Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

19/03/201613:57(Xem: 10078)
Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.

 
blank


Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!" Vậy muốn cho tai nạn chiến tranh tiêu giảm, không gì hơn dứt từ cái nhân của nó, nghĩa là mọi người đều nên ăn chay giới sát phóng sanh. Nhưng về việc nầy phần sự thì dễ nhận biết, phần lý ít người suốt thông. Bởi thế nhiều kẻ khi ăn chay giới sát phóng sanh, không thể phát tâm chí thành thương xót, nên công đức cũng vì đó mà trở thành kém ít. Vậy khi làm các điều thiện trên, hành giả phải nhận hiểu phần lý của nó như bốn điểm ở đoạn trước đã nói. Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.

Nếu những chúng sanh ấy ngày kia nghiệp chướng tiêu giảm, được nghe chánh pháp, đều có thể tiến tu và được thành quả Phật. Lại nên nghĩ: ta cùng tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay ở trong nẻo luân hồi, vì vô minh che lấp nên đổi thay sanh sát lẫn nhau. Trong nhiều kiếp, các loài kia thường làm cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của ta; và ta cũng đã từng làm cha me, anh chị em, chồng vợ, con cái của cái loài ấy. Chúng sanh kia do sức nghiệp ác hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị ta giết hại; ta cũng do sức nghiệp ác, hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị nó giết hại. 

Cảnh tương sanh tương sát như thế đã diễn ra từ vô lượng kiếp chẳng biết chừng nào dứt, phàm phu vì mê nên không hiểu, nhưng Như Lai thì thấu suốt rõ ràng. Việc ấy nếu không nghĩ đến thì thôi, người biết nghĩ suy tất không xiết thẹn thuồng bi mẫn! Nay ta do túc phước được làm người, nên giải trừ oan kết, ăn chay giới sát phóng sanh; lại vì cứu độ mình và muôn loài, niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà đức Thế Tôn đã dạy, để cho hàng Phật tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

"... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta nay vì ông nói ra đây một phần ít:

- Nầy Đại Huệ! Tất cả loài hữu tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân hồi vô tận, không có chúng sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ bạn bè thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ Tát ma ha tát phải quán sát xem tất cả loài hữu tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an nhiên mà ăn?

- Nầy Đại Huệ! Các bọn La sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ Tát quán thấy chúng sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con, nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ Tát nên thọ dụng?

- Nầy Đại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng sanh ấy đều nghĩ rằng: những người này lộ vẻ hung ác dường như quỉ La sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ Tát tu hạnh từ bi không nên ăn thịt.

- Nầy Đại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

- Nầy Đại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.

- Nầy Đại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.

- Nầy Đại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như Lai hứa cho đệ tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ, làm sao Như Lai lại hứa cho đệ tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như Lai chấp nhận cho đệ tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

- Nầy Đại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo như vậy".

 
Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Nguồn: Tinhdo.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2014(Xem: 19624)
Một lòng giữ niệm Di Đà, Hồng danh sáu chữ thật là rất cao, Năng trừ tám vạn trần lao, Người đời nên sớm hồi đầu mới hay. Khuyên ai xin chớ mê say, Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an, Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan, Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.
08/06/2014(Xem: 6964)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
08/06/2014(Xem: 20335)
Chữ Đạo, là tiếng Trung Hoa,dịch ra Việt ngữ là con đường.Con đường được có hai loại : Có hình tướng,không hình tướng. Có hình tướng (hữu vi tướng),là đường trên mặt đất như những con đường mòn trên núi, trong làng,đường quốc lộ từ tỉnh này qua tỉnh khác,gọi là đường cái quang. Đường để cho người đi,xe chạy trên đó và đường sắt( xe lửa ).Cũng có đường dưới mặt đất,gọi là địa đạo.Địa đạo có hai loại : đường xe lửa ngầm (Subway) và đường hầm.Những con đường sau đây ,cũng thuộc về hữu tướng;như:đường công danh, đường đời, đường khổ, đường sanh mạng, đường song song, đường chân trời, đường hàng không, đường cùng, đường xích đạo,v.v…Những con đường có tướng cũng có hai: Bằng phẳng và khúc khuỷu, ổ gà, ghồ ghề.
06/06/2014(Xem: 14434)
Đây là quyển sách do chúng tôi biên soạn, gồm những bài viết rời rạc. Mỗi bài, có mỗi đề tài khác nhau. Mục đích là nhằm giúp cho quý liên hữu ở đạo tràng Quang Minh tu học. Những bài viết gồm có: 1. Vài nét về quá trình sinh hoạt Cực Lạc Liên Hữu Liên Xã Quang Minh Đạo Tràng. 2. Một đạo tràng lý tưởng. 3. Đối chiếu sự dị đồng giữa Ta bà và Cực lạc. 4. Cẩm nang tu tập (đặc biệt dành cho khóa tu ). Những tài liệu nầy trong thời gian qua, chúng tôi đã lần lượt đem ra trình bày hướng dẫn cho đạo tràng tu học. Với thâm ý của chúng tôi, là muốn cho mỗi liên hữu hiểu rõ thêm về đường lối tu tập, cũng như những lễ nghi hành trì cho đúng phương pháp mà Phật Tổ đã chỉ dạy.
06/06/2014(Xem: 26331)
Thơ và Tạp Bút là tập sách mà chúng tôi kết hợp chia làm hai phần: Phần đầu là những bài thơ mà chúng tôi đã sáng tác sau khi tập thơ Hướng Dương ra đời. Phần hai là những bài viết rời rạc qua những chủ đề khác nhau. Chúng tôi kết hợp lại tất cả những bài viết đó để in chung trong tập sách. Chúng tôi đặt danh đề chung cho quyển sách là “Một Cõi Đi Về”. Vì chúng tôi thiết nghĩ, cõi đời có muôn vạn nẻo nhưng lối về nguồn chơn thì chỉ có một. Giống như trăm sông, ngàn suối tuôn chảy mỗi hướng có khác nhau, nhưng tất cả cũng đều chảy chung về biển cả. Nói cách khác, đứng về mặt hiện tượng sự tướng thì vạn pháp có ra muôn ngàn sai khác, nhưng bản thể thì chỉ có một. Đó là ý nghĩa của câu nói: “Vạn vật đồng nhứt thể hay vạn pháp quy nhứt”.
04/06/2014(Xem: 8597)
Hàm Nguyệt Sơn (Hamwolsan), Cốt Quật Tự (骨 窟 寺-Golgulsa Temple), tọa lạc tại số 304, ấp An Đông (An-dong-ri), Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), tỉnh Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do) thuộc khu đồi Khánh Bắc (Gyeongbuk), cách nội địa biển Đông ba dặm.
04/06/2014(Xem: 10090)
Các bạn chắc đã đọc rất nhiều lời khuyên của các vĩ nhân, có thể thấy chán. Nhưng tôi vẫn muốn viết về một người, là ông Einstein. Ông Einstein là một trường hợp rất đặc biệt.
02/06/2014(Xem: 11911)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 10073)
Mùa xuân năm nay, tại Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra Đại giới đàn Cam Lộ Vị, bắt đầu từ ngày 23.05 đến ngày 28.5.2014. Lễ rước giới bổn được tổ chức thật long trọng tại chùa Pháp Vân, xóm Thượng. Dường như đất trời cũng hòa chung niềm vui của tứ chúng Làng Mai trong ngày khai mạc Đại giới đàn. Ngay khi giới bổn được rước vào thiền đường Nước Tĩnh thì trời bổng nhiên đổ mưa. Những giọt nước cam lộ rơi xuống làm cho đất trời và lòng người đều mát mẻ, thanh lương.
01/06/2014(Xem: 18872)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]