Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

KOTO và giấc mơ cho trẻ bụi đời Việt Nam

22/04/201608:44(Xem: 11261)
KOTO và giấc mơ cho trẻ bụi đời Việt Nam
Jimmy Pham
Hạt giống yêu thương
(Bài 94) KOTO và giấc mơ cho trẻ bụi đời Việt Nam

Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.


Source: sbs.com.au/vietnamese





Trái đất hạn hẹp, lòng người bao la

Jimmy Phạm sinh ra ở Sài Gòn, và rời Việt Nam năm 2 tuổi đến sống tại Singapore và Ả Rập. Sau đó anh định cư ở Úc năm 11 tuổi. Anh thừa hưởng lòng nhân hậu của người mẹ Việt Nam và sự kiên cường từ người cha mang dòng máu Hàn Quốc.

Jimmy chưa bao giờ nghĩ rằng chuyến đi về Việt Nam năm 1996 lại trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời anh.

Anh tình cờ gặp bốn em nhỏ ở công viên quận 1, dẫn các em đi ăn phở và nghe các em tâm sự. Kể từ đó, trong lòng anh nung nấu ước mơ thay đổi cuộc đời của những trẻ em bụi đời ở Việt Nam.

Sáng lập dự dự án KOTO, viết tắt của cụm từ “Know One, Teach One” tức là “Biết một – Dạy một”, với mục đích giúp đỡ trẻ em đường phố từ 16 đến 22 tuổi gặp hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.

“Lớn lên rồi, về Việt Nam, tôi nhận thấy người Việt thật tuyệt vời. Càng học, càng tìm hiểu, tôi càng tự hào khi mình có nguồn gốc Việt, dòng máu Hàn Quốc và được thụ hưởng nền giáo dục của Úc”. Jimmy Pham

Tại KOTO, những trẻ em bụi đời, bị xã hội và gia đình ruồng bỏ được dạy nghề phục vụ nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, học tiếng Anh và kỹ năng sống để trở thành người có ích cho xã hội.

Jimmy Phạm giãi bày về nguồn gốc của mình một cách chân tình: “Từ nhỏ tôi sống bên Úc, hồi năm 1980 khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ đến xã hội đen, tội phạm, những điều tồi tệ. Khi ai đó hỏi tôi là người Việt à, tôi khẳng định mình là người Úc”.

Bắt đầu từ một cửa hàng sandwich, với 20 trẻ em cơ nhỡ, vòng tay của Jimmy nay đã đủ rộng để ôm trọn hơn 1000 học sinh, mà anh gọi là những đứa em của mình.

Jimmy Pham-1

KOTO Hanoi Training Centre, Class 14 & 16 Trainees, Hanoi 2015


Từ yêu thương đến hành động

Sau 10 năm, Jimmy Phạm đã vượt qua được những khó khăn ban đầu.  KOTO giờ đây đã có nhà hàng cùng trung tâm đào tạo nghề phục vụ ở Văn Miếu, Hà Nội và cơ sở ở Sài Gòn.

“Ngày xưa vòng tay của tôi chỉ ôm được vài đứa em, giờ thì tôi ôm 200 đứa, đằng sau tôi còn có hơn 1000 em là cựu học sinh Koto. Vòng tay tôi có sự kết nối từ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng”

“Tôi mong mình đi đầu và thành công với hình thức doanh nghiệp xã hội, để động viên cho những người khác. Tôi không chỉ muốn dạy một đứa trẻ, mà còn muốn đứa trẻ này giúp những người khác”.

“Tôi không chỉ cho các em cần câu cá. Tôi đang dạy cho các em mở ra nhiều tiệm cá, để dạy cho nhiều người hơn biết câu cá”.

Thế nhưng Jimmy Phạm không thể quên những khó khăn khi chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực doanh nghiệp xã hội những ngày đầu tiên.

Năm 2000, anh vay mượn gia đình 70.000 đôla Úc. Cùng với sự giúp đỡ của một đầu bếp Úc, nhà hàng KOTO ra đời. Đó cũng là cơn ác mộng đầu tiên với anh chàng Việt kiều vẫn còn xa lạ với hệ thống luật pháp, chính trị ở Việt Nam.

“20 năm qua tôi làm lĩnh vực này vô cùng khó khăn, từ phía Việt Nam và cộng đồng người Việt. Tôi rời Việt Nam năm hai tuổi, không hiểu nhiều về chính trị, nhưng tôi chỉ có một tấm lòng. Tôi nghĩ rằng giúp cho trẻ em Việt Nam, dù là ở đâu, cũng là đang giúp ích cho tương lai đất nước mình”.

“Người ta hay nghi ngờ lắm, gặp một người ở nước ngoài về nữa, làm việc với trẻ em, họ càng nghi ngại hơn.”

KOTO hoạt động bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau: lợi nhuận của nhà hàng, các nguồn kinh phí của nhiều tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.

“Tôi tự hào vì nhớ tên tất cả mấy đứa em, dù nó ở đâu, lập gia đình rồi hay làm gì. Thành công của tôi là đứa em làm osin ở Việt Nam được giải thưởng của thủ hiến tiểu bang Victoria Úc, có hai bằng đại học, về Vĩnh Phúc cả làng ra mừng. Thành công của tôi là đứa em trước đây từng đi ăn xin giờ có đủ điều kiện lo vợ con. Thành công là các em của tôi không quay lại con đường cũ". Jimmy Pham

KOTO được xây dựng như một doanh nghiệp xã hội với cam kết toàn bộ lợi nhuận của công ty sẽ được đầu tư trở lại vào học viên.

Thế nhưng điều khiến Jimmy Phạm cảm thấy tự hào, không phải là số sinh viên tốt nghiệp, ra trường, có việc làm, mà là việc anh có thể nhớ tên 1000 đứa em của mình, dù chúng đang ở bất kỳ đâu.

Jimmy Pham-2

Jimmy Pham, creator of KOTO (Know One Teach One)
poses with a group of his students at their training center in Hanoi, Vietnam.




“Em xin gọi Koto là nhà”

Chương trình đào tạo nghề cho các em do Học viện Box Hill (Úc) đảm nhiệm và cấp bằng cho học viên. Sau thời gian học và thực tập, khi về nhà học viên lại có các mẹ nuôi chăm sóc và chia sẻ về tinh thần.

Em Kim Anh, quê ở Quảng Bình cựu học viên của Koto không giấu được niềm hạnh phúc khi kể về con đường từ một công nhân may giày trở thành một học viên của Koto.

“Được vào Koto là bước ngoặt cuộc đời em. Trước đây em là công nhân ở Sài gòn, tương lai mịt mờ lắm. Em cảm thấy Koto như gia đình, ngôi nhà của em vậy. Các mẹ thương yêu tụi em lắm.

Anh chị nào tốt nghiệp Koto cũng thành công, em ước mong được như các anh chị”, Kim Anh tâm sự.

Jimmy Pham-4

Koto founder Jimmy Pham



Còn với Hiền, cô bé sinh năm 1996 ở Hưng Yên cho biết sự yêu thương của các anh chị, thầy cô và các mẹ trong gia đình Koto khiến một đứa bé thiếu thốn tình cảm như em cảm thấy rung động.

“Mẹ em bị bệnh triền miên, nhà em đói nghèo lắm, chị em phải đi làm để trang trải thuốc men cho mẹ, em trai em còn nhỏ, còn em được học ở Koto. Em bỏ học đi làm từ sớm nên đi học lại từ đầu, nhiều cái em theo không kịp, nhưng anh chị, thầy cô lúc nào cũng động viên em”, Hiền cho biết.

Jimmy Pham-5

KOTO Van Mieu, The KOTO Cafe, Hanoi 2015



Học viên Koto sẽ phải trải qua các vòng sát hạch về toán, chính tả, kiểm tra nhân thân, phỏng vấn, và thử thách trong vòng một tháng để xem độ hòa nhập vào môi trường mới. Theo Jimmy, đây là những bước rất quan trọng để tìm ra những em thích hợp, vì theo anh, không phải em nào trong hoàn cảnh khó khăn cũng muốn được thay đổi.

Khi được chia sẻ về Jimmy Phạm, người mà các em vẫn gọi là đại ca, Kim Anh và Hiền đều có chung suy nghĩ Koto là gia đình và Jimmy là người anh cả mà các em thương yêu nhất.

“Đại ca Jimmy lúc nào cũng bận rộn, đi khắp nơi để xin tài trợ cho tụi em học, vậy mà lúc nào gặp tụi em cũng vui hết”, Kim Anh chia sẻ.

“Trước giờ em chưa được ai lo lắng, yêu thương như vậy. Nhiều khi em thấy anh chị em, mẹ em cũng không chăm lo cho em được như gia đình Koto. Em mong mình thành công, rồi em sẽ giúp những đứa em khác trong Koto, Hiền tâm sự.

Có lẽ như ước mơ là thứ mà Jimmy Phạm hào phóng nhất với cuộc đời của mình. Anh cho SBS biết:

“Tôi thấy mình vẫn nhỏ bé với cuộc sống còn khó khăn. Tôi mong có một đứa em sẽ thay tôi làm CEO, trước đây bán bưu ảnh. Nếu tôi được bước vào một sự kiện gây quỹ ở Úc và có một đứa em KOTO làm CEO phát biểu, còn tôi đứng trong khán giảm, thì tuyệt vời biết bao”.

Jimmy Pham-6KOTO Kumho Training Restaurant 2015



Hơn 40 tuổi, bôn ba khắp năm châu bốn bể, gọi Việt Nam là nhà, cưu mang hơn 1000 đứa em, sống trong một gia đình lớn, thế nhưng Jimmy vẫn trăn trở về chữ hiếu với người mẹ của mình.

Anh có thể là một anh hùng trên báo chí, một đại ca mạnh mẽ và chỗ dựa của đàn em nhỏ, thế nhưng với mẹ- Jimmy Phạm chắc vẫn chỉ là một đứa con thơ.

“Mẹ tôi là hình tượng của tôi, một người phụ nữ tuyệt vời. Tôi không được trực tiếp ở bên cạnh mẹ. Tôi hy vọng những việc tôi làm cho Việt Nam sẽ trả hiếu cho mẹ tôi”.

Ý kiến bạn đọc
22/04/201608:51
Khách
Jimmy, I am interesting in doing something similar like you have been doing. I am thinking of building a library in South Vietnam. What do you think of this option? And what are your advices?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2014(Xem: 7197)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 6958)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8080)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10070)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12296)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
22/08/2014(Xem: 22182)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
21/08/2014(Xem: 9493)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 58937)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 15826)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
17/08/2014(Xem: 8566)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]