Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

100 ngàn Tăng Sĩ trong lễ hội Khất thực tại Dhammakaya, Thái Lan

23/04/201612:50(Xem: 7981)
100 ngàn Tăng Sĩ trong lễ hội Khất thực tại Dhammakaya, Thái Lan



100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (1)

100 NGÀN TU SỸ
TRONG LỄ HỘI KHẤT THỰC TẠI DHAMMAKAYA

 



Bình bát cơm ngàn nhà

Thân chơi muôn dặm xa

Mắt xanh xem người thế

Mây trắng hỏi đường qua

 

Để tái hiện lại hình ảnh sinh hoạt Tăng già thời Đức Phật, để chuẩn bị cho các giới tử trang nghiêm, nhiếp niệm, chánh quán chuẩn bị thọ Giới Đàn mùa hè năm 2016, để tạo cơ duyên cho Thiện Nam, Tín Nữ chiêm ngưỡng và cúng dường Đại Tăng, ngày 22/04/2016, Lễ Hội Khất Thực của 100 ngàn Tu Sỹ Thái Lan được tổ chức tại Đạo Tràng Dhammakaya Pathum Thani, Thái Lan.

Từ 6 giờ sáng, chư Tăng toàn quốc Thái Lan vân tập về Dhammakaya hân hoan, lặng lẽ. Đạo Tràng Dhammakaya Pathum Thani, Thái Lan là một hội trường hiện đại quy mô rộng rãi chứa 100.000 Tu Sỹ và 1 triệu Phật Tử, màu huỳnh y thanh cao của chư Tăng phất phơ hòa lẫn với màu trắng đồng phục nhất quán tinh khiết của chư Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ Phật Tử. Tứ sự cúng dường được quý Phật tử sắm sanh thanh tịnh mang về Đạo Tràng.

Buổi Lễ bắt đầu bằng việc diễn bày về ý nghĩa buổi Lễ và cúng dường chư Tăng do vị lãnh đạo Tăng Già Thái Lan khai thị. Kế theo là tác bạch cúng dường của đại diện chư Phật Tử. Từng lẳng hoa đẹp đẽ, tinh khiết và Tứ Sự được dâng lên hàng Chư Tôn Giáo Phẩm Chứng Minh. Sau đó là nghi lễ tụng kinh chú nguyện và chúc phúc, cuối cùng là Chư Tăng đi xung quanh Đạo Tràng để Chư Thiện Tín sớt bát.

Tôi thực sự cảm xúc và ấn tượng khi được làm một thành viên Tăng Già tham dự buổi Lễ và chứng kiến quang cảnh Khất Thực lớn nhất thế giới xưa nay. Hình ảnh chính thống của người xuất gia là từ bỏ gia đình, xả ly, tài sản, sống hạnh không nhà, ba Y một Bát thong dong không vướng bận, khất thực đây đó khắp nơi, tối đến ngủ ở rừng hoặc dưới gốc cây, mang ánh sáng Chánh Pháp đến với tất cả những ai muốn nghe, tận hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời, theo lời khuyến tấn của Như Lai : “Này các Tỷ-kheo, các Ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt” (Kinh Tương Ưng I – Phẩm 4)

100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (2)

Chư Tăng sống hạnh khất thực, chuyên tâm nghiên tầm kinh điển và thực hành sâu xa các pháp môn, có nhiều kinh nghiệm để truyền trao đến chư Phật Tử. Mối liên hệ giữa Chư Tăng và Phật Tử là mối liên hệ hỗ tương hai chiều. Phật tử bố thí cúng dường, hộ Pháp và làm người cận sự trợ duyên chư Tăng tu học, chư Tăng trao gia tài giáo pháp và kinh nghiệm tu tập, hướng dẫn cho Phật Tử, có câu rằng :

  “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa Thiền môn hưng thịnh do Đàn việt phát tâm”.

Đáng tiếc là tại Việt Nam trong thời gian gần đây có hiện tượng “khất thực giả” của những người tự động cạo tóc, đắp y áo giả làm Tỳ Kheo, mưu sinh theo cách khất thực, lợi dụng tín tâm cúng dường của tín thí. Hiện tượng này ảnh hưởng đến sinh hoạt khất thực của chư Tăng. Thực hành khất thực là một pháp tu thanh cao : khiêm hạ, pháp ngã chấp, chánh niệm tỉnh giác, từng bước chân vững chãi thảnh thơi vào miền Tịnh Độ, vì “không có con đường đưa đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường”. Khất Thực chính là kinh hành là thiền hành là động thiền. Khất Thực đúng cách sẽ tạo duyên cho Phật Tử gieo trồng phước đức, duyên với chánh pháp và phát triển niềm tin :

"Tỳ kheo vào xóm làng,
Như Ong đến vườn hoa,
Lấy mật xong bay ra
Không hại gì hương sắc"
  (Kinh Pháp Cú)

100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (5)

Mong là Chư Tăng và Phật Tử Việt Nam sớm có biện pháp kiểm soát để hiện tượng “Khất Thực giả” không còn tái diễn nữa bằng những cách như : quan sát dáng đi, thiền tướng, cách khất thực của những người giả trang thiền tướng và “khả nghi” mời vào Chùa nào đó để hỏi về Chứng Điệp Thọ Giới và Tăng Tịch hoặc âm thầm theo họ đến nơi họ “Thọ trai” cũng như những quy định về việc giờ Ngọ thọ trai và chỉ nhận thức ăn không nhận tiền bạc vào bình bát,…Thật là có ý nghĩa nếu như trong Lễ Thọ Giới, Mùa An Cư Kiết Hạ, Lễ Phật Đản, Vu Lan, tại những nơi Đạo Tràng rộng rãi như Trung Tâm Phật Giáo Bát Đính và các Phật Học Viện…chư Tăng có thể cùng nhau đi khất thực để ôn lại truyền thống sinh hoạt ngày xưa của Tăng già thời Đức Phật và nhắc nhở về Chánh Mạng và bổn phận của hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Đức Phật. Tất cả chỉ là tùy duyên phương tiện tùy theo thời tiết, phong tục, tập quán, nếp sống của mỗi vùng khác nhau, có thể có những vị Tăng một năm, nhiều năm hay cả đời chưa từng ôm bát khất thực, thế nhưng chư Tăng phần lớn cũng đang trên bước đường tu học chưa phải là Thánh Tăng, việc trụ trì Chùa to Phật lớn, đón rước long trọng, chuông trống Bát Nhã, đi xe hơi, che dù lọng, đội mũ tỳ lô, hiệp chưởng, mang tấc vớ quý phái,…nếu như không khéo chánh niệm tỉnh giác, như lý tác ý e rằng sẽ vướng chấp với sắc tướng hào nhoáng và trân trọng ấy. Ai trong chúng ta dám cho rằng đã tu hơn Ngài Ngộ Đạt Quốc Sư, thế mà sau mười kiếp tu hành tinh tấn Ngài còn vướng chấp với cái ghế Trầm Hương. Có câu rằng :Gieo suy nghĩgặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”. Việc làm, thói quen, tánh cách của mỗi người rất có ảnh hưởng ( gọi là tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp) đến khuynh hướng phát triển và kết quả của mỗi người.


100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (7)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (6)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (5)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (4)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (3)

Lễ Hội Khất Thực tại Đạo Tràng Dhammakaya Pathum Thani, Thái Lan đã kết thúc thành công viên mãn trong niềm hỷ lạc vô biên của Chư Tăng và Thiện Tín thế nhưng để lại nhiều lắng đọng ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. Hình ảnh đẹp đó đã tái hiện lại quanh cảnh khất thực của Đức Phật và 1250 Tỳ Kheo mỗi giờ ngọ trước thời thuyết Pháp, đó là những bài thuyết pháp không lời vì hoằng Pháp thông qua cả 3 phương diện : Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo. Tôi lặng lẽ với từng bước chân an lạc đi theo các chú sa di trẻ tuổi khất thực mà lòng hoan hỷ vô cùng như ý nghĩa trăm sông cùng đổ về biển, nơi đây, mọi ngăn cách giới hạn về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, trường phái,…đều được xỏa bỏ chỉ còn lại tâm tình cảm thông tôn kính nhau sâu sắc giữa các hạng đệ tử Phật trợ duyên cho nhau trên bước đường tu học. Thọ những miếng chuối chiên và bánh ngọt, con thành kính đảnh lễ tri ân công đức vô lượng của Như Lai Thế Tôn khai thị con đường thanh tịnh cao quý và chúng con đang tiếp nối Gia Phong Chư Phật, nguyện tu hành tinh tấn để sớm thoát khỏi luân hồi trong sứ mệnh tự độ, độ tha, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, “Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường” :

 

Những bước chân dáng thanh cao thoát tục

Gieo tình thương và lẽ sống cho đời

Bước ra khỏi vòng trần lao, lục dục

Thật nhiệm mầu, mang ánh sáng nơi noi.

 

Con diễm phúc nương Pháp lành của Phật

Nương đức dày hàng Tăng Bảo Trung Tôn

Bước thong dong, tay trì bình khất thực

Cùng học tu cho Chánh Pháp trường tồn.

 

Đời còn đó những đau thương tranh đấu

Bới si mê, lầm lạc, nghiệp hoành hành

Nguyện dấn thân dòng đời muôn vạn nẻo

Để dắt dìu, chia sẻ với chúng sanh.

 

Một vắt cơm nhớ ơn công lao khó

Ba chiếc y tưởng nghĩ kẻ tặng cho

Hạnh xuất gia, hạnh xuất trần buông bỏ

Bước thảnh thơi, giải thoát mọi phiền lo…

                                                                Dhammakaya, 22/04/2016

                                                                    Thích Đồng Trí

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2021(Xem: 3707)
Nữ diễn viên nhìn vào trong hồ nước và trông thấy một khuôn mặt tuyệt vời, hàm răng hoàn hảo và một thân hình xứng hợp. Cô hỏi: “Chao ơi, sao tôi lại không thành một tài tử?” Con nhái nói: “Tôi có thể làm cho cô thành minh tinh.” Cô diễn viên la lên: “Mi là ai vậy?”
12/06/2021(Xem: 4611)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Ba (June 08) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Tikabigar và Kutitya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 377 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 377 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
12/06/2021(Xem: 5060)
Bài này được viết để hồi hướng các thiện hạnh có được để nguyện xin bình an và giải thoát cho tất cả đồng bào nơi quê nhà, vá cho chúng sanh khắp ba cõi sáu đường. Trong bài là một số ghi chú trong khi đọc Kinh luận, không nhất thiết theo một thứ tự nào. Các đề tài phần lớn ít được nhắc tới, nhưng đa dạng, có thể là quan tâm của nhiều người, từ thắc mắc rằng có khi nào Đức Phật đã dạy về ăn chay, cho tới câu hỏi có cần tu đầy đủ tứ thiền bát định hay không, và vân vân. Nơi đây sẽ tránh các lý luận phức tạp, chủ yếu ghi các lời dạy thực dụng từ Kinh luận để tu tập. Bản thân người viết không có thẩm quyền nào, do vậy phần lớn sẽ là trích dẫn Kinh luận.
10/06/2021(Xem: 14481)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
09/06/2021(Xem: 5380)
Mới đó mà Ông ra đi đã 5 năm rồi! Tháng 5 lại trở về. Nhớ đến Ông tôi lại muốn viết mà có lẽ viết bao nhiêu cũng không đủ. Ông ra đi đã để lại một niềm xúc động trong trái tim tôi, và không chỉ riêng tôi mà còn biết bao người, bao gia đình đã được Ông cứu vớt từ con tàu CAP ANAMUR khi những con thuyền người Việt lênh đênh trên đường vượt biên ngày nào. Ông chính là đại ân nhân của gia đình tôi, vì nếu không có Ông, con tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Chính vì vậy, gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời và cũng thật bàng hoàng đau đớn lúc hay tin Ông đã lìa cõi trần. Bây giờ ngồi nhớ lại nỗi đau ấy vẫn còn như đâu đây.
09/06/2021(Xem: 4884)
Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương giáo lý Phật đà. Nhằm tiếp nối tinh hoa tuệ giác siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Tổ sư đã kinh qua trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp mới có được sự kế tục đến ngày hôm nay. Nếu dùng thời gian hiện tại của kiếp nầy, kể từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng thế đến nay chỉ trên 2.500 năm, mà chúng ta đã có vô số văn kiện và dữ liệu để tham cứu học hỏi, tu niệm, và cần bàn đến. Gần gũi và trung thực nhất là hai bộ thánh điển Phật giáo của truyền thống Nam và Bắc truyền. Nếu căn cứ theo đó để nghiên cứu thì chúng ta sẽ có một đáp án tương đối chính xác để ghi nhận những giá trị về Văn hóa và Giáo dục xuyên qua nhiều tâm lực và nguyện lực của các bậc tiền nhân.
09/06/2021(Xem: 5708)
NHƯ LỜI GIỚI THIỆU CỦA ARTHUR Zajonc, cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời Sống lần thứ mười đã đưa chúng ta vào một hành trình dài, từ những thành phần đơn giản nhất của vật chất đến sự phức tạp của ý thức con người. Cuốn sách này theo dõi hành trình đó diễn ra trong suốt một tuần trong một căn phòng chật cứng tại tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên ngưỡng cửa của dãy Himalaya. Làm thế nào để bắt đầu theo dõi quỹ đạo đầy tham vọng, dường như bao la này? Chúng ta sẽ bắt đầu với tuyên bố mờ đầu thuyết trình của Steven Chu, nhà vật lý đoạt giải Nobel: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta biết là thế giới được tạo ra từ các nguyên tử. Đây là quan điểm mà hầu hết các nhà vật lý ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, đồng ý với quan điểm này ”.
09/06/2021(Xem: 5840)
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo, Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ. Qua công đức của thực hành sáu ba la mật, Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
07/06/2021(Xem: 13544)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 14151)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]