Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

13/06/201617:39(Xem: 6042)
Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích
Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển dịch Việt 
image
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm  hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
 
Tôi chú ý vì tư thế kỳ lạ của Đức Đạt Lai Lạt Ma - ngài cúi gặp cả nửa người xuống và bước đến họ. Giống như nhiều tu sĩ Tây Tạng khác, ngài khoanh tròn đôi vai nghiêng mình ra phía trước để bày tỏ lòng biết ơn, một sự khom mình xuống - một ngôn ngữ thân thể tiềm tàng khiêm hạ thân mật, là điều, nhiều lần, quen thuộc thành một tình trạng thường trực. Đức Đạt Lai Lạt Ma chào đón các vị lạt ma, những bậc nổi tiếng nhất trong ngôi nhà Phật Giáo Tây Tạng, với tình thân thiết nồng ấm và ung dung. Những vị trưởng lão đạo sư tâm linh này thi đua một cách không nao núng để xem ai có thể cúi chào thấp nhất.
blank 
Khi ngài đến bên chiếc ngai chạm cúc vạn thọ vàng trên khán đài, lãnh tụ Tây Tạng dừng lại là nhìn chăm chú vào tượng đài mười tầng, một kiến trúc trông bất thường tựa hồ như một tên lửa Sô Viết hai tầng khổng lồ - ngoại trừ đỉnh của nó thì bằng phẳng thay vì thon nhọn. Được xây dựng hai thế kỷ trước, và phải vật lộn bởi những cơn mưa mỗi mùa hè, nhưng hơi kỳ diệu là cấu trúc ấy vẫn đứng vững. Nó được bao phủ hoàn toàn trong giàn giáo bằng tre, chuẩn bị cho một sự tu bổ lớn. Trong những thanh ngang dưới thấp buộc nhiều khăn choàng cúng dường trắng.
 
Ngôi tháp đánh dấu nơi Đức Phật đã thuyết pháp lần đầu tiên, ngay lập tức sau khi Ngài thành tựu Giác Ngộ dưới cây bồ đề ở Đạo tràng Giác Ngộ. Đối với nhiều Phật tích, Sarnath đồng nghĩa với sự khai sinh của Phật Giáo. Trong 1,500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật Giáo đã rộ nở ở Ấn Độ cho đến khi người Hồi Giáo xâm lược. Tuy nhiên, trong ba mươi năm qua, Sarnath một lần nữa trở thành một trung tâm của tư tưởng Phật Giáo. Hàng chục đền chùa và tu viện, đại diện cho mỗi chi phái của Phật Giáo đã được xây dựng, và các Phật tử đã quy tụ đến đây trong mùa hành hương.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã  nói với tôi rằng Sarnath là một nơi ở Ấn Độ đã làm ngài phải  rất xúc động. Ngài đã ở đây để hành hương rất sớm sau khi đào thoát khỏi Tây Tạng năm 1959. Một đám đông khoảng 2,000 người Tây Tạng thiếu thốn, đã vượt Hy Mã Lạp Sơn để lưu vong vài tuần trước, đã chờ đợi ngài phía trước đại tháp. Họ ở tình cảnh tệ hại: hầu hết đã mất người thân trên đường, một số tê cóng vì băng giá. Với chỉ áo quần trên lưng họ và vài món đồ gia truyền góp nhặt vội vã, họ đã đến trên những cánh đồng  ướt át của Sarnath và dựng nên những lều trạm tạm thời để sinh sống.
 
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
 
***
Cuộc gặp chưa từng có lần đầu tiên của tôi với Đức Đạt Lai Lạt Ma xảy ra vào tháng Ba năm 1972. Tôi vẫn nhớ mình đã nhận thức thế nào trong sự kiện ấy. Tôi đã không biết nhiều về mối quan hệ Hoa - Tạng, nhưng tôi biết một việc:   người Trung Cộng đã giết rất nhiều người Tây Tạng trong sự xâm chiếm đất nước của họ. Tôi đã băn khoăn về phản ứng của lãnh tụ Tây Tạng đối với tôi. Xét cho cùng, tôi đã là người Trung Hoa đầu tiên ngồi đối diện với ngài kể từ khi ngài lưu vong một thập niên trước đây.
 
"Như ngài có thể nhớ," tôi nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn mới đây ở Dharamsala, "trong lần yết kiến ngài lần đầu năm  1972, câu hỏi nẩy ra trong đầu tôi trước tiên nhất là ngài có thù ghét người Trung Hoa không. Ngài đã nói với tôi rằng ngài không thù ghét người Trung Hoa, ngài nói với tôi rằng ngài thật sự tha thứ họ. Đức Thánh Thiện, điều này chỉ mười ba năm sau khi ngài mất quê hương của ngài, tôi đã rất  ngạc nhiên với sự cao thượng của ngài."
 
"Đó là sự rèn luyện của Phật Giáo," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Không là điều gì đặc biệt trong trường hợp của tôi. Một số lớn hành giả Tây Tạng cũng có một loại thái độ tương tự. Tha thứ và từ bi là những bộ phận quan trọng trong sự tu tập."
 
"Ngài nghĩ gì về người Hoa hiện nay?"
 
"Tôi nghĩ rằng ông đã chú ý những cảm giác của tôi đối với người Hoa trong việc thuyết giảng ở đây cũng như ở Đài Loan," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Cho dù là những nhà tôn giáo, người bình thường, viên chức Đài Loan, ngay cả cảnh vệ Đài Loan, tôi rất thân hữu. Sự đáp ứng thân hữu này, có lẻ bởi vì tôi đã  nói tiếng Hoa vở lòng từ lúc ấu thơ ở vùng đông bắc Tây Tạng. Vì vậy đó là thực tế. Nếu người Hoa biểu lộ tình bạn chân thành, thế thì sự đáp ứng của tôi sẽ rất tự động - do bởi nhân tố này. Nhưng thế nào đi nữa, bất cứ nơi đâu tôi đến, bất cứ khi nào tôi gặp, cho dù người Mỹ Phi châu hay Ấn Độ hay Trung Hoa hay Âu châu, không khác biệt nhiều, tôi nghĩ thế."
 blank
 Tôi không nói thế, nhưng tôi không nghĩ nó hoàn toàn đúng. Tôi nghĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn biểu lộ cung cách ngài để liên kết với người Trung Hoa, đặc biệt với những người từ Hoa Lục. Trong những cuộc gặp gở như vậy ngài rất thành công và rất thường người ta ngập tràn cảm xúc với ngài. Tôi nhớ lại cuộc gặp gở với Wang Lixiong một tác giả nổi tiếng Trung Hoa, ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa kỳ. Wang là người Hoa đầu tiên viết về hiện trạng của Tây Tạng một cách am hiểu tường tận và không thiên vị.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Wang bên nhau là bất thường. Thay vì gặp gở Wang ở phòng khách khách sạn của ngài như ngài thường làm, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chờ đợi tác giả người Hoa ở thang máy, bên cạnh những bảo vệ và phụ tá lớn tuổi của ngài. Đây là một biểu lộ tôn trọng mà ngài không thường làm đến nhiều người lắm - tối thiểu là tôi đã thấy như vậy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chào mừng Wang một cách nồng nhiệt bằng tiếng Hoa: "Nị hào." Sau đó ngài đã nắm tay và đưa Wang đến phòng khách. Họ ngồi trên một ghế dài bên cạnh một chiếc đàn piano Steinway màu đen, đối diện với nhau trong im lặng: tu sĩ y áo màu đỏ sậm và văn sĩ trong áo khoác Trung Hoa màu xanh đậm. Đột nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma chồm tới và kéo Wang đến gần ngài. Ngài chạm trán của ngài với Wang một cách đậm đà trong mười, hai mươi giây. Khi họ rời ra, Wang có thể thấy đôi mắt đẩm lệ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau này Wang đã viết trong một quyển sách thuật lại những đối thoại của hai người: "Có lẻ ngài đã xem tôi như đại diện cho người Hoa đã sống trên vùng đất cận kề người Tây Tạng. Mặc dù ngài đã gặp vài người Hoa trước đây, nhưng hầu hết những người ấy đã di cư lâu đời và không còn thân nhân hay gốc gác ở Trung Hoa."
 
"Bây giờ, về câu hỏi tại sao cảm giác của tôi là ấm cúng đối với người Trung Hoa," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục với luồng tư tưởng của ngài. "Toàn bộ cảm nhận, suy nghĩ của tôi, là từ quan niệm liên hệ hổ tương. Thí dụ, trong khi ở Đài Loan, tôi đã gặp những lãnh tụ của Dân Tiến Đảng, đảng đang cầm quyền ở Đài Loan. Tôi đã nói với họ, liên quan đến Tây Tạng, tôi không tìm sự độc lập. Và tôi nói với họ là Đài Loan cũng phải suy nghĩ một cách cẩn thận về mối quan hệ với Hoa Lục. Đài Loan cần một mối quan hệ đặc biệt, hiếm có gần gũi với Đại lục, vì những lý do kinh tế, cũng như quốc phòng, những thứ như thế. Vì toàn bộ thế giới liên hệ hổ tương một cách sâu đậm. Kinh tế, môi trường của Tây Tạng lệ thuộc một cách nặng nề với Trung Hoa. Người Hoa sẽ làm cho Tây Tạng phồn vinh và lợi lạc hơn - nếu chúng tôi là một bộ phận của Trung Hoa. Nếu chúng tôi tách rời ra, về lâu dài, người Tây Tạng có thể đối diện với khó khăn hơn.
 
"Sự tiếp cận trung đạo của tôi: không tách rời khỏi Trung Hoa, ràng buộc một cách kinh tế với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trong khi, toàn bộ chính quyền là tự trị của một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa. Văn hóa, giáo dục, môi trường, tâm linh: những thứ này những người Tây Tạng chúng tôi có thể quản lý tốt đẹp hơn. Tôi chắc chắn hoàn toàn rằng những truyền thống của Tây Tạng, tâm linh của người Tây Tạng, có thể hổ trợ cho hàng triệu người Trung Hoa. Đã có một số nghệ nhân, và tư tưởng gia Trung Hoa đang biểu lộ sự quan tâm thích thú với Tây Tạng, trong Phật Giáo Tây Tạng. Cho nên Trung Hoa và Tây Tạng. Không rời nhau. Hổ trợ nhau, liên hệ hổ tương."
 
Giống như rất nhiều trong những vấn đề mà ngài quan tâm một cách sâu sắc đến, chính sách Hoa - Tạng của ngài được hướng dẫn bởi quan điểm Phật Giáo của ngài về mối quan hệ nhân duyên hổ tương của mọi thứ - tuệ giác mà ngài đã tiếp thu giống như tấm vải thấm đẫm dầu, vào độ cuối những năm hai mươi tuổi của ngài.
Đối với ngài, thực tại của cuộc sống giống như tấm lưới Đế Thích của huyền thoại cổ xưa. Vũ trụ nhìn lên như một mạng lưới khổng lồ được dệt bằng vô số những thành phần của các sợi chỉ. Một viên kim cương được gắn vào ở mỗi mối chỉ. Bất cứ viên kim cương nào, với vô số mặt của nó, phản chiếu toàn vẹn tất cả những viên kim cương khác - giống như một sự sắp xếp của những tòa nhà với vô số chiếc gương - mỗi tấm gương có mối quan hệ không thể nói được với tất cả những tấm gương khác. Quấy rầy trong một khu vực của mạng lưới là kích động một hệ quả sóng lan tỏa mà nó tác động, một cách vi tế, trên những bộ phận khác. Nó giống như Hiệu Ứng Bươm Bướm[1]. Một con bướm vỗ cánh ở Bắc Kinh có thể làm thay đổi áp suất rất nhỏ, mà theo thời gian có thể tác động đến những mô thức khí hậu ở Vancouver.
 
Ở trình độ con người, các con gái của tôi sẽ không ngủ an toàn trên giường nếu những đứa trẻ ở Kabul hay Baghdad không an toàn trên giường của chúng. Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, thực tại của đời sống là một tổng thể hợp nhất: mọi thứ liên hệ với nhau, và không thứ gì tồn tại một cách độc lập. Có một châm ngôn nổi tiếng của Tây Tạng: tất cả chúng sanh từng là mẹ của chúng ta trong một thời điểm nào đó, cũng giống như chúng ta cũng từng là mẹ của họ trong một thời điểm nào đó. Nó động viên chúng ta hành động cật lực trong sự tự kiểm soát và để trau dồi việc quan tâm vì lợi ích của người khác. Tôi hiểu thấu ý tưởng này một cách trực giác, nhưng vẫn tự thấy chật vật với một sự thông hiểu sâu xa hơn.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục: "Trong trường hợp của riêng tôi, ở Tây Tạng, tất cả sự tàn phá, chết chóc này, đều xảy ra. Những kinh nghiệm đau thương. Nhưng trả thù … điều này tạo thêm những sự bất hạnh. Cho nên, hãy suy nghĩ rộng rãi hơn nhận thức: trả thù không tốt, cho nên tha thứ. Tha thứ không có nghĩa là chỉ quên quá khứ đi. Không, ông nhớ quá khứ. Nên cảnh giác rằng những khổ đau quá khứ xảy ra do bởi tư tưởng hẹp hòi của cả đôi bên. Vì thế bây giờ, thời gian đã qua rồi. Chúng ta cảm thấy thông tuệ hơn, phát triển hơn. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất."
 
"Ngài nuôi dưỡng sự tha thứ như thế nào?" tôi hỏi.
 
"Thứ nhất, theo kinh nghiệm của riêng tôi, tôi nghĩ về người khác, kể cả những người được gọi là kẻ thù của tôi. Những người này cũng là những con người. Họ cũng có quyền để đạt hạnh phúc và tránh khổ đau. Tươi mát, mĩm cười, mọi người đều thích. Tội ác, chém giết, không ai thích. Rồi thứ hai. Tương lai của tôi liên hệ với họ, sự quan tâm của tôi liên hệ với sự quan tâm của họ. Thí dụ, đất nước tôi, dân tộc tôi liên hệ rất nhiều với người Trung Hoa. Tương lai của chúng tôi lệ thuộc vào họ rất nhiều. Săn sóc họ rốt cùng là săn sóc cho chính chúng tôi."
 
"Nhưng người Trung Hoa ảnh hưởng đến ngài một cách cá nhân như thế nào?" tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma. "Có lẻ có những thảm họa cá nhân liên quan đến ngài một cách trực tiếp do bởi sự xâm lược của Trung Cộng?"
 
"Cá nhân không nhiều. Nhưng khi tôi nghe, thí dụ, từ một người Tây Tạng bị giam trong nhà tù Trung Cộng. Ông ấy vẫn còn sống, bây giờ đang ở Nepal. Ông ta kể trong tù của ông ta, có một cậu bé Tây Tạng." Đức Đạt Lai Lạt Ma thay đổi chỗ của ngài trong chiếc ghế bành thoải mái của ngài và bây giờ ngồi sát một bên, hai tay ngài nắm chặc tay vịn.
 
"Cậu bé mười sáu tuổi lúc ấy; theo hiến pháp Trung Cộng, chưa đến tuổi bị trừng phạt. Nhưng cậu ấy ở trong tù và sắp bị xử tử bởi vì cha cậu ta chiến đấu chống lại người Trung Cộng. Một ngày nọ các binh sĩ Trung Cộng mang súng đến. Một sĩ quan thấy một thanh sắt, cầm nó lên, và đánh cậu bé mà ba cậu đã giết mấy sĩ quan. Để trả thù, để tự thỏa mãn, viên sĩ quan đánh cậu bé, mà nó sẽ chết trong bất cứ trường hợp nào, với thanh sắt ấy. Khi tôi nghe chuyện ấy …" Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa tay lên mắt ngài. "Nước mắt tôi đã tuôn ra."
 
Tôi bị tác động bởi câu chuyện bi thảm ấy, những việc kinh khủng mà những người đàn ông có thể làm đối với một người trẻ và vô tội. Nhưng cảm xúc tràn ngập tôi lúc ấy là xấu hổ. Tôi cảm thấy ghê tởm, và tôi cảm thấy tội lỗi - bởi sự liên hệ. Giống như một số người Hoa khác mà tôi biết, tôi có thói quen đồng nhất hóa với thái độ của dân tộc Trung Hoa, bất chấp họ sống ở đâu. Khi ở Vancouver tôi đọc thấy rằng một nhà hàng Trung Hoa ở Thượng Hải phục vụ thịt chó cho khách hàng của họ, tôi đã khép mình xuống một cách vô tình.
 
"Câu chuyện cậu bé Tây Tạng đã tác động đến cái nhìn của ngài đối với người Trung Hoa thế nào? Khái niệm liên hệ hổ tương đối với điều này thế nào?" tôi hỏi sau khi dừng lại một chút.
 
"Đầu tiên, tôi giận dữ, sau đó tôi cảm thấy đáng tiếc cho người sĩ quan," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Hành động của viên sĩ quan do bởi động cơ của ông ta, động cơ của ông ta do bởi tuyên truyền. Do bởi tuyên truyền, người cha phản cách mạng được xem như xấu ác. Loại trừ xấu ác là điều gì đó tích cực. Loại đức tin ấy - đức tin sai lạc. Ông không thể đổ tội cho người ấy. Dưới những hoàn cảnh như thế đó, ngay cả chính tôi cũng có thể hành động như vậy. Cho nên, suy nghĩ thế ấy, thay vì sân hận, thì tha thứ và bi mẫn hiện hữu. Sự liên hệ hổ tương cho ông một bức tranh tổng thể: điều này xảy ra vì điều nọ, và điều nọ xảy ra vì điều này. Rõ ràng chứ?"
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma có năng lực kỳ lạ này để tự đặt mình trong hoàn cảnh của kẻ khác. Một cách đặc biệt nếu người đó là kẻ thù của ngài. Như ngài đã nói với tôi trước đây, là ngài xem những kẻ thù của ngài là những vị thầy đáng giá nhất của ngài. Ngài thương và mến bạn bè của ngài. Nhưng ngài tin rằng chính kẻ thù của chúng ta là những kẻ có thể thật sự cung ứng cho chúng ta sự thử thách mà chúng ta cần để trau dồi những phẩm chất như tha thứ và từ bi. Tha thứ và từ bi, hóa ra, là những thành phần thiết yếu cho sự hòa bình của tâm hồn.
 
"Tinh hoa của Phật Giáo: một phía là từ bi, một phía là quan điểm liên hệ hổ tương hay nhân duyên," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục. "Và tôi luôn luôn nói với mọi người, thật rất quan trọng để phân biệt: người hành động và hành động. Chúng ta phải chống lại với hành động xấu ác. Nhưng không có nghĩa là chúng ta chống lại người đó, kẻ hành động. Một khi hành động dừng lại, hành động khác đến, thế thì người đó có thể là bạn. Đó là tại sao hôm nay người Trung Cộng là kẻ thù, ngày kế, luôn luôn có khả năng trở thành bạn. Và đó là tại sao tôi tha thứ người Trung Cộng không hề gì cho những gì họ đã làm đối với đất nước và dân tộc tôi."
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thư giản, ngả lưng vào chiếc ghế của ngài. Sau đó ngài tự nói: "Nhưng nếu tôi ở tại hiện trường và gặp người lính Trung Cộng, viên sĩ quan đánh cậu bé … Nếu tôi ở đó, và tôi có súng, thì tôi không biết." Ngài đưa cánh tay phải từ tư thế thư giản vào bụng ngài, những ngón tay cầm một cây súng tưởng tượng. Một nụ cười mĩm tinh nghịch lóe lên trên đôi môi ngài.
 
"Một thời khắc như vậy, tôi có thể bắn người Trung Cộng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, nhún đôi vai ngài. Ngài đưa hai tay lên và giang rộng chúng ra. Sau đó ngài bắt đầu chắc lưỡi.
 
Tôi không chia sẻ với nụ cười. Tôi phải tưởng tượng kịch bản một hơi không kịp nghĩ. Tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Ngay cả với sự tu tập Phật Giáo của ngài?"
 
"Có thể. Dưới những hoàn cảnh căng thẳng như vậy, có thể  lắm chứ. Đôi khi, suy nghĩ xảy ra sau. Hành động đến trước."
 
Ẩn Tâm Lộ, Saturday, November 21, 2015
 
 
Trích từ quyền The Wisdom of Forgivenes


[1] Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2022(Xem: 2125)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 3562)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 2544)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 2292)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 3817)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 2143)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 2398)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 2633)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 7308)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 3285)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567