 nữa không?”
 
“Tôn giả, đã tới bước ngoặt sinh tử, hết thảy đều không còn gì đáng thích nữa”.
“Là như thế. Hết thảy mọi thứ thế gian, đều là hư ảo hết. Khi sắc thân ảo diệt, ái dục 
cũng theo đó mà ảo diệt. Nếu ông có thể nhìn thấu sắc thân vô thường, thoát khỏi ái 
chấp trói buộc, thì sẽ giải thoát khỏi nó. Ưa thích là căn nguyên của phiền não sinh tử,
 hãy cẩn thận với nó, tinh tấn tu hành, chớ mất bản tâm, sẽ thành chính Đạo”.
 
Vị tỳ kheo lúc này đột nhiên tỉnh ngộ, từ đó tĩnh tâm suy ngẫm, chuyên cần tinh tấn, 
chứng đắc quả vị La Hán. Thế gian con người thật thật giả giả, hư hư thực thực, do
 con mắt thịt chúng ta nhìn không chính xác, mới lấy ảo làm thật, tham hưởng khoái
 lạc nhất thời, chỉ vì sai biệt một niệm, kết quả rớt vào vực thẳm không đáy.
 
Ai sống một trăm năm, 
Không thấy pháp sinh diệt
Tốt hơn sống một ngày
Biết được pháp sinh diệt.
Kinh Pháp Cú kệ 113
Photo:
Đôi Bờ Tử Sinh
 
Tử sinh, sinh tử đôi bờ
Vì chưng sợi tóc hững hờ.. gió đưa!
Ngàn sau cho tới ngàn xưa
Khi con mắt đói dây dưa cảnh trần
 
Để lòng lạc lối phong vân..
Tàn tro, ngỡ kiếp giai nhân mặn mà!
Tử sinh sóng vỗ ta bà
Hồn giăng kín những âm ba bổng trầm
 
Đường về mỗi lúc xa xăm
Cõi uyên thuở nọ biệt tăm dấu hài.
Tử sinh, sinh tử miệt mài
Lao xao mưa, nắng... bên ngoài, bỏ quên..
 
Thăng trầm mấy độ xuống lên
Hồn phong sương đợi bình yên một ngày ?
Tử sinh, sinh tử vần xoay
Đời chưa mỏi gối còn xây mộng bền. 
 
Sắc thinh.. cuồn cuộn thác ghềnh
Nào ai nhớ cõi không tên trở về.
Bên ni hạnh ngộ bên tê
Ngờ đâu, một niệm Giác, mê chuyển dời
 
Tử sinh, sinh tử mù khơi.
Trần tâm khép cửa, một trời Như Lai.
 
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
 
Photo:
blank
Photo:
Photo:
Photo:
 
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Pháp thoại tại chùa Phật Bảotiểu bang Philadelphia Oct 2016. 
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Lẽ Sống Tùy Duyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 5092)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 6253)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 4814)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 4792)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 5369)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 9685)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 6785)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 8478)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 7210)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 5470)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567