Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện chị Hải Âu nuôi chim

21/05/201610:15(Xem: 7177)
Chuyện chị Hải Âu nuôi chim

Chuyện chị Hải Âu nuôi chim

Trước ngày Phật Đản, chúng tôi được chị Hải Âu mời đến nhà. Chúng tôi (nhất là mấy cô đồng nghiệp)  luôn luôn thích đến đây. Ngày trước, tôi cứ nghĩ các bạn ấy muốn đến chơi bởi được chị Hải Âu chiều chuộng: nhà có đủ món ngon, sạch, tươi thậm chí là cao cấp.  Bởi chủ nhà dễ tính, chiều khách, sống yêu đời. Bởi không khí của ngôi nhà nhỏ rất thoáng đãng, dễ chịu. Bởi được ngắm nhiều thức, đọc nhiều sách ở đây… Tuy nhiên lần này tôi mới phát hiện ra thêm rằng không chỉ có vậy.

Đến trước cửa nhà tự nhiên nhìn xuống đất thấy rải rác thóc hạt và cả trấu nữa. Tôi tự nhủ trong đầu “ở thành phố, ai mua thóc làm gì mà để vãi ra đây”.

feeding_birds-2Ảnh minh họa

Chúng tôi hàn huyên đủ chuyện trên trời dưới biển. Nhưng rất lạ rằng mỗi lần tôi và chị Hải Âu ngồi vào bàn thế nào cũng tôi cũng nói về đạo Phật về Phật Pháp. Tôi học được rất nhiều từ chị. Cứ tưởng chị ấy là nhà báo không quan tâm lắm đến món này, ai ngờ hiểu biết và những gì chị đọc, chị học, chị trải nghiệm nhiều lần làm tôi bất ngờ. Tuy nhiên cũng phải công nhận rằng có nhiều điểm chúng không nhất trí với nhau. Tôi thì cho rằng chị Hải Âu nhìn một số vấn đề hơi tiêu cực. Chị Hải Âu thì cho rằng tôi không đi sâu vào cuộc sống thật. Tất cả cùng cười và luôn cười rất thư giãn.

Ngồi trong nhà Hải Âu thường xuyên được ngắm chim. Chim ở đây nhiều lắm. Nhà chị Hải Âu thiết kế tầng 2 rất thoáng làm tôi có cảm giác mình đang được sống trong thiên nhiên. Xung quanh là cây, hoa, trái, chim,…Nhiều lắm. Sống động lắm.  Quá lạ lùng khi đất Hà Nội rất đắt mà ngôi nhà của Hải Âu cũng nhỏchứ có rộng gì đâu, vậy mà nơi đây như 1 công viên. Nói thật rằng tôi rất khâm phục kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà này.

Trước khi đến thăm Hải Âu, tôi đọc 1 chương duy nhất “Thực dưỡng và ước mơ bay xa” của cuốn sách “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu”. Trong chương này nói nhiều về thực dưỡng, về cách ăn đủ, ăn đúng, về các múi giờ trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên tôi thích thú nhất câu chuyện bé Minh Khuê tuyên bố xanh rờn rằng cháu không muốn về quê chơi.  Nhiều người khi đó đã vội vã kết luận rằng bà mẹ không biết cách dạy con để con thiếu kết nối với đời sống dân dã.

Nhưng sau khi tìm hiểu thì nguyên nhân bé Minh Khuê không muốn về quê chơi bởi “Con vừa âu yếm và vui đùa với mấy em vịt nâu thì lúc sau nó đã thành thức ăn trên bàn của mọi người rồi”. Lúc đó bé Minh Khuê mới 5 tuổi. Câu trả lời của bé làm người lớn sững sờ và giật mình.

Câu chuyện này của chị Hải Âu và bé Minh Khuê làm tôi nhớ lại bài viết của mình với nhan đề “Ăn thị bạn ngon lành” khi cả gia đình giết thịt chó - người bạn thân thiết của các cháu nhỏ. Họ cụng ly uống rượu liên hoan vui mừng và sung sướng. Trong khí đó lũ trẻ chết điếng người vì bạn chúng bị giết thịt.

Chị Hải Âu tâm sự rằng, nếu chúng ta phơi bài việc sát sinh hàng ngày bằng sự vô cảm với những sinh linh khác, một cách âm thầm, chúng ta đang tích tụ trong tâm hồn trẻ thơ sự vô cảm và thái độ nhẫn tâm, coi thường mạng sống khác. Làm như vậy chúng ta gieo độc tố vào tâm hồn trẻ.

Chị Hải Âu nói với chúng tôi và bạn đọc rằng, nếu đứa trẻ coi con cún, con mèo, con vịt là bạn bè thân thiết của nó – nó sẽ học được bài học gì đẹp đẽ về tình bạn, về lòng nhân ái nếu chúng ta giết những người bạn ấy của nó?

Cá nhân tôi nhớ những câu từ của chị Hải Âu rằng khi nghệ thuật ẩm thực tình diễn qua những trò ăn tươi giết sống những con vật đang là thói quen và thậm chí còn được quảng bá nhằm gây ấn tượng và khoái cảm ăn uống thì chúng ta cần suy ngẫm. Quả thật rằng tôi đã suy ngẫm rất nhiều. Vừa ngẫm vừa suy. Làm sao bây giờ? Có cách nào chấm dứt hay ít ra là giảm bớt những cảnh này hay không!

Quay lại ngôi nhà nhiều chim, lắm cây của Hải Âu, cá nhân tôi phát hiện ra cách nuôi chim của chị ấy. Chị Hải Âu mua thóc về cho chim. Hàng ngày chị rắc thóc mời chim về ăn. Chị Làm tổ cho chim ở, làm cành cho chim đứng chơi. Bạn khó tin nhưng chị Hải Âu rất hay nói chuyện với chim, chơi với chim. Và cứ thế chim kéo đến nhà Hải Âu đông lắm. Bằng chứng là lần nào đến chơi tôi cũng được ngắm chim.

Người ta mua chim về và nhốt trong lồng. Ngày xưa tôi cũng thế. Có lúc tôi đã có đến hơn chục lồng chim. Nhưng thật nguy hiểm nếu ta quên không cho ăn hoặc quên không thêm nước uống. Với cách nuôi chim này tôi đã giết hại ít nhất hơn chục chú chim rất đẹp và dễ thương một cách vô tình.

Chim nhà chị Hải Âu không nhót trong lồng. Nhà của chim phải là bầu trời. Nơi ngủ của chim phải là trong tổ. Chim phải được tự do bay nhảy. Có vậy tiếng hót mới hay, mới dễ thương, mới thân thiện. Chim nhà chị Hải Âu nhiều nhưng rất hiền và đẹp. Nguyên nhân là chim được tự do mà lại được bạn Hải Âu chăm sóc, yêu thương.

Chị Hải Âu kể rằng chim thông minh lắm. Khi chị vui chim cũng hiểu. Khi chị giận, thậm chí 1 ánh mắt khó chịu cũng đủ để chim nhận ra. Chơi với chim là cả một nghệ thuật. Làm sao để chim gần gũi với mình, chơi với mình, trong khi chim hiểu rằng ngoài kia thợ săn đầy rẫy.Và chim thừa hiểu rằng nếu không biết chọn người mà chơi rất có thể lát sau mình biến thành món đặc sản cho những kẻ hám của lạ, thích sành điệu và chứng tỏ cái tôi của mình.
feeding_birds

Chim nhà chị Hải Âu đủ loại. To có nhỏ có. Màu xám có, màu đen có, màu vàng nhạt cũng có. Chim ở trên cây cũng có mà dưới đất cũng nhiều. Chim tràn vào cả nhà, chơi với nắng và những chậu hoa, chậu cây. Nói thật rằng tôi đã không ít lần ngồi giao lưu với các chú chim này qua những suy nghĩ trong đầu và những cử chỉ mà chủ nhà không biết.

May mắn thay, nhà chị Hải Âu có 1 cây mít và 1 cây bưởi ngay trước mảnh sân to bằng 2 cái chiếu. Mít cho nhiều dương khí. Bưởi cho ra hoa thơm quyến rũ. Có lẽ đây cũng là thêm nguyên nhân nữa để chị Hải Âu mời chim đến dễ hơn và yêu chim thêm hơn.

Cuộc sống thật là khi chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau, uống trà với nhau. Cuộc sống nhẹ nhàng là khi chúng tôi ngồi ăn mấy miếng trái cây, thưởng thức miếng pho mát. Cuộc sống tình cảm và hạnh phúc là khi được pha mời 1 cốc hạt ngũ cốc đầy đủ chất dinh dưỡng và thưởng thức cùng nắng và gió, cùng chim và hoa. Tôi giật mình nhận ra rằng nếu cứ sống tự nhiên, thuận pháp thì thật không còn gì bằng.

Hôm nay ngày Phật Đản, một ngày linh thiêng của những người con Phật chúng ta. Ngoài xã hội đang bao vấn đề. Nào là cá chết trên biển miền trung, nào là ô nhiễm các dòng sông. Nào là cuộc sống còn khó khăn, nào là các bất công còn đầy rẫy. Tuy nhiên ngồi nhớ về chuyện chị Hải Âu nuôi chim tôi thấy rất bình an. Mấy chục năm từ trước đến nay tôi chỉ nghĩ, nếu như mỗi gia đình trồng 1 chậu cây thì thành phố này xanh đẹp lắm rồi. Tuy nhiên, từ bữa thầy trò chúng tôi thăm nhà chị Hải Âu tôi lại nghĩ, nếu mỗi người, mỗi gia đình biết yêu thương những con chim, cón bướm, nếu như ai ai cũng có tình yêu thương với đồng loại thì làm gì còn chiến tranh, giết chóc, tàn hại lẫn nhau. Tôi càng ngẫm càng thấyrõ rằng những ai yêu thiên nhiên, yêu môi trường,  mến đồng loại luôn rất hiền lành, tốt bụng và đáng yêu.

Tôi chợt nghĩ đến Bát Chánh Đạo bao gồm Giới, Định, Tuệ. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thuộc Tuệ; Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thuộc Giới; Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định thuộc Định. Nếu chúng ta biết thực hành Bát Chánh Đạo mỗi ngày thì đời đẹp như một công viên.

Viết đến đây, tôi muốn đến tặng ngay cho chủ nhân Hải Âu của vườn chim gia đình cuốn sách về 37 phẩm trợ đạo. Tôi muốn chị ấy đọc thêm về Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi. Đây là những pháp triển khai giúp người tu học dễ thực hiện Bát Chánh Đạo. Nhưng chột nghĩ, có khi chị ấy đọc hết rồi. Thậm chí là đang định tặng sách này cho tôi cũng nên.

Ở đâu không có chánh thì tất nhiên là tà. Nếu ở đâu không có tà ắt sẽ có chính. Bát Chánh Đạo không phải độc quyền của riêng ai, không phải do đức Phật đặt ra. Đó là chân lý muôn đời mà Đức Phật đã tự chứng rồi chỉ ra cho mọi người, trong đó có chúng ta. Để thực hành. Chuyện chị Hải Âu nuôi chim, chăm chim, chơi với chim, có ngôi nhà đầy sách hay, tranh đẹp là cách thực hành Bát ChánhĐạo rất thiết thực. Bất cứ ai trong chúng ta sống với thân khẩu ý chân chánh thì đều có thế thấy ra Bát Chánh Đạo, có thể giác ngộ giải thoát ra khỏi phiền não khổ đau mà mình đã tự trói buộc chính minh.

Ngoài ban công nhà tôi thỉnh thoảng cũng có chim bay đến. Sớm nay tôi nhìn qua khe cửa thấy 2 chú chim rất đẹp. Mặc dù tôi chưa bao giờ làm tổ cho chim, chưa một lần mua thóc về cho chim ăn.

Tự nhiên tôi muốn nuôi bướm. Ngoài ban công. Không biết có khó hơn nuôi chim không. Có ai biết không ạ.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10357)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10663)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9962)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 7989)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 62497)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7220)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10482)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 58640)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8782)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]