Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười).
Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 là một Thiền Sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Gốc tổ tiên người Thanh Hóa, sinh trưởng và lớn lên tại Huế, xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu - Huế, năm 16 tuổi. Là một Tăng Sĩ có cái nhìn xa rộng cho đạo Phật, trong khi giới Phật giáo thời bấy giờ chỉ biết học chữ Hán, và nội điển , thì Thiền Sư đã xin học Pháp văn, quốc ngữ ...và sau này là Anh văn, tìm hiểu tư tưởng triết học phương tây để đối chiếu với nền triết học Phật giáo, triết học phương đông. Thiền Sư (từ đây xin được gọi bằng từ Sư Ông cho thân mật hơn) thấy Phật giáo trong giai đoạn đó cũ quá, cần phải làm mới, hiện đại hóa để cho phù hợp với nhu cầu của thời đại, và để cho giới trẻ giới trí thức tìm về với đạo Phật, Sư Ông đã thành công trên lãnh vực này.
Sư Ông viết trên 100 đầu sách , trong đó có khoảng 40 cuốn được dịch với nhiều ngôn ngữ khác nhau, có sách thuộc loại bán chạy nhất (best-seller) ở tây phương. Hiện Sư Ông cư trú ở trung tâm thiền học Làng Mai, Pháp Quốc.
Sư Ông trưởng thành trong giai đoạn đất nước Việt Nam chúng ta bị Pháp đô hộ, đạo Phật bị kỳ thị xem thường và tìm cách loại bỏ. Tiếp theo là cuộc chiến tranh Việt - Mỹ, hằng ngày chứng kiến cảnh bom đạn tàn phá quê hương, Sư Ông đã thành lập trường "thanh niên phụng sự xã hội" để giúp đỡ đồng bào trong cuộc chiến. Chính từ chứng kiến sự tàn khốc đỗ vỡ, tang thương điêu linh trong cuộc chiến mà trong giai đoạn này hiếm khi thấy Sư Ông cười, lúc nào cũng đăm chiêu, suy tư, lo lắng.
Cho đến khi Sư Ông qua phương tây dạy học, tranh đấu vận động hòa bình cho Việt Nam rồi thành lập trung tâm thiền học Làng Mai, Pháp Quốc. Thời gian này Sư Ông chuyên tâm thiền định, nghiên cứu, diễn giảng, dạy cho đệ tử, Sư Ông mới chú trọng đến nụ cười, và Sư Ông cũng tập cười, nuôi dưỡng nụ cười. Ban đầu Sư Ông cười cũng không đẹp lắm đâu, cười không được tự nhiên, nhưng rồi càng về sau Sư Ông cười càng đẹp. Tác phẩm mà chúng tôi có được năm 1977, mua tại Sài Gòn có tựa đề "Hàm tiếu thiền" in chui trên giấy rất xấu, sau này được in chính thức có tên "Phép lạ của sự tỉnh thức".
Trong năm 2005 và 2007 tăng đoàn Làng Mai về Việt Nam, thuyết giảng hướng dẫn tu học, chúng ta đã thấy được các Thầy, các Sư Cô trẻ trong tăng đoàn đều ăn nói nhỏ nhẹ, có nụ cười thật đẹp, gương mặt thật phúc hậu tươi mát. Trong tu học các vị đã nếm được, trải nghiệm được niềm vui của Thiền "Hiện pháp lạc trú" do Thầy mình chỉ dạy.
Sư Ông vừa trải qua một cơn bạo bệnh, nay thì đã đã hồi phục đang tập nói, tập cười với tuổi đời 90.
Để có một nụ cười đẹp, trọn vẹn một nụ cười trong suốt một kiếp người, chúng ta thấy cũng thật là khó. Vậy, nếu ai có được nụ cười đẹp mà không cười thì uổng phí quá !
Viết bài này chúng tôi xin được cung kính đảnh lễ tri ân Sư Ông, người đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam dạy quần chúng Phật tử tu hành bằng pháp môn cười, để kết nối mọi người lại với nhau, cười được là chúng ta sẽ đến được với nhau, cho dù có khác nhau về chính kiến, ý thức hệ, tôn giáo, chủng tộc... Và khi đã đến được với nhau rồi thì cuộc đời này sẽ đẹp hơn, vui hơn, an lạc hơn.
Cầu Phật gia hộ cho Sư Ông khỏe mạnh trở lại, có được giọng nói trầm ấm như xưa, có được nụ cười đẹp nhất an lạc nhất, như nụ cười mà Sư Ông có được khi được các đệ tử thưa lại rằng:" Số tiền và phẩm vật Sư Ông gởi về Việt Nam làm từ thiện giúp đỡ các học sinh ,sinh viên hiếu học, nhưng có hoàn cảnh khó khăn, trong chương trình từ thiện Hiểu và Thương đã đến tay người nhận".
Sư Ông hướng dẫn đệ tử mình thực tập cười bằng một bài thi kệ:
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.
Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám, "loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian ...
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.