Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Sự Kiện Cần Phải Thường Quán Sát

28/09/201621:55(Xem: 12383)
Năm Sự Kiện Cần Phải Thường Quán Sát
 
Photo:
Namo Sakya Muni Buddha
Năm Sự Kiện Cần Phải Thường Quán Sát
 
Đức Phật dạy: 
"Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, 
bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
 
"Ta phải bị già, không thoát khỏi già" là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi 
nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.
 
"Ta phải bị bệnh, không thoát khỏi bệnh" là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi 
nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.
 
"Ta phải bị chết, không thoát khỏi chết" là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi 
nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.
 
"Tất cả pháp khả ái, khả ý đối với ta sẽ phải đổi khác, sẽ phải biến diệt", là sự kiện 
cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.
 
"Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy" 
là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.
 
- Có những loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, đang còn trẻ, kiêu mạn trong tuổi trẻ, say đắm trong
 kiêu mạn ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do vị ấy thường xuyên quán sát sự kiện này,
 sự kiêu mạn tuổi trẻ trong tuổi trẻ được hoàn toàn đoạn tận hay được giảm thiểu.
Có những loài hữu tình khỏe mạnh, này các Tỷ-kheo, kiêu mạn trong khỏe mạnh. Do say đắm 
trong kiêu mạn ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do vị ấy thường xuyên quán sát sự kiện 
này, sự kiêu mạn khỏe mạnh trong khỏe mạnh được hoàn toàn đoạn tận hay được giảm thiểu.
Có những lời hữu tình đang sống, này các Tỷ-kheo, kiêu mạn trong sự sống. Do say đắm trong
 kiêu mạn ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do vị ấy thường xuyên quán sát sự kiện này,
 sự kiêu mạn sự sống trong sự sống được hoàn toàn đoạn tận hay được giảm thiểu.
Do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, "Ta phải bị chết, không thoát khỏi chết", cần phải thường
 xuyên quán sát như vậy bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia.
Có những loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, có lòng tham dục đối với các vật khả ái. Do say đắm 
với lòng tham dục ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do vị ấy thường xuyên quán sát sự 
kiện ấy, nên tham dục đối với các vật khả ái được đoạn tận hoàn toàn hay được giảm thiểu. 
Do duyên lợi ích này, này các Tỷ-kheo, "Tất cả pháp khả ái, khả hỷ đối với ta sẽ phải đổi khác, 
phải biến diệt" là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia
 hay xuất gia.
 
Có những loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do vị ấy thường
 xuyên quán sát như vậy, ác hạnh được hoàn toàn đoạn tận hay được giảm thiểu. Do duyên lợi 
ích này, này các Tỷ-kheo, "Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng,    nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ 
thừa tự nghiệp ấy" là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, 
bởi tại gia hay xuất gia." (Trích Tăng Chi Bộ Kinh - Sự kiện cần phải thường quan sát) .
Photo:
Lặng Nghe Tim Mình Lên Tiếng !
 
Mỗi người chỉ một trái tim,
Nhưng có hai Tâm nhĩ thất. 
Một tâm chứa đựng niềm vui, 
Một tâm muộn phiền dấu cất.
 
Khi vui, nếu cười lớn tiếng
Sẽ đánh thức buồn bên kia.
Lúc buồn, nếu tràn mưa lệ
Niềm vui nghẽn lối không về!
 
Mỗi người chỉ một trái tim
Nửa mỏi mệt đời cơm, áo.. 
Nửa nặng chấp nê.. phiền não..
Khiến tim tiều tụy tháng ngày.
 
Sống hiểu điều chi là Nặng
Thì mới biết.. Nhẹ nhàng buông!
Sống hiểu nguồn tâm bình lặng
Tim gầy mới thoát đau thương..
 
Đừng tưởng cuộc đời vĩnh viễn
Thật ra ngắn đến.. không ngờ
Đoái nhìn con tim bé bỏng
Làm việc suốt 24 giờ !!.
 
- Hãy sống như hoa mùa Hạ
Lìa đời tựa lá mùa Thu 
Nhân sinh.. thoảng làn gió vội!
Đừng nhốt tim trong ngục tù...
Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ
Photo:
blank
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Ngày tu Bát Quan Trai của GD Thiền sinh Sợi Nắng 
tại Tu Viện Đại Bi do Ni Sư Thích nữ Chơn Viên trụ trì tiểu bang California- Sept 24 2016
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Ý kiến bạn đọc
29/09/201602:08
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 16499)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 21954)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 7745)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 5839)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 7002)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 7345)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
09/12/2013(Xem: 6420)
Tự thủy uyên nguyên, khắp các loài chúng sanh cùng với Phật đồng một tâm, tức cái tâm tánh tuyệt đối, chơn thường, vắng lặng, trong trẻo, tròn đầy, trùm khắp, không lay không động, không đến không đi, không sanh không diệt, vô thỉ vô chung, cực linh cực mầu, hay sanh các pháp. Do Phật tâm thanh tịnh, vắng lặng, huyền mầu, nhưng lại khéo sanh vạn pháp, nên cổ đức mới tạm mượn lời mà đặt tên, gọi cái tánh huyền mầu đó là "chơn không diệu hữu", tức từ cái tánh linh diệu trong trẻo, không một vật mà pháp pháp tuỳ duyên trùng trùng sanh khởi.
09/12/2013(Xem: 6012)
Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng… Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chính ta liền có được hạnh phúc. Tại sao như thế? - Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Khi ấy chúng ta xóa bỏ được, dù chỉ là tạm thời, sự phân biệt chia cách kiên cố giữa ta và người khác. Chính sự thoát khỏi những ràng buộc tiêu cực nặng nề này đưa chúng ta đến miền đất chung của hạnh phúc.
08/12/2013(Xem: 8852)
Bodh Gaya (Bihar), Ngày 3, tháng 12, năm 2013 – Lễ trùng tụng Tam tạng thánh điển quốc tế đã cử hành tại Bồ Đề Đạo Tràng thuộc tỉnh Bihar, Ấn độ. Hàng ngàn chư Tăng và Phật tử trên toàn thế giới đang tham dự buổi lễ này. Buổi lễ 10 ngày được tham dự bởi chư Tăng và Phật tử từ các quốc gia như Bangladesh, Căm bốt, Ấn độ, Nepal, Miến điện, Thái lan, Tích lan và Việt nam sẽ chấm dứt vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
08/12/2013(Xem: 26010)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567