Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng Thống Obama đi chùa qua một lăng kính đạo Phật

01/06/201605:51(Xem: 6757)
Tổng Thống Obama đi chùa qua một lăng kính đạo Phật
 Obama

Không cần chữ nghĩa, không cần giáo. Chỉ cần chỉ thẳng tâm thật, thấy “tánh” của mình là thành Phật. Đây rõ là một đường tu tập với tâm lực cực mạnh, rất ít người có đủ căn cơ để chỉ thẳng vào tâm thật của mình, thấy được bản tánh giác ngộ của mình để thành Phật. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chịu thay áo, một chiếc áo đã quá cũ kĩ đối với truyền thống tôn giáo của Ông.
"Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc".

Thích Pháp Bảo st www.vedepphatphap.vn


Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua một câu trong kinh nhà Phật "Vạn pháp do duyên sinh".

Sau đây một mẫu truyện đạo kể rằng:  Duy Ma Cật nói với Bồ tát Văn Thù rằng: “Tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy”.

Văn Thù nói: “Đúng thế, nếu đến rồi thì chẳng đến nữa, nếu đi rồi thì chẳng đi nữa. Tại sao? Kẻ đến chẳng có chỗ xuất phát, kẻ đi chẳng có chỗ đến, cái sở thấy chẳng thể thấy nữa, ấy là ý chỉ của duyên khởi Vô sanh vậy”.


Obama 2

Obama 8

Là một phương pháp nhìn, đó là chánh pháp. Chánh pháp đó phải đi vào trong dòng sông của tưởng, của tri giác để chữa trị, để sửa lại những méo mó, những lệch lạc của nhận thức mình. Cho nên khi ngồi nghe pháp là thực tập chữa trị. Mình mở lòng ra để cho pháp đi vào. Đi vào tới đâu thì nó chữa trị, nó nuôi dưỡng tới đó. Đừng đem trí năng ra để hứng lấy những danh từ, những tư tưởng trong khi nghe pháp. Trí năng không phải là thứ dụng cụ để tiếp nhận chánh pháp. Mình phải đem hình hài của mình ra để tiếp nhận. Cũng như khi ăn một bát cháo đậu xanh, mình phải ăn bằng hình hài của mình, để cho bát cháo đó thấm vào trong hình hài của mình, chứ không thể ăn bằng ý niệm, hay ăn bằng cảm thọ.

Obama 7

Thọ hay là cảm thọ là một hiện tượng tâm lý. Trong từ ngữ Phật giáo chúng ta gọi là tâm hành, Citta Sam(k(r(s. Một hiện tượng tâm lý gọi là một tâm hành. Một hiện tượng vật lý thì gọi là một sắc hành. Tưởng là một hiện tượng tâm lý khác, một tâm hành khác. Vì vậy cho nên trong năm uẩn, uẩn thứ nhất là sắc hành; uẩn thứ hai (thọ) là một tâm hành; uẩn thứ ba (tưởng) là một tâm hành khác; uẩn thứ tư (hành) cũng là tâm hành, nhưng nó gồm rất nhiều tâm hành họp lại, nó chứa khoảng 50 tâm hành; và uẩn thứ năm là thức, chứa các tâm hành khi chúng chưa phát hiện.

Tâm hành là gì? Tâm hành là những hiện tượng tâm lý đang biểu hiện và đang lưu hành, đang trôi chảy. Trong Duy Thức Tông chúng ta có danh từ Hiện hành, có khi gọi là Hiện hạnh. Ví dụ khi mình đang giận thì có năng lượng của giận nó trào lên, nó chi phối thân và tâm. Lúc đó nếu mình thở vào, thở ra trong chánh niệm thì mình biết cái giận đang có ở trong mình. Mình biết rằng cái giận là một tâm hành đang có mặt, đang có tác dụng. Lúc đó nó là một hiện hành. Nhưng những lúc nó không hiện hành thì nó ở đâu? Làm sao từ không mà nó trở thành có được?

Trong Thập Nhị Môn Luận, Bồ-tát Long Thọ nói về Nhân duyên như sau: “Nhân duyên, là chỗ mà pháp từ đó sinh ra, đang từ đó sinh ra, sẽ từ đó sinh ra”. Do những yếu tố (điều kiện) nào đó mà một sự việc hay một sự vật (nói chung là mọi hiện tượng thuộc tâm hay vật) xuất hiện thì những yếu tố đó gọi là duyên, cũng gọi là nhân, cũng gọi là nhân duyên (đối với quả đã xuất hiện). Với điều kiện đó thì tất cả pháp hữu vi đều là pháp duyên sinh.

Lăng-già phân nhân duyên sinh thành hai loại: Nội duyên và ngoại duyên.

Ngoại duyên: Chỉ cho những gì thuộc phạm vi ngoại cảnh.

Đất, nước, nhân công v.v… là nhân duyên tạo ra bình (quả).

Sợi, nhân công, máy dệt v.v… là nhân duyên tạo ra vải.

Đó là phần nhân, duyên, quả được nói ở mặt đơn giản nhất.

Ở các lãnh vực như chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, tâm lý, triết lý, văn hóa, nghệ thuật v.v… mọi ứng dụng của nó đều không ra ngoài Nhân quả.

Muốn có một kết quả tốt trong học tập, đòi hỏi người học phải học hành nghiêm túc (nhân), giáo viên phải có trình độ về chuyên môn v.v... (duyên).


Obama 5

Muốn biết về một cái chết, phải dựa vào khá nhiều yếu tố hoặc ít nhất là một điều kiện đưa đến cái chết đó. Không có việc tự nhiên mà chết. Thấy tự nhiên chết là do nhân duyên tạo ra cái chết đó vi tế hơn sự nhận thức của mình. Cũng tùy vào điều kiện cố ý hay sơ xuất mà tội trạng được định hình nhẹ hay nặng v.v...

Mọi thứ không ra ngoài Nhân duyên.

Đặc tính của pháp nhân duyên là dù «nhân» không thay đổi mà «duyên» thay đổi thì «quả» có thể thay đổi. Như xoài Hòa Lộc ngọt và thơm, nhưng mang trồng ở một vùng ở miền Bắc thì chua. Duyên thay đổi nên tính chất của quả đổi khác. Y vào tính chất đó, con người có thể thay đổi mọi việc theo ý mình dù ở lãnh vực nào, với điều kiện là tìm ra đúng nguyên nhân của nó. Nói đúng hơn là tìm ra đúng liên hệ nhân quả của nó, và thay đổi cái nhân ấy.



Obama 6

Thế giới ngày trở nên phong phú và đa dạng là nhờ biết ứng dụng nhân - duyên - quả vào đời sống thuần thục. Nhân duyên hiện diện trong từng sự, từng việc. Mọi hành tác của con người đều không ra ngoài nhân duyên, nhưng thường là do tự phát theo kinh nghiệm hơn là nắm được thực lý chi phối thế giới này.

Nội duyên: Chỉ cho những loại duyên có liên quan đến tâm. Như vô minh, ái, nghiệp v.v… là nhân duyên sinh ra ấm, giới, nhập.

Thân tâm và hoàn cảnh mà một chúng hữu tình đang có đây, là kết quả của những gì mà chúng hữu tình đó đã tạo tác trong quá khứ, thông qua ba thứ thân, ngữ và ý, trong đó ý là kẻ chủ đạo. Những hành tác đó được các duyên tham, sân, si (phiền não chướng) hỗ trợ mà có cái thân phần đoạn như hiện nay xuất hiện.

Nhân - duyên - quả nói ở mặt này đòi hỏi ở người đời một niềm tin nhiều hơn là một sự hiểu biết rõ ràng như loại nhân quả thuộc ngoại duyên vừa nói. Bởi sự nhận thức của người đời còn bị hạn cuộc trong nghiệp thức chúng sinh. Chỉ thấy gần không thấy xa, thấy trước mắt không thể thấy sau lưng v.v... thành nhân quả đối với những gì xảy ra trong hai đời trở lên khó mà nhận được. Trong khi nhân quả thuộc nội duyên không chỉ xảy ra trong một đời mà có liên hệ khá nhiều đời. Nhân, có khi thuộc quá khứ mà phải mấy đời sau mới đủ duyên hiện quả. Như chuyện nhân quả xảy ra với tác giả cuốn Thủy Sám. Vì thế, ngoại trừ những ai đã được huân tập niềm tin đối với nhân quả, hoặc trong hiện tại, nhận liền được cái quả mà mình vừa gieo nhân, thì đa phần còn lại đối với mặt nội duyên này, ít người tin nhận.

Không tin thì hành xử lầm nhân lộn quả, không phải mọi hành tác có thể ra ngoài nhân quả.

Phật dạy muốn sung túc giàu có thì phải bố thí hay cúng dường. Trộm cắp chỉ đưa đến đói nghèo. Trộm cắp nói đây chỉ cho các hành động thu vào không mang tính chính đáng. Nhưng hiện tại, đa phần thường làm ngược lại. Lầm trộm cắp là nhân của giàu có và thực hành điều đó rất mau mắn. Việc gì lợi mình hại người đều làm được và làm mạnh khi đủ duyên. Đó là đang gieo cái nhân nghèo khó và khổ nạn trong tương lai. Đủ duyên cái quả hiện thành.

Nếu hiện tại do trộm cắp mà thấy phát sinh giàu có thì phải hiểu trộm cắp chỉ là phương tiện để những phúc thiện đã gieo trong quá khứ thành hình. Vì vậy, nhận cho được nhân nào cho ra quả nào trong đời sống hiện nay không phải dễ. Muốn nhìn đúng mối liên hệ nhân quả của một pháp đòi hỏi phải có trí tuệ, không thì phải có niềm tin đối với kinh luận.

Duyên khởi với tiếng Pāli ta có như sau: Paticcasamuppāda. Paticca là duyên hay điều kiện, phụ thuộc. Ở trong mười hai chi duyên khởi, thì Paticca có nghĩa là tổng hợp và hỗ trợ các chi phần phụ thuộc nhau để khởi sinh quả. Samuppāda, sam có nghĩa là cùng và uppāda là khởi. Samuppāda, có nghĩa là cùng sanh khởi. Vậy, paticcasamuppāda có nghĩa là do duyên hỗ trợ cùng sinh khởi, nên gọi là duyên khởi.

Ở trong kinh Tương ưng, đức Phật dạy nghĩa duyên khởi như sau: “Này các Tỷ khưu, duyên khởi là gì? Vô minh làm điều kiện cho hành sinh khởi, hành làm điều kiện cho thức sinh khởi, thức làm điều kiện cho danh sắc sinh khởi, danh sắc làm điều kiện cho sáu nhập sinh khởi, sáu nhập làm điều kiện cho xúc sinh khởi, xúc làm điều kiện cho thọ sinh khởi, thọ làm điều kiện cho ái sinh khởi, ái làm điều kiện cho thủ sinh khởi, thủ làm điều kiện cho hữu sinh khởi, hữu làm điều kiện cho sanh sinh khởi, sanh làm điều kiện cho già chết sầu bi khổ não sinh khởi. Như vậy có sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn ầy. Nầy các Tỷ kheo, đây gọi là duyên khởi”.

Duyên khởi cũng có nghĩa là vô thường. Cái gì do lệ thuộc vào cái khác mà sinh, thì cái ấy là vô thường. Vô thường có nghĩa là biến diệt liên tục. Cái nầy sinh là cái kia diệt; cái nầy diệt là cái kia sinh. Và chính cái sinh là cái diệt, chính cái diệt là cái sinh. Với ý nghĩa nầy, giáo lý duyên khởi đã bật lên ngọn đèn chánh kiến, khiến cho mọi chủ trương chết là mất hẳn, không còn bất cứ cái gì nữa sau cái chết đều bị rơi rụng hoàn toàn.

Duyên khởi có nghĩa là vô ngã, vì không có một sự hiện hữu nào giữa thế gian tồn tại độc lập mà tồn tại trong sự quan hệ nhân duyên. Do quan hệ nhân duyên mà sinh khởi. Cái gì do quan hệ nhân duyên mà sinh khởi, thì cái ấy không có tự thể thực hữu, cái ấy không có ngã thể, cái ấy là vô ngã. Với ý nghĩa nầy, giáo lý duyên khởi đã bật lên ngọn đèn chánh kiến, khiến cho mọi chủ trương có một chủ tể sáng thế, đọc tồn, hay có một linh hồn hằng hữu sau khi chết, đều bị rơi rụng hoàn toàn.

Duyên khởi có nghĩa là không. Không có nghĩa là các pháp có sự rỗng lặng ở bên trong. Bản thể của các pháp duyên khởi là tánh không hay rỗng lặng. Do tự thân của các pháp là tánh không, nên chúng mới có thể đi tới với nhau và hỗ trợ nhau sinh khởi. Nên Long Thọ nói: “Vì do có tánh không, nên mọi pháp đều thành; nếu không có tánh không, các pháp đều chẳng thành = Dĩ hữu không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành; nhược vô không nghĩa cố, nhất thiết tắc bất thành” (Trung Quán Luận 4, tr 33a, Đại Chính 30).

Với ý nghĩa nầy, giáo lý duyên khởi đã bật lên ngọn đèn chánh kiến, thấy rõ tánh không là trung đạo siêu việt mọi đối đãi nhị nguyên sanh diệt, thường đoạn, hữu vô, đồng dị. Và thấy rõ tánh-không là Niết bàn. Tánh ấy không phải là các pháp sanh diệt mà cũng không phải tách rời các pháp ấy. Tánh ấy ngay nơi các pháp sinh diệt mà rỗng lặng và ngay nơi sanh tử mà thể chứng Niết bàn.

Nhân duyên (pratyayāhetu): Tất cả pháp kể từ thế giới nội tại đến thế giới khách quan, không có sự sinh khởi nào độc lập ngoài sự quan hệ nhân duyên.

Tôi nghĩ bạn đừng nên vọng tưởng, lao xao, lo lắng quá nhiều về các pháp thuộc ngoại vi, không khéo tập khí,  tâm hành sẽ dẫn dắt bạn đi tới một chỗ không an toàn. Chỗ ấy chính là "Vô minh". Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả. Quả có quả lành, quả ác do bởi tâm lành ác sinh ra. Tu là sửa cái tâm; tức cái nhân để có thể nhận được quả theo ý muốn.

Để cái tâm chạy theo trần cấu nhiều đời nhiều kiếp thành thói quen, thành nghiệp. Nghiệp sẽ lôi kéo chúng sanh đi theo con đường mòn nó đã vạch ra, không có gì cưỡng lại được. Trong  thời gian qua, Ngài; đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt nam và Ông đã chọn một ngôi chùa duy nhất tại Sài Gòn để tới thể nhập tâm mình với non sông đất nước, hồn thiêng dân tộc. Bên cạnh đó, một số người còn có thái độ không đồng tình khi Ông tới chùa Phước Hải, còn có quan niệm hủ tục rằng vì ngôi chùa này, trước đó mang danh nghĩa là Đền thờ Ngọc Hoàng. Ngay sau đó, nguồn tin lịch sử đáng tin cậy được thầy Thích Thanh Thắng bổ túc là nó có từ thời người Hoa vong quốc "phản Thanh phục Minh". Đó là thời loạn, các vị tiên nhân đã nảy sinh ra tôn ý dựng xây trước thờ Ba ngôi, sau kế thờ các vị công thần, tiên hoàng của họ theo kiến trúc hiện có. Nhưng theo nghĩa lý trong Đạo Phật: "Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!" (Pháp Bảo Đàn)

Hiểu cho đúng thì THÀNH PHẬT chỉ có nghĩa là THÀNH TỰU CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT, hay còn gọi là THOÁT KHỔ. Ngày trước Đức Thích Ca đi tu cũng chỉ vì muốn THOÁT KHỔ, và Ngài đã thành công, nên gọi là THÀNH PHẬT. Có lẽ cũng nên nói qua một chút về chữ THOÁT KHỔ. Trong Đạo Phật, Thoát Khổ không phải là để được Sướng, mà có nghĩa là Thoát 4 Khổ nạn lớn nhất của con người là SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. Tất cả mọi người, nếu chấp nhận đường lối của Đạo Phật mà hành theo thì cũng sẽ được Thoát Khổ. Chính vì vậy mà Đức Thích Ca đã Thọ Ký: “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Để Tu hành, Thành Phật thì chỉ có một phương pháp tu tập duy nhất: Là GÚT Ở ĐÂU THÌ MỞ Ở ĐÓ. Theo Đức Thích Ca dạy cho Ngài A Nan trong Kinh LĂNG NGHIÊM: “Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sinh tử luân hồi cũng vì Tâm và Mắt. Nếu ông không biết nó ở chỗ nào thì không bao giờ hàng phục được phiền não trần lao”. Và: “Ông nay muốn đặng Đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì điều cần nhất là phải hiểu rõ:

1/- Căn bản của sinh tử là VỌNG TÂM

2/- Căn bản của Bồ Đề Niết Bàn là CHÂN TÂM.

Như vậy muốn được đạo VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ thì chỉ cần tìm CÁI TÂM. Phân biệt thế nào là CHÂN TÂM thế nào là VỌNG TÂM rồi hành trì bằng cách “PHẢN VỌNG QUY CHÂN”.

Đó là con đường ĐỐN GIÁO. Người muốn đi theo con đường này thì phải tập trung để tìm TÂM, TÁNH là hai thứ quan trọng nhất đối với người tu. Khi THẤY được cái CHÂN TÂM thì điều chỉnh cách nghĩ, cách hành của mình theo đúng tính chất của nó. Công việc điều chỉnh đó gọi là Tu tập.

Vậy, xét cho cùng, vị Tổng thống kia  Tâm đã Dung, từng bước Ông đi trong Vô hành, cái Chân tâm của ông đích thực đã vào "cõi Thật địa, thở giữa hư không" Ông đã vượt ra ngoài những khái niệm, nhị nguyên " cái Ta và của ta". Danh từ Việt Nam hay Trung Hoa hoặc Ấn độ không có nghĩa trong đạo Phật. Chữ Như tổ dạy

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,

Học hành không thiếu cũng không dư,

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."

Chữ Như ngài dạy vô cùng mầu nhiệm và thâm thúy. Đến lúc người Phật tử chúng ta cùng nhìn lại " Như Thị". Chúng ta có đang đi ra khỏi ranh giới lời Phật, nên cũng đã vô tình hay cố ý đòi hỏi ngài Obama của nước Mỹ vượt ngoài khả năng tìm kiếm nguồn giá trị thực tiễn từ đạo Phật nguyên chất. Tứ đại giai không” có nghĩa là: bốn chất lớn đều không. Bốn chất lớn ấy là gì? Đó là đất, nước, gió, lữa. Đất từ đâu mà có? Ai sinh ra đất? Rồi đất ấy sẽ đi về đâu? - Cho đến bây giờ thật ra chưa có ai trả lời được câu hỏi nầy cả. Ta chỉ biết khi ta sinh ra thì quả đất nầy đã có rồi. Mặt trời, mặt trăng và sao mai kia cũng thế. Vậy hỏi làm chi những chuyện xa xôi ấy? Nhưng chính vì không hỏi nên mới sinh ra một sự chấp trước rất dễ dàng, nhất là khi mình tự cho rằng điều ấy đúng với mình.

Yếu chỉ "vào tận bên trong" của Phật giáo đó chính là cốt lõi của vạn pháp. Các bạn thử thực nghiệm lấy giá trị ấy, để làm hành trang sau khi chết. Hoặc bạn muốn đi về đâu? Tôi cho răng cái mà Obama đang tìm cầu nơi Phật giáo đó là "Trực chỉ nhân tâm - kiến tánh thành Phật". Đó là 2 câu trong bài kệ 4 câu của Thiền tông, tương truyền do Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và là tổ đầu tiên của Thiền tông Trung quốc, dạy công án thiền Đốn ngộ:

Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ chân tâm

Kiến tánh thành Phật

Dịch nghĩa:

Không lập chữ nghĩa

Truyền riêng ngoài giáo pháp

Chỉ thẳng tâm thật

Thấy tánh thành Phật.

Không cần chữ nghĩa, không cần giáo. Chỉ cần chỉ thẳng tâm thật, thấy “tánh” của mình là thành Phật.

Đây rõ là một đường tu tập với tâm lực cực mạnh, rất ít người có đủ căn cơ để chỉ thẳng vào tâm thật của mình, thấy được bản tánh giác ngộ của mình để thành Phật. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chịu thay áo, một chiếc áo đã quá cũ kĩ đối với truyền thống tôn giáo của Ông.

Thích Pháp Bảo

* Có tư liệu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2011(Xem: 5742)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
14/07/2011(Xem: 7684)
Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia,dân tộc, đều không ngoài "báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ". Do bốnthứ duyên này mà tương hợp. Hà huống tập khí và nghiệp chướng của chúng sanh sâunặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết oán thì nhiều, do đó màluân hồi trong lục đạo từ vô lượng kiếp đến nay để oan oan tương báo, khổ khôngkể xiết.
14/07/2011(Xem: 9392)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
11/07/2011(Xem: 10425)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
10/07/2011(Xem: 4605)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
10/07/2011(Xem: 13788)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốt và tình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
09/07/2011(Xem: 10463)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
08/07/2011(Xem: 6860)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/07/2011(Xem: 5269)
Sau khi nhóm Khóm Hồng San Diego phổ biến tập Hạnh Phúc kỳ diệu vào mùa xuân 1993, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Nhận thấy sự cần thiết trình bày thêm những cách thức cụ thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì và phát triển niềm an vui trong lành, tươi mát và tích cực, chúng tôi đã soạn thêm trên một trăm trang cho kỳ tái bản này. Joseph Campbel, nhà huyền thoại học trứ danh của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, khi được sinh viên của ông hỏi họ phải chọn lựa con đường nào, ông ta trả lời không chút do dự: “Hãy đi theo niềm an vui kỳ diệu của chính mình.”
04/07/2011(Xem: 5501)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567