Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

100 ngàn Tăng Sĩ trong lễ hội Khất thực tại Dhammakaya, Thái Lan

23/04/201612:50(Xem: 7951)
100 ngàn Tăng Sĩ trong lễ hội Khất thực tại Dhammakaya, Thái Lan



100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (1)

100 NGÀN TU SỸ
TRONG LỄ HỘI KHẤT THỰC TẠI DHAMMAKAYA

 



Bình bát cơm ngàn nhà

Thân chơi muôn dặm xa

Mắt xanh xem người thế

Mây trắng hỏi đường qua

 

Để tái hiện lại hình ảnh sinh hoạt Tăng già thời Đức Phật, để chuẩn bị cho các giới tử trang nghiêm, nhiếp niệm, chánh quán chuẩn bị thọ Giới Đàn mùa hè năm 2016, để tạo cơ duyên cho Thiện Nam, Tín Nữ chiêm ngưỡng và cúng dường Đại Tăng, ngày 22/04/2016, Lễ Hội Khất Thực của 100 ngàn Tu Sỹ Thái Lan được tổ chức tại Đạo Tràng Dhammakaya Pathum Thani, Thái Lan.

Từ 6 giờ sáng, chư Tăng toàn quốc Thái Lan vân tập về Dhammakaya hân hoan, lặng lẽ. Đạo Tràng Dhammakaya Pathum Thani, Thái Lan là một hội trường hiện đại quy mô rộng rãi chứa 100.000 Tu Sỹ và 1 triệu Phật Tử, màu huỳnh y thanh cao của chư Tăng phất phơ hòa lẫn với màu trắng đồng phục nhất quán tinh khiết của chư Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ Phật Tử. Tứ sự cúng dường được quý Phật tử sắm sanh thanh tịnh mang về Đạo Tràng.

Buổi Lễ bắt đầu bằng việc diễn bày về ý nghĩa buổi Lễ và cúng dường chư Tăng do vị lãnh đạo Tăng Già Thái Lan khai thị. Kế theo là tác bạch cúng dường của đại diện chư Phật Tử. Từng lẳng hoa đẹp đẽ, tinh khiết và Tứ Sự được dâng lên hàng Chư Tôn Giáo Phẩm Chứng Minh. Sau đó là nghi lễ tụng kinh chú nguyện và chúc phúc, cuối cùng là Chư Tăng đi xung quanh Đạo Tràng để Chư Thiện Tín sớt bát.

Tôi thực sự cảm xúc và ấn tượng khi được làm một thành viên Tăng Già tham dự buổi Lễ và chứng kiến quang cảnh Khất Thực lớn nhất thế giới xưa nay. Hình ảnh chính thống của người xuất gia là từ bỏ gia đình, xả ly, tài sản, sống hạnh không nhà, ba Y một Bát thong dong không vướng bận, khất thực đây đó khắp nơi, tối đến ngủ ở rừng hoặc dưới gốc cây, mang ánh sáng Chánh Pháp đến với tất cả những ai muốn nghe, tận hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời, theo lời khuyến tấn của Như Lai : “Này các Tỷ-kheo, các Ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt” (Kinh Tương Ưng I – Phẩm 4)

100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (2)

Chư Tăng sống hạnh khất thực, chuyên tâm nghiên tầm kinh điển và thực hành sâu xa các pháp môn, có nhiều kinh nghiệm để truyền trao đến chư Phật Tử. Mối liên hệ giữa Chư Tăng và Phật Tử là mối liên hệ hỗ tương hai chiều. Phật tử bố thí cúng dường, hộ Pháp và làm người cận sự trợ duyên chư Tăng tu học, chư Tăng trao gia tài giáo pháp và kinh nghiệm tu tập, hướng dẫn cho Phật Tử, có câu rằng :

  “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa Thiền môn hưng thịnh do Đàn việt phát tâm”.

Đáng tiếc là tại Việt Nam trong thời gian gần đây có hiện tượng “khất thực giả” của những người tự động cạo tóc, đắp y áo giả làm Tỳ Kheo, mưu sinh theo cách khất thực, lợi dụng tín tâm cúng dường của tín thí. Hiện tượng này ảnh hưởng đến sinh hoạt khất thực của chư Tăng. Thực hành khất thực là một pháp tu thanh cao : khiêm hạ, pháp ngã chấp, chánh niệm tỉnh giác, từng bước chân vững chãi thảnh thơi vào miền Tịnh Độ, vì “không có con đường đưa đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường”. Khất Thực chính là kinh hành là thiền hành là động thiền. Khất Thực đúng cách sẽ tạo duyên cho Phật Tử gieo trồng phước đức, duyên với chánh pháp và phát triển niềm tin :

"Tỳ kheo vào xóm làng,
Như Ong đến vườn hoa,
Lấy mật xong bay ra
Không hại gì hương sắc"
  (Kinh Pháp Cú)

100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (5)

Mong là Chư Tăng và Phật Tử Việt Nam sớm có biện pháp kiểm soát để hiện tượng “Khất Thực giả” không còn tái diễn nữa bằng những cách như : quan sát dáng đi, thiền tướng, cách khất thực của những người giả trang thiền tướng và “khả nghi” mời vào Chùa nào đó để hỏi về Chứng Điệp Thọ Giới và Tăng Tịch hoặc âm thầm theo họ đến nơi họ “Thọ trai” cũng như những quy định về việc giờ Ngọ thọ trai và chỉ nhận thức ăn không nhận tiền bạc vào bình bát,…Thật là có ý nghĩa nếu như trong Lễ Thọ Giới, Mùa An Cư Kiết Hạ, Lễ Phật Đản, Vu Lan, tại những nơi Đạo Tràng rộng rãi như Trung Tâm Phật Giáo Bát Đính và các Phật Học Viện…chư Tăng có thể cùng nhau đi khất thực để ôn lại truyền thống sinh hoạt ngày xưa của Tăng già thời Đức Phật và nhắc nhở về Chánh Mạng và bổn phận của hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Đức Phật. Tất cả chỉ là tùy duyên phương tiện tùy theo thời tiết, phong tục, tập quán, nếp sống của mỗi vùng khác nhau, có thể có những vị Tăng một năm, nhiều năm hay cả đời chưa từng ôm bát khất thực, thế nhưng chư Tăng phần lớn cũng đang trên bước đường tu học chưa phải là Thánh Tăng, việc trụ trì Chùa to Phật lớn, đón rước long trọng, chuông trống Bát Nhã, đi xe hơi, che dù lọng, đội mũ tỳ lô, hiệp chưởng, mang tấc vớ quý phái,…nếu như không khéo chánh niệm tỉnh giác, như lý tác ý e rằng sẽ vướng chấp với sắc tướng hào nhoáng và trân trọng ấy. Ai trong chúng ta dám cho rằng đã tu hơn Ngài Ngộ Đạt Quốc Sư, thế mà sau mười kiếp tu hành tinh tấn Ngài còn vướng chấp với cái ghế Trầm Hương. Có câu rằng :Gieo suy nghĩgặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”. Việc làm, thói quen, tánh cách của mỗi người rất có ảnh hưởng ( gọi là tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp) đến khuynh hướng phát triển và kết quả của mỗi người.


100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (7)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (6)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (5)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (4)100 ngan tu si khat thuc tai thai lan (3)

Lễ Hội Khất Thực tại Đạo Tràng Dhammakaya Pathum Thani, Thái Lan đã kết thúc thành công viên mãn trong niềm hỷ lạc vô biên của Chư Tăng và Thiện Tín thế nhưng để lại nhiều lắng đọng ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. Hình ảnh đẹp đó đã tái hiện lại quanh cảnh khất thực của Đức Phật và 1250 Tỳ Kheo mỗi giờ ngọ trước thời thuyết Pháp, đó là những bài thuyết pháp không lời vì hoằng Pháp thông qua cả 3 phương diện : Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo. Tôi lặng lẽ với từng bước chân an lạc đi theo các chú sa di trẻ tuổi khất thực mà lòng hoan hỷ vô cùng như ý nghĩa trăm sông cùng đổ về biển, nơi đây, mọi ngăn cách giới hạn về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, trường phái,…đều được xỏa bỏ chỉ còn lại tâm tình cảm thông tôn kính nhau sâu sắc giữa các hạng đệ tử Phật trợ duyên cho nhau trên bước đường tu học. Thọ những miếng chuối chiên và bánh ngọt, con thành kính đảnh lễ tri ân công đức vô lượng của Như Lai Thế Tôn khai thị con đường thanh tịnh cao quý và chúng con đang tiếp nối Gia Phong Chư Phật, nguyện tu hành tinh tấn để sớm thoát khỏi luân hồi trong sứ mệnh tự độ, độ tha, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, “Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường” :

 

Những bước chân dáng thanh cao thoát tục

Gieo tình thương và lẽ sống cho đời

Bước ra khỏi vòng trần lao, lục dục

Thật nhiệm mầu, mang ánh sáng nơi noi.

 

Con diễm phúc nương Pháp lành của Phật

Nương đức dày hàng Tăng Bảo Trung Tôn

Bước thong dong, tay trì bình khất thực

Cùng học tu cho Chánh Pháp trường tồn.

 

Đời còn đó những đau thương tranh đấu

Bới si mê, lầm lạc, nghiệp hoành hành

Nguyện dấn thân dòng đời muôn vạn nẻo

Để dắt dìu, chia sẻ với chúng sanh.

 

Một vắt cơm nhớ ơn công lao khó

Ba chiếc y tưởng nghĩ kẻ tặng cho

Hạnh xuất gia, hạnh xuất trần buông bỏ

Bước thảnh thơi, giải thoát mọi phiền lo…

                                                                Dhammakaya, 22/04/2016

                                                                    Thích Đồng Trí

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2021(Xem: 6783)
Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.
09/11/2021(Xem: 5560)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
09/11/2021(Xem: 9875)
Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thực hành Tứ Niệm Xứ, giúp người tu có được cái nhìn sâu sắc về vô thường, từ đó loại bỏ được những phiền não trong cuộc sống hàng ngày.
09/11/2021(Xem: 5456)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
08/11/2021(Xem: 7173)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7099)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8611)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 4803)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5240)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5516)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]