Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại lễ Tưởng niệm 62 Năm Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng bóng - Mỹ Quốc

12/03/201620:50(Xem: 8029)
Đại lễ Tưởng niệm 62 Năm Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng bóng - Mỹ Quốc



Đại lễ Tưởng niệm 62 Năm

Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng bóng

------
IMG_0310

Mỹ Quốc: Mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) – Mùng 1 tháng 2 năm Bính Thân (2016) Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.

 

Để tưởng niệm công đức khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 62 năm Tổ Sư vắng bóng ngày 1 tháng 2 năm 1954 - 1 tháng 2/2016, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.

Tham dự Đại Lễ và chứng minh có Chư Tôn Đức Hội Đồng Chứng minh, Hồi Đồng Điều Hành Viện Hành Đạo cùng Chư tôn Thiền Đức Tăng Ni môn đồ đệ tử Khất sĩ trong các tiểu bang California, Washington, New York, New Jersey, Arizona, Texas … và Chư tôn đức đến từ Paris, Pháp quốc, Canada…

Đại lão Hòa thượng Thích Giác Lượng – Đệ nhị Pháp chủ GHPGTGKSTG Chủ trì và chứng minh buổi lễ; HT. Thích Minh Tuyên – Trụ trì Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana; HT. Thích Giác Huệ - Trụ trì Tổ Đình Minh Đăng Quang Pháp Quốc; HT. Thích Minh Hồi – Trụ trì Như Lai Thiền Tự San Diego; HT. Thích Giác Sỹ Trụ trì Tổ Đình Giác Lý thành phố Westminster, và Chư tôn Hòa thượng Thích Giác, HT. Thích Pháp Tánh; HT. Thích Giác Ngôn…. Chư ni có sự hiện diện của Ni trưởng Ngôn Liên, Ni sư Dung Liên, Ni sư Quảng Liên…

Trải qua một thời kỳ dài của lịch sử Phật giáo, đến Khoảng giữa thế kỷ hai mươi, phong trào khôi phục và chấn hưng Phật giáo diễn ra trên toàn thế giới. Trong bối cảnh ấy, Phật giáo Việt Nam cũng từng bước chuyển mình để cùng hòa chung vào dòng chảy Phật giáo quốc tế. Tại miền Nam Việt Nam, đức Tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” đã kế thừa và khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, quyết chí đi theo con đường Trung đạo mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vạch ra.

Bằng bổn nguyện độ sanh và lòng từ bi, Đức Cố Hòa thượng Đệ nhất Pháp chủ - Pháp Sư Thích Giác Nhiên đã kế nghiệp Tổ Thầy tiếp nối, xiển dương và truyền bá Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam ra Thế giới. Ngày nay, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam được khai sơn bởi Tổ sư Minh Đăng Quang được truyền bá và mở rộng ra các nước như Mỹ, Úc, Canada, Pháp... đưới sự lãnh đạo của Đức Ngài Pháp chủ - Pháp sư Thích Giác Nhiên, hiện tại Giáo Hội tiếp tục hành đạo và truyền bá giáo pháp Khất sĩ ra nhiều Tiểu bang khác trong Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và vùng phụ cận Canada, Tân Tây Lan…

Môn đồ Chư tôn Đức tăng Ni Khất sĩ tứ chúng đã thành kính thiết lễ tưởng niệm và niệm tưởng ân đức Tổ sư khai sơn Đạo Phật Khất sĩ; Chương trình Bắt đầu bằng buổi Thiền tọa tưởng niệm Tổ sư, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Minh Tuyên; Đại chúng đã cùng ngồi lại và trùng tuyên, tuyên đọc Chơn Lý của Tổ sư; Sau đó là chường trình Lễ tưởng niệm chính thức 62 năm Tổ sư Vắng bóng, Hiệp kỵ Tưởng niệm các Đức Thầy và Chư Tôn đức Ni trưởng tiền bối.

Đại chúng đã dành buổi tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng Đệ Nhất Pháp Chủ - Pháp sư Thích Giác Nhiên viên tịch ngày 3 tháng 8 năm 2015 (nhằm ngày 19 tháng 6 năm Ất Mùi).

Thay mặt Ban tổ chức Lễ tưởng niệm, Hòa thượng Thích Giác Huệ - Trụ trì Tổ đình Minh Đăng Quang Pháp Quốc Cung tuyên Tiểu sử Đức Tổ Sư.

Sau đó, Hòa thượng Minh Tuyên - Trụ trì Tổ đình Minh Đăng Quang Santa Ana đã hướng dẫn Đại chúng Tăng Ni xưng táng bài Chúc Mừng Chánh Pháp và niệm tưởng Ân đức Tổ sư.

Tiếp đó, Đại chúng Tăng Ni đã thành kính lắng nghe lời Đạo từ của Hòa thượng Thích Giác Lượng; Hòa thượng nhắc lại ân đức của Tổ Thầy và nhắc nhở Tăng Ni Khất sĩ giữu tròn bổn nguyện của người con Khất sĩ trong bối cảnh đa dạng của Phật giáo tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ để đáp đền ơn đức Tam Bảo và tiếp tục thắp lên ngọn Đuốc Sen Khất sĩ nơi trời Tây.

Sau cùng Đại chúng Thành kính thiết lễ Ngọ Trai Dâng bát lên Tôn sư và Cùng thọ trai trong chánh niệm, viên tròn Đại lễ tưởng niệm ngày Đức Tổ sư vắng bóng chu viên thành tựu.

 

Tin, ảnh Tỳ kheo Thích Giác Chinh.

Từ, Thành phố Santa Ana, California, USA.


Video clip lời Đạo từ của Đại Lão HT Thích Giác Lượng tại buổi lễ:




Ban biên Tập xin trân trọng giới thiệu hình ảnh Lễ tưởng niệm:

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9984)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9694)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11494)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6959)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6884)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8908)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10120)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8923)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7814)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5634)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]