Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì sao tu thiền định?

13/06/201617:46(Xem: 7621)
Vì sao tu thiền định?
Vì sao tu thiền định?
HT. Thích Thanh Từ
ducphatthichca


Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.

Chúng ta tu thiền định là tu thế nào? Nhiều vị không hiểu nói người mới tu thiền phải quán hơi thở tức là sổ tức. Sổ tức là đếm số, hít vô cùng đếm một, thở ra sạch đếm hai, đếm tới mười bỏ, rồi đếm trở lại một. Cứ như vậy đếm hoài cả buổi có lợi ích gì đâu, mầu nhiệm gì đâu? 

Chúng ta thử đặt lại vấn đề, tại sao đếm hơi thở? Vì muốn dừng tâm lăng xăng. Hít vô nhớ mình hít vô tới đâu, thở ra nhớ mình thở ra tới đâu, rồi nhớ số nữa. Bắt nhớ như thế để tâm quên chạy theo vọng tưởng. Dừng được tâm này là định nên nói thiền định. Thiền định là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Tĩnh lự, nghĩa là lặng cái suy nghĩ lăng xăng, chớ không gì lạ.

Qua giai đoạn đếm hơi thở rồi đến giai đoạn theo hơi thở. Khi ta chú tâm đếm hơi thở, tâm không chạy bậy, lần lần thuần thục ta bỏ đếm, chỉ theo hơi thở thôi. Nghĩa là hít vô tới đâu biết, thở ra tới đâu biết. Theo dõi như người thiếu nợ trốn chủ, bất thần chủ nợ tìm gặp, nên theo sát lưng không bỏ. Tu cũng vậy, ban đầu đếm hơi thở, sau đó theo hơi thở thật khít khao để tâm không tán loạn. Đó là phương tiện buổi đầu của người tập tu thiền.

Kế đến chúng tôi hướng dẫn hành giả tu thiền, khi niệm dấy khởi lên biết nó là hư dối, bỏ. Bởi vì khởi nghĩ không thật, mà mê theo nó thì thành thật. Như giận người A, khi dấy niệm giận mình theo niệm đó phát nổi hung hăng, muốn chửi đánh người ta, thành ra tạo nghiệp. Nếu vừa nhớ tới A liền bỏ không nghĩ, thì đâu còn tức mà muốn đánh chửi người ta. Manh mối ban đầu vừa mọc mầm liền thấy, chỉ mặt nó thì nó dừng lại nhẹ nhàng.

Tọa thiền dùng trí thấy thẳng để dẹp vọng tưởng. Đó là thấy ngay lẽ thật, không mượn phương tiện. Thiền tông dạy trực chỉ nhân tâm tức chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật là nhận ra bản tánh của mình thì thành Phật. Chỉ thẳng tâm người là tâm lăng xăng, tâm điên đảo đó. Nó vừa dấy lên, chỉ mặt rầy thì nó lặng. Cho tới bao giờ tâm ấy hoàn toàn lặng hết thì tánh Phật hiện ra. Tánh Phật là Pháp thân. Người tu thiền đặt trí tuệ lên hàng đầu. Nhìn thẳng thấy rõ ràng, không để vọng tưởng lừa gạt. Nó rủ đi đâu là chặn liền, không cho nó dụ dỗ.

Phật tử bây giờ có bệnh, mình tu thích hợp với pháp này liền chê pháp của người khác, khen pháp của mình. Do đó tâm lăng xăng càng tăng trưởng chớ không giảm. Như vậy đâu phải tu. Tu là để giảm suy nghĩ lăng xăng, rối bời, mà mình tu càng ngày càng tăng là không đúng rồi. Cho nên thấy người tu niệm Phật, ta hoan hỷ nói “Chị tu niệm Phật tốt. Ráng niệm cho nhất tâm”. Thấy người tu trì chú, nói “Anh tu trì chú tốt. Ráng trì cho tới tam mật”. Thấy người tu thiền, nói “Anh tu thiền tốt. Ráng ngồi thiền cho được định”. Như vậy ai cũng tốt hết.

Người biết tu phải hiểu cho thấu đáo để không hờn phiền những người đồng đạo. Nếu không khéo sẽ dẫn tới tình trạng người này trách người kia, người kia phiền người nọ. Chính huynh đệ trong đạo chỉ trích nhau hoài, không hòa thuận nói gì tu hành. Bởi vậy tất cả chúng ta phải hiểu rõ điều này.

Tại sao Phật dạy chúng ta phải dẹp cái nghĩ lăng xăng lộn xộn của mình? Những ý nghĩ quấy dẹp thì phải, nhưng ý nghĩ phải tại sao cũng dẹp? Nếu nghĩ xấu sai, ta sẽ nói làm theo nghiệp ác. Nếu nghĩ tốt dĩ nhiên ta nói làm theo nghiệp lành. Như vậy nghiệp lành, nghiệp ác từ ý nghĩ mà ra. Nghiệp ác thì đọa vào đường dữ, nghiệp lành thì sanh về cõi lành. Nhưng dù lành hay dữ cũng còn trong dòng trầm luân sanh tử, còn trở đi trở lại mãi trong ba cõi là còn khổ.

Tại sao nghiệp lành vẫn không giải thoát? Vì nghiệp lành thì sanh cõi lành, như được làm người sung sướng. Nhưng mấy chục năm hưởng hết phước rồi cũng chết. Hoặc sanh lên cõi Trời, ở cảnh cao sang muốn gì được nấy, nhưng hết phước cũng đọa xuống trở lại. Lên lên xuống xuống không có ngày cùng. 

 

Chỉ có ra khỏi dòng sanh tử mới được giải thoát, hết khổ đau. Bây giờ nếu chúng ta tu tới nhất tâm, không còn nghĩ thiện nghĩ ác thì đi đâu? Hết nghĩ thì hết nghiệp, hết nghiệp là hết sanh tử, đó là giải thoát. Chỗ cứu kính chân thật Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy là cái sáng suốt, bất sanh bất diệt nên gọi là Niết-bàn, vô sanh. Không có sanh lấy gì có tử.

Đức Phật vì thương chúng sanh mê lầm đuổi theo hư ảo cho là mình, rồi cả ngày sống trong cái hư ảo đó, chịu vô lượng khổ đau. Đã sống trong hư ảo thì dù làm việc tốt cũng chưa hẳn là tốt. Ví như có hai nhóm đi làm từ thiện. Nhóm A được nhiều người hoan nghênh, nhóm B cũng làm từ thiện nhưng lại bị nhiều người chỉ trích. Vậy nhóm B có vui nhìn nhóm A không? Bị thua thì giận rồi, mặc dù giận vì làm việc thiện.

Bởi vậy nói tâm của chúng ta không chân thật. Vì nó hư ảo nên biến chuyển luôn. Do đó nhiều người lúc nhỏ rất hiền lành, nhưng lớn lên bị ngoại duyên không tốt tác động lâu ngày trở thành hung dữ. Ngược lại, người lúc nhỏ hung dữ nhưng lớn lên nhờ gần gũi duyên tốt nên trở lại hiền lành. Tâm ta luôn đổi thay, không đứng một chỗ. Gặp môi trường tốt, thầy tốt, bạn tốt thì tốt theo, gặp môi trường xấu, thầy xấu, bạn xấu thì xấu theo. Tâm đó tùy thuộc ngoại cảnh chớ không tự làm chủ được. Vậy mà tất cả chúng ta đều đuổi theo nhận nó là mình, thử hỏi có đáng buồn không?


Nếu chúng ta không nhận những suy nghĩ lăng xăng lộn xộn đó là tâm mình, thì dù ở chung cả trăm ngàn người cũng không có chuyện cãi vã, nói gì đánh đập nhau. Sở dĩ chúng ta ở chung có chuyện này, chuyện kia là vì không đồng ý nhau. Mỗi người đều cho cái suy nghĩ là đúng, là tâm mình nên rồi hơn thua, phải quấy, oán thù đủ chuyện. Nuôi tâm ấy như nuôi kẻ cướp trong nhà, do đó Phật nói “Nhận giặc làm con”. Vì nhận giặc làm con nên nghe lời nó, không chịu bỏ nó. Đã vậy thì đời ta cứ đi trong trầm luân đau khổ không có ngày cùng.

Muốn ra khỏi dòng sanh tử không gì hơn là lặng được chú tạo nghiệp đó. Nghĩa là đừng nhận nó làm con nữa, đuổi nó ra khỏi nhà. Dễ quá, nó không phải là con mình thì đuổi đi. Nhưng khổ nỗi ta lại thương nó, không chịu đuổi. Khi thấy chúng sanh mê lầm như vậy, Đức Phật có thương không? Có. Chúng sanh đang lặn hụp giữa biển cả mênh mông, Ngài đưa tay xuống chờ mình ngóc đầu dậy thì kéo liền. Nhưng chúng sanh cứ mải miết lặn hụp không chịu đưa tay cho Ngài kéo.

Mỗi một ngày hết mười hai tiếng chúng ta chạy theo cái hư giả, chỉ còn một hai tiếng trở về cái thật, nên ráng buông xả cho các vọng tưởng lặng xuống, giành quyền làm chủ phần nào. Nếu không mình cứ bị nó làm chủ hoài. Ngày nào ta giảm bớt được hơn thua, phải quấy thì ngày đó an vui. Ngược lại, nếu cứ để nó lôi dẫn chạy ngược chạy xuôi, khi nhắm mắt chắc chắn phải luân hồi sanh tử.

Phật tử tu mà không hiểu, cứ ỷ lại vào thầy. Tháng nào cũng đi chùa cúng thầy một ít, chừng nào nhắm mắt mời thầy tới độ cho về Cực Lạc, khỏe ru. Tu như vậy thì oan cho đạo Phật quá. Quý vị phải nhớ chúng ta lo cho Tam bảo, để việc giáo hóa mọi người thức tỉnh được trường tồn, được phát triển. Muốn thế bản thân mình phải tu, rồi tạo điều kiện hỗ trợ Tam bảo tồn tại lâu dài nơi thế gian, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Hôm nay tôi nhắc những điều thiết yếu cho tất cả quý Phật tử biết, ứng dụng tu đúng pháp Phật dạy. Mong tất cả thực hành đúng Chánh pháp, đừng vì sự tu mà tạo phân biệt, nuôi lớn phải quấy đối đãi, trái xa với bản ý Phật dạy, cũng là tự vùi lấp sự giác ngộ của mình. Hiểu vậy trên đường tu tôi tin chắc quý vị sẽ tiến, sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

HT. Thích Thanh Từ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/07/2019(Xem: 6537)
Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.
03/07/2019(Xem: 5857)
Bệnh tật nó đến từ đâu Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường Tránh né việc nặng là thường Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài Đi chơi càng khổ gấp hai Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe Thế nhưng
30/06/2019(Xem: 11408)
Lịch giảng của Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ tại Hoa Kỳ từ 1/7 đến 3/8/2019 - Ảnh Phật Mười Phương Hiện Trong Đó Những Ngọc Mani Diễn Pháp Âm Tiếng Phật Mỹ Diệu Bất Tư Nghì Biển Công Đức Phật Không Cùng Tận . Kinh Hoa Nghiêm Thân Tứ Đại Ta Mất Đạo Như Lai Hằng Còn Nhờ Tăng Ni Thừa Tự Chánh Pháp Được Chuyển Luân .
29/06/2019(Xem: 5813)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5373)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6928)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6658)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6486)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 8005)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7866)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]