Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường của niềm tin và hạnh phúc

01/06/201605:58(Xem: 9131)
Con đường của niềm tin và hạnh phúc

chua linh thuu (1)

Con đường của niềm tin và hạnh phúc
 
 
Nguyên Hạnh HTD
 


 

      Khi có một con đường trước mặt, mục tiêu tinh thần của cuộc sống, thì dẫu khó khăn trắc trở, gần hay xa; con người vẫn tìm về bến Giác, tinh tấn tu tập, khai sáng u mê. Đó là lý do tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ thứ 11 tại chùa Linh Thứu - Berlin (từ 14 - 20, 3 - 2016).

      Năm vừa qua, lần đầu tiên tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ tại chùa Linh Thứu - Berlin. Thật ra, hằng năm tôi thường tham dự các khóa Tu học Phật pháp Âu Châu nhiều hơn.

      Bước vào Đạo tràng, tôi đã ngẩn ngơ xúc động trước bầu không khí trang nghiêm đầy Đạo vị bao trùm khắp cả không gian, xen lẫn chất giọng tụng kinh đầy thanh thoát của các Sư Cô và tấm lòng học Đạo quá nhiệt thành của các bạn đồng tu, và đó là động lực của niềm tin, của con đường hạnh phúc dẫn tôi trở lại với khóa Huân Tu Tịnh Độ lần thứ 11 này.

      Số học viên tham dự đông hơn năm ngoái, 180 người, họ đến từ các nước Pháp, Đan Mạch, Hòa Lan, Thụy Sĩ, tại Đức gồm Berlin và các vùng phụ cận.

     Có 20 Tăng Ni tham dự. Chứng minh và giảng dạy thì có Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Đức Thích Hạnh Giới và Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước - Trụ trì chùa Linh Thứu.

      Khóa Huân Tu kéo dài một tuần lễ, từ thứ Hai 14-3-2016 và bế mạc vào Chủ nhật 20-3-2016. Hòa Thượng đã chủ trì lễ khai mạc thật trang trọng và ấm cúng.

     Ngày nào cũng có thời Công phu khuya từ 5g30  ́ sáng với 100 lạy Ngũ Bách Danh rồi Huân Tu Sám hối và Thính pháp, đến 21g mới được nghỉ.

     Có tất cả 4 thời giảng Pháp của Hòa Thượng Phương Trượng và Đại Đức Thích Hạnh Giới. Ngoài ra còn có 2 ngày Huân Tu Miên Mật vào thứ 4 và thứ 6, từ 9g sáng đến 21g đêm và một đêm lễ Hội Hoa Đăng do Đại Đức Thích Hạnh Giới chủ trì. 

      Tôi thích đêm lễ Hội Hoa Đăng vô cùng; trong bầu không khí trang nghiêm lắng đọng, trong ánh nến lung linh xinh đẹp của đóa hoa sen, tất cả chỉ biết thành kính gởi lòng mình dâng lên Đức Phật lời nguyện cầu với tất cả thành tâm của mình. Thời gian và không gian  như tan biến vào hư vô!

     Khóa Huân Tu biểu dương một mục đích cao cả là xiển dương Pháp môn Tịnh Độ, phương pháp Đại thừa viên mãn rốt ráo, đưa hành giả thoát khỏi sanh tử luân hồi. Với từng căn cơ và hoàn cảnh khác nhau của hành giả, câu niệm Phật miên mật thực hành để đạt được nhất tâm bất loạn.

      Tự lực với tín tâm thâm sâu, lời nguyện thiết tha cộng với sự nương tựa vào tha lực của Đức Từ Phụ A Di Đà, hành giả chắc chắn sẽ trực chỉ vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.

      Dựa trên căn cơ của chúng sanh, Đức Phật thiết lập 84.000 pháp môn tu nhằm mục đích dẫn dắt chúng sanh thoát khổ ra khỏi sanh tử luân hồi. Pháp môn niệm Phật hay còn được gọi là Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cùng hướng đến mục đích tối thượng này.

      Tòng chỉ của Pháp môn Tịnh độ được diễn bày rất rõ ràng trong kinh A Di Đà qua lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu có ai tin thì hãy chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà và phát nguyện vãng sanh nước Cực lạc.

      Dựa trên tòng chỉ đó, các khóa Phật thất được tổ chức để quý Phật  tử, các hành giả chuyên tu niệm Phật có được cơ hội về đến Đạo tràng tinh tấn huân tu trong suốt một tuần lễ.

      Các phương pháp thực tập bao gồm:

    _ Niệm Phật 4 hoặc 6 chữ.

    - Kinh hành niệm Phật.

    - Bái sám với nhiều hình thức khác nhau, giúp hành giả huân tập câu niệm Phật mỗi lúc càng thâm sâu vào tâm thức.

    Trong mỗi thời khóa, từ 2 đến 2 tiếng rưỡi đều được khai mở với lời phát lộ sám hối từ tận đáy lòng của hành giả. Kế tiếp là lời tri ân lên ngôi Tam bảo và sau cùng là lời phát nguyện tinh tấn hành trì theo lời Phật dạy.

     Song song với sự thực hành, hành giả được khai sáng, nghe pháp  Tịnh độ để thấu hiểu thêm về pháp môn hành trì của mình. Hành giả thiết lập niềm tin sâu sắc với pháp môn Tịnh độ, lập nguyện vững vàng sanh về Cực lạc và sự tinh tấn miên mật với pháp hành trì qua sự quán tưởng và trì danh niệm Phật.

      Với cuộc sống bon chen, bận rộn, mỗi hành giả nên cố gắng sắp xếp thời gian riêng cho chính mình để tu tập, gần gũi với ngôi Tam bảo, tích tụ phước huệ để làm hành trang lợi lạc cho mình và cho người.

      Qua phần giảng pháp của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, phần chính là trì chú kinh Lăng Nghiêm= Suramgama, là Đại định, là Phật tánh, là Chơn như.

      Phật dạy là phải luôn luôn trì chú Lăng Nghiêm. Ái nghiệp là một trong những dây ràng buộc, người xuất gia cần phải loại trừ. Sau khi nàng Ma Đăng Già nghe Thần chú Thủ Lăng Nghiêm thì nguồn tình khô cạn và được thành A La Hán.

      Ma Đăng Già là ma nữ nhưng có tâm tu hành còn đạt thành Thánh quả, A Nan là bậc Thanh văn nếu trì tụng chú này thì quyết định sẽ thành Phật.

      Cái chính là tâm không động với hoàn cảnh thay đổi bên trong và bên ngoài. Người xuất gia phải hành trì giới luật một cách miên mật. Nếu ai siêng trì chú Lăng Nghiêm sẽ mau thành đại quả.

      Thầy Phương Trượng Thích Như Điển là người đã trì chú Thủ Lăng Nghiêm không ngừng nghỉ hơn 50 năm tròn không một phút lãng quên nên quả tim Thầy đã trở thành sắt đá. Đừng ai yêu Thầy mà chỉ rước khổ lụy vào thân mình, ôm mối tình tuyệt vọng để rồi hứng chịu lấy khổ đau một mình mà thôi.

     Tôi đã từng chứng kiến người yêu Thầy trong cuồng si mà ái ngại, hổ thẹn giùm cô ta. Nơi nào có Thầy là cô ta tìm đến, Thầy ra về là cô ta chạy rượt theo như sợ vuột khỏi mất tầm tay mình một hình bóng thân yêu. Còn Thầy lúc nào  ra xe cũng  phải có người hộ tống, vội vã chạy vào xe để thoát khỏi sự rượt bắt của người tình si!

 

Nhưng Thầy cũng thường nói rằng:“ Qúy Vị lo lắng dùm Thầy cũng tốt thôi! Nhưng điều quan trọng là chính Qúy thầy Qúy Cô phải tự làm chủ mình mới là đìều quan trọng“.

 

     Tôi hơi dài dòng ở đây, không phải để tôn vinh, hay ca ngợi lòng kiên định của Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác vì thật sự một đóa Sen thì tự đó vẫn tỏa hương mà chỉ là, muốn gióng một tiếng chuông cảnh tĩnh cho các " Thị Màu thời đại "!

     Như qua lời giảng pháp của Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, hãy nên trì chú Lăng Nghiêm sẽ thoát khỏi những ràng buộc tình si ủy mị. Lấy gương nàng Ma Đăng Già để biến cuồng si đau khổ thành sự an lạc cho tâm hồn qua sự trì chú Thủ Lăng Nghiêm. Vì chỉ có sự chân chính mới mang đến cho con người sự hạnh phúc thật sự!


chua linh thuu (3)chua linh thuu (2)



      Cuối khóa huân tu tôi được đại diện các học viên trong khóa tu, phát biểu cảm tưởng hôm lễ bế mạc. Tôi đã thay mặt tất cả cám ơn  Ni Sư chùa Linh Thứu đã tổ chức rất chu đáo khóa Huân Tu TỊnh Độ hằng năm, dưới sự hướng dẫn tuyệt vời của Thầy Hạnh Giới và phần tụng niệm không biết mỏi mệt của các Sư Cô.

      Ngoài ra còn có các bữa ăn thật thịnh soạn, các bữa ăn sáng không thua gì khách sạn 5 sao.

      Bước vào khóa tu là bỏ lại đằng sau tất cả những ưu tư phiền muộn của cuộc đời; nên những ngày chung sống ở đây với tôi là cả một kỷ niệm đẹp.

      Tôi nhớ nhiều thứ quá:

    - Nhớ nụ cười dễ thương đầy an lạc của Ni Sư Trụ Trì, với tấm lòng nhân ái bao la luôn luôn lo lắng chăm sóc cho mọi người; nhớ đôi bàn tay ấm áp đầy yêu thương đặt nhẹ trên đỉnh đầu tôi khi Ni Sư trao cho sợi dây Pháp Y xinh đẹp đeo vào cổ mình!

    - Nhớ chất giọng xướng tụng ngân nga trầm ấm của Thầy Hạnh Giới.

    - Nhớ các giọng tụng kinh quá ngọt ngào của Ni Sư Huệ Châu; và quý Sư Cô: Tuệ Trí, Tuệ Viên, Tuệ Nguyệt, Tuệ Đàm Hương, Hạnh Khánh, Hạnh Trang và Sư Cô Nhất Nguyên.

    - Nhớ không khí ấm cúng đầy vui tươi của những buổi tập thể dục

buổi sáng và cũng không quên cám ơn tài xế Hoa Lan- Thiện Giới đã hết lòng đưa đón tôi trong những ngày lưu lại Berlin.

    - Và nhớ nhất là những thời pháp do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác giảng dạy, cũng như từ Thầy Thích Hạnh Giới và sự tổ chức quá chu đáo của Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước- Trụ Trì chùa Linh Thứu đã tạo thêm niềm tin chánh Pháp vững vàng và cũng là mục đích chính cho sự tham dự khóa Huân tu.

     Tất cả kỷ niệm đẹp này là chiếc gối ôm êm ái của tuổi già, là bóng nắng quanh quẩn soi rọi lung linh xung quanh tôi, là cơn gió nhẹ làm tỏa ngát hương thơm những khóm hoa bên lề đường tôi đi. Vì vậy tôi luôn luôn nâng niu gìn giữ để làm hành trang cho cuộc đời về chiều trên con đường tôi đã chọn: Con đường của niềm tin và hạnh phúc.

     Con đường trong bóng hoàng hôn ấy nhưng sao vẫn lung linh rực rỡ như dưới ánh dương quang tỏa chiếu của buổi bình minh rực sáng!

 

 

 

                                                                                  Tháng 04/2016

                                                                                   Nguyên Hạnh HTD

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2010(Xem: 6472)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 5627)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 18095)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 11746)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 8174)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11648)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26822)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 12988)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7133)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 15826)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]