Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Dạy Cầu Nguyện Cho Thân Trung Ấm

04/04/201621:38(Xem: 7909)
Đức Phật Dạy Cầu Nguyện Cho Thân Trung Ấm

Đức Phật Dạy Cầu Nguyện Cho Thân Trung Ấm
anh nsgn

Nguyên Giác

Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.

Lời dạy cầu an trong Kinh Tạng Pali có rất nhiều. Nổi bật nhất là trường hợp ngài Angulimala, khi ngài chú nguyện để cứu một thai phụ gặp sản nạn, và rồi mẹ tròn con vuông.

Lời dạy cầu siêu rất hiếm gặp, cực kỳ khó gặp. Khó gặp tới nỗi hầu hết quý thầy Nam Tông không tin rằng có một thân trung ấm nào, vì khi Đức Phật dạy về ba cõi (tam giới) không thấy nơi nào phù hợp cho thân này, nếu gọi là “thân” trung ấm, và do vậy nhiều thầy tin rằng tái sanh là tức khắc, y hệt lửa từ ngọn đuốc này chuyền sang ngọn đuốc kia.

Sự thực, Đức Phật dạy có thân trung ấm, nhưng Ngài không gọi là “thân.” Và sự thực, Đức Phật có dạy cách cầu nguyện cho thân trung ấm. Để hiểu đơn giản, thân trung ấm được định nghĩa là khi sự sống lìa thân này và chưa thọ thân sau.

Trong bài viết “Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió” (1), chúng ta đã trả lời hai câu hỏi: Đức Phật có dạy về thân trung ấm không, và thân này nuôi dưỡng bằng nhiên liệu gì?

Lời đáp là: Đức Phật dạy có thân trung ấm, nhiên liệu nuôi thân này là tham ái.

Bài viết hôm nay sẽ tìm cách trà lời các câu hỏi: Đức Phật có dạy cầu nguyện cho thân trung ấm không, và cầu nguyện thế nào?

**

Chỗ này nên cẩn trọng: Đức Phật dạy giáo pháp vô ngã, do vậy không nên hiểu rằng có một “cái tôi” nào đi từ kiếp trước sang kiếp sau.

Trong Bắc Tông, chữ “thân trung ấm” là gọi cho dễ hiểu, nhưng thường khi gọi là thần thức, nghiệp thức, giác linh, hương linh… Tất cả các cách gọi đó đều chỉ về một phương diện của thân trung ấm.

Thường nhất, Đức Phật gọi các chúng sinh khi lìa thân này và chưa thọ sanh ở thân sau là “thức” (consciousness) –môi trường tái sanh gọi là“nghiệp”(kamma)…

Kinh MN 38 - Mahatanhasankhaya Sutta viết: “Kamma is the field, consciousness the seed, and craving the moisture…” (Nghiệp là cánh đồng, thức là hạt giống, và tham ái là nước tưới…).

Có lẽ, cũng là tùy cơ, nói từng phương diện. Lời dạy của Đức Phật thâm sâu, và thường khi ban pháp là gắn liền với trình độ tu chứng của từng vị tỳ kheo nghe pháp.Sở học của người viết bất toàn, nên nơi đây chỉ có thể đưa ra các lời giải đoán, chủ yếu dựa vào kinh.

Giải thích thế nào về thức này? Hẳn nhiên không phải là một “cái tôi” vì thức phải biến chuyển theo luật vô thường và cũng biến chuyển theo nhiên liệu nuôi thân trung ấm là tham ái.

Trong Kinh Mahanidana Sutta, bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi, nơi đoạn 21,  Đức Phật có đoạn vấn đáp với Ngài Anan về thức thọ sanh này – tuy không nói là giữa hai thân, nhưng nói rõ là có thức đang  tìm nơi thọ sanh, có thể bị gián đoạn và phải tìm nơi thọ sanh khác (nghĩa là hành trình sẽ cực kỳ gian nan, nếu chúng ta không lo tu học):

“If consciousness were not to descend into the mother’s womb, would mentality-materiality take shape in the womb?”

“Certainly not, venerable sir.”

“If, after descending into the womb, consciousness were to depart, would mentality-materiality be generated into this present state of being?”

“Certainly not, venerable sir.”

DỊCH:

“Nếu thức không vào bụng mẹ, danh-sắc có hình thành trong bụng mẹ không?”

“Bạch Thế Tôn, chắc chắn là không.”

“Nếu, sau khi vào bụng mẹ, thức phải ra đi, danh-sắc có sẽ trở thành như chúng sinh hiện nay không?”

“Bạch Thế Tôn, chắc chắn không.”

Tương tự bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi là bản của Thanissaro Bhikkhu. Links cả hai bản ở ghi chú (2).

**

Tới đây, chúng ta có thể hỏi, rằng thức tìm nơi thọ sanh có khác gì với các khái niệm về thức như chúng ta thường đọc?

Hình như không khác nhiều, nếu chúng ta tránh sử dụng chữ “thân” khi gọi về lực sống này.

Bời vì trong Kinh DN 28, Ngài Sariputta gọi đó là “the unbroken stream of human consciousness as established both in this world and in the next…” (dòng tương tục ý thức không gián đoạn của con người khi được thiết lập trong kiếp này và kiếp sau).

Dĩ nhiên, ngay cả khi gọi là ý thức, chúng ta trong 24 giờ/ngày vẫn có thể mê muội tới 23 giờ (thậm chí, mê cả 24 giờ). Ngay cả khi Đức Phật đã dạy trong Kinh SN 35.23 và Kinh SN 35.82 – xem bản dịch 2 kinh này ở ghi chú(3)-- rằng toàn bộ thế giới chỉ là tâm-cảnh bất nhị (cũng hiểu là thức, khi nói về dụng), nghĩa của thức này hẳn là khác với “thức đang tìm nơi thọ sanh” – tức là khác với “thức giữa đời này và đời sau”? Trùng trùng nghi vấn vậy.

Trong tác phẩm biên khảo “Giới Thiệu Đại Cương Về Duy Thức Học” của Ni sư Tuệ Hạnh, có đoạn viết:

“…Vasubandhu viết Nhị thập tụng và tự viết thêm phần chú giải, trong khi Tam thập tụng thì có phần chú giải của Sthiramati (An Huệ). Theo hai bản luận căn bản của Duy thức tông này, thì tất cả mọi hiện tượng đều là sự biến hiện của thức trong hành vi và hoạt động nội tại của chúng; những nhận thức của chúng ta không phải là do từ đối tượng ngoại tại tạo thành, những đối tượng mà ta tưởng là hiện hữu bên ngoài và tạo thành ý nghĩ của chúng ta. Cũng giống như trong giấc mộng, chúng ta có những kinh nghiệm về thiên hình vạn trạng, người ta, cảnh vật, thời điểm, cảm giác, v.v..., tất cả đều y như thật trong giấc mộng đó. Đến khi tỉnh giấc, ta còn vẫn còn có những cảm giác như thật khi tiếp xúc và phản ứng với những gì trong mộng. Ấy thế mà khi tỉnh giấc, thì chẳng có gì. Cũng vậy, tất cả các đối tượng ngoại tại chẳng qua chỉ là do thức hiện khởi mà thôi…” (4)

Kể như Duy Thức nhiều phần tương tự với Kinh SN 35.23 và Kinh SN 35.82. Trong khi đó Bát Nhã Tâm Kinh, tức bản kinh cô đọng của Trung Luận, so sánh hình ảnh thực tướng như giấc mộng qua câu “viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.”

Đức Phật cũng so sánh các pháp hữu vi với giấc mộng, như trong Kinh Pháp Cú Kệ 170, nói rằng các pháp như bọt nước, như cảnh huyễn, “Như mộng, huyễn, bọt, bóng,Như sương cũng như điện…”

Tuy các pháp là mộng như thế, yêu cầu giải thoát vẫn luôn luôn là khẩn thiết.

**

Nơi đây, xin kể hai kỷ niệm. Bản thân người viết không hiểu mọi chuyện, nghe sao, thấy sao kể vậy thôi.

Nhiều thập niên trước, một lần bổn sư Thích Tịch Chiếu kể với người viết rằng, dân chúng quanh Chùa Tây Tạng Bình Dương nghèo, lúc đó cũng là mới vài năm sau 1975, nên khi dân chúng thỉnh sư tới làm tang lễ, lo sợ là nếu nhiều thầy tới, e tang gia không có đủ lễ  cúng dường. Thầy biết thế, nhưng giải thích với người viết là có khi phải cử nhiều vị tăng có nhiều oai đức đi, không phải chuyện gì khác hết, nhưng chỉ vì muốn dùng oai đức đó để giúp hương linh siêu thăng.

Thực sự, người viết không hiểu, không được giải thích thêm, và cũng không biết gì về nghi thức tang lễ, vì bản thân chỉ được Thầy dạy về pháp “Không có gì để tu hết” của Thiền Tông. (5)

Kỷ niệm thứ nhì là khi ngài Geshe Tsultim Gyeltsen trước khi viên tịch, dặn đồ chúng trong Chùa Thubten Dhargye Ling, ở Long Beach, California,hãy chờ vài ngày, sẽ có hiện tượng lạ rồi mới làm tang lễ. Nghĩa là, tuy đã chết nhưng vẫn còn trong thiền định nhiều ngày, còn hơi ấm. Bản thân người viết lúc đó là phóng viên, có tình thân với nhiều vị trong ngôi Chùa Tây Tạng này, đã quan sát tận tường nhiều ngày, cho tới khi có hiện tượng cầu vồng xuất hiện quanh chùa này, và bao phủ một vùng xa lộ I-405, cầu vồng sáng khoảng nửa giờ hay một tiếng, thân của ngài mới bắt đầu cứng lại, nghĩa là (được giải thích) là ngài kết thúc thiền định. Lúc đó, nhục thân ngài được đóng quan tài kẽm để chở phi cơ sang Bắc Ấn Độ để làm nghi thức hỏa thiêu, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thực hiện vì nhiều năm trước đó, ngài từng giữ chức tương đương với Bộ Trưởng Ngoại Giao cho Đức Đạt Lai Lạt Ma (so sánh kiểu chức vụ thế gian). Vài năm sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận một cậu bé sinh ở hải ngoại (ngoài Hoa Lục) là thân sau của ngài, và đã đón cậu bé này về Dharamsala để cho học đạo. Có nghĩa là, vị cao tăng Geshe Tsultim Gyeltsen đã có nhiều ngày trong thân trung ấm?

Chỉ xin kể vậy thôi. Bản thân người viết không giải thích gì được.

**

Tới đây, chúng ta nói về Kinh Karaniya Metta Sutta (Sn 1.8 PTS: Sn 143-152). Trong kinh này, Đức Phật có dạy là hãy cầu nguyện cho thân trung ấm. Nơi đây, chúng ta sẽ trích nhiều bản Anh dịch để đối chiếu.

Duyên khởi của Kinh này được kể là, trong khi Đức Phật cư trú ở thành Xá Vệ, một nhóm các tỳ kheo trước đó đã nhận được nhiều đề tài thiền định từ ngài, tới một cánh rừng để nhập hạ. Các vị thần cây cư trú trong rừng này lo ngại khi thấy chư tăng tới, vì chư thần phải từ trên cây xuống và ở trên mặt đất. Dù vậy, chư thần hy vọng chư tăng sẽ ra đi sớm, nhưng khi biết chư tăng sẽ ở tới ba tháng, nên mới quấy nhiễu chư tăng bằng nhiều cách suốt cả đêm, nhằm làm quý thầy phải bỏ đi.

Thấy hoàn cảnh bất khả như thế, quý thầy tới gặp Đức Phật, trình bày về khó khăn như thế. Đức Phật mới dạy Kinh Từ Bi (Metta Sutta), và khuyên chư tăng hãy về lại cánh rừng cũ với kinh này sẽ bảo vệ.

Chư tăng trở lại cánh rừng, thực tập lời Đức Phật dạy, rải tâm từ chói sáng. Chư thần cảm phục vì sức mạnh tâm từ, mới để quý thầy bình an tu học. Kinh này chia làm hai phần. Phần đầu nói về yêu cầu tu tập về giới và định, phần thứ nhì nói về pháp Tâm Từ. Kinh này là vừa cầu an, vừa cầu siêu.

Sau đây là toàn văn bản Anh dịch của Acharya Buddharakkhita; trong khi bản Việt dịch tham khảo nhiều bản Anh dịch khác:

.

Who seeks to promote his welfare,

Having glimpsed the state of perfect peace,

Should be able, honest and upright,

Gentle in speech, meek and not proud.

Những người muốn tự lợi mình

đã từng nhìn thấy lóe lên cõi tịch lặng

hãy có năng lực, lương thiện và cương trực

lời nói dịu dàng, khiêm tốn và không ngã mạn.

.

Contented, he ought to be easy to support,

Not over-busy, and simple in living.

Tranquil his senses, let him be prudent,

And not brazen, nor fawning on families.

Hài lòng, vị này không có gì cần nhiều

không quá bận rộn, và sống đơn giản.

giữ các căn tịch lặng, vị này khéo léo

biết hổ thẹn, không bận tâm chuyện có nhiều Phật tử ủng hộ

 

Also, he must refrain from any action

That gives the wise reason to reprove him.

(Then let him cultivate the thought:)

May all be well and secure,

May all beings be happy!

Thêm nữa, vị này phải tránh bất kỳ hành vi nào

khiến các bậc trí giả phải khiển trách

(Rồi, vị này hãy giữ các niệm sau đây:)

Nguyện cho tất cả đều được an lành,

Nguyện cho tất cả chúng sinh hạnh phúc!

.

Whatever living creatures there be,

Without exception, weak or strong,

Long, huge or middle-sized,

Or short, minute or bulky,

Bất cứ chúng sinh nào hiện hữu

không loại trừ, yếu hay mạnh,

dài, khổng lồ hay cỡ trung,

hay ngắn, nhỏ hay kềnh càng,

.

Whether visible or invisible,

And those living far or near,

The born and those seeking birth,

May all beings be happy!

Cho dù hữu hình hay vô hình,

và cả những chúng sinh sống xa hay gần,

đã sinh ra và cả những [trung ấm] đang tìm nơi thọ sanh,

Nguyện tất cả các chúng sinh đều hạnh phúc!

.

Let none deceive or decry

His fellow anywhere;

Let none wish others harm

In resentment or in hate.

Nguyện cho không ai lừa gạt ai,

không ai nguyền rủa ai ở bất cứ nơi nào;

Nguyện không ai ước điều nguy hại cho ai

dù trong cay đắng hay trong căm ghét.

.

Just as with her own life

A mother shields from hurt

Her own son, her only child,

Let all-embracing thoughts

For all beings be yours.

Cũng như với chính sinh mạng của mình

bà mẹ ngăn che tổn thương cho

chính con trai của bà, đứa con duy nhất của bà,

Hãy khởi tâm từ vô lượng này

tới tất cả chúng sinh [như mẹ lo cho con].

 

Cultivate an all-embracing mind of love

For all throughout the universe,

In all its height, depth and breadth —

Love that is untroubled

And beyond hatred or enmity.

Hãy tu dưỡng tâm yêu thương vô lượng này

đối với tất cả chúng sinh khắp vũ trụ các cõi

trên cao, dưới thấp và chặng giữa --

Hướng tâm từ này cho tất cả đều an lành

Và vượt qua mọi thù nghịch, giận dữ.

As you stand, walk, sit or lie,

So long as you are awake,

Pursue this awareness with your might:

It is deemed the Divine State here.

Khi đứng, đi, ngồi hay nằm

hễ bất cứ khi nào tỉnh thức

hãy ra sức gìn giữ tâm từ này

vì là nơi của Đời sống Cao quý nơi đây.

 

Holding no more to wrong beliefs,

With virtue and vision of the ultimate,

And having overcome all sensual desire,

Never in a womb is one born again.

Không rơi vào tà kiến

với giới hạnh và cái nhìn trí huệ tận cùng

vượt qua mọi tham dục

sẽ không bao giờ thọ sanh nữa. (Hết bản Việt dịch)

**

Ghi nhận, tất cả các bản dịch đều có câu nguyện hạnh phúc cho “những vị đang tìm nơi thọ sanh” như nhau.

Bản Anh dịch của Acharya Buddharakkhita ghi trên nói về thân trung ấm là:

The born and those seeking birth,

May all beings be happy!

(Những vị đã sinh ra và những vị đang tìm nơi thọ sanh

Xin nguyện cho tất cả chúng sinh đều hạnh phúc!

.

Bản của Ñanamoli Thera là:

Existing or yet seeking to exist.

May creatures all be of a blissful heart.

.

Bản của Piyadassi Thera:

those who are born as well as those yet to

be born — may all beings have happy minds.

.

Bản của The Amaravati Sangha:

Those born and to-be-born —

May all beings be at ease!

.

Bản của Thanissaro Bhikkhu:

born & seeking birth:

May all beings be happy at heart.

.

Bản của Anandajoti:

those who are born, and those who still seek birth

—may all beings in their hearts be happy!”

 

Links của các bản này ở ghi chú (6).

Như thế, Đức Phật có dạy cầu nguyện cho những hương linh đang tìm nơi thọ sanh, nói theo ngữ cảnh quen thuộc của chúng ta, là cầu siêu cho thân trung ấm.

.

GHI CHÚ:

(1) Xem: http://thuvienhoasen.org/a24987/kinh-dac-qua-khi-tu-tran-va-kinh-tai-sinh-nhu-lua-theo-gio

(2) Bản của Bhikkhu Bodhi: http://www.bps.lk/olib/mi/mi018-p.html

Bản của Thanissaro Bhikkhu: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.15.0.than.html

(3) Xem: http://thuvienhoasen.org/a24741/duc-phat-day-phap-thay-tanh

(4) Xem: http://thuvienhoasen.org/a7211/dai-cuong-ve-duy-thuc-hoc

(5)Thiền Sư Nhẫn Tế 80 Năm Kỷ Niệm Tây Du Phật Quốc, trang 91-93:http://thuvienhoasen.org/images/file/MTemVP6V0ggQAPE8/80-nam-tay-du-ky-phat-quoc.pdf

(6)Bản của Acharya Buddharakkhita:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.08.budd.html

Bản của Ñanamoli Thera:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.08.nymo.html

Bản của Piyadassi Thera:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.08.piya.html

Bản của The Amaravati Sangha:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.08.amar.html

Bản của Thanissaro Bhikkhu:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.08.than.html

Bản của Anandajoti:

https://suttacentral.net/en/kp9

 

.

.

.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2014(Xem: 7058)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9259)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7370)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6854)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8834)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8781)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10621)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9737)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10560)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
19/07/2014(Xem: 13246)
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân. Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội. Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]