Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Các Nhà Sư Nhật Bản Xuất Gia Nhưng Lại Lập Gia Đình?

26/02/201620:49(Xem: 15952)
Tại Sao Các Nhà Sư Nhật Bản Xuất Gia Nhưng Lại Lập Gia Đình?
Tại Sao Các Nhà Sư Nhật Bản 
Xuất Gia Nhưng Lại Lập Gia Đình?
HT.Thích Giác Quang
japanese-monk


Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.

Vấn: Con đọc báo chí thì thấy rằng ở Nhật Bản các nhà sư được quyền lấy vợ, sinh con, nuôi con ở chùa và thậm chí họ còn tổ chức tuyển vợ cho các nhà sư để duy trì nòi giống cũng như có người kế tục sự nghiệp ở chùa. Đạo Phật là vô thường vô ngã, kiếp người mong manh, người xuất thế gian đi tu là để thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, tránh bị nhân quả luân hồi vậy tại sao các nhà sư Nhật Bản lại làm điều ngược lại? Như vậy thì có phải biến chùa thành một nơi thu lợi nhuận và nuôi gia đình cá nhân, như thế thì làm sao Phật tử có thể dám đến chùa học hỏi về Phật Giáo? Con thật bối rối và cũng cảm thấy khó chịu trong vấn đề này. Xin Sư hoan hỉ giải đáp cho con được biết ạ?

Đáp:

Việc Nhà sư lập gia đình để truyền thừa Phật pháp tại một ngôi chùa, gọi là Nhà Sư tu hành theo học phái “Tân Tăng”, một bộ phận nhỏ và là việc bình thường của Phật giáo Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có một hệ phái… trong đó quý chư Tôn Đức Tăng đều có lập gia đình và chỉ ăn chay kỳ, ăn chay lâu ngày nhất là vào 03 tháng An cư kiết hạ. Thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, các Sư thường xuyên cùng với nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp quen với nếp sống ngoài xã hội nhiều hơn, nên ít ăn chay mà chỉ có “ăn mặn”.

Vào năm 1950 Cụ Đoàn Trung Còn cũng có tiếp nhận phong trào “Tân Tăng” đem về Việt Nam, lập Hội Phật Giáo Tịnh Độ tông Việt Nam từ năm 1955, nhưng phong trào nầy chỉ hoạt động trong nội bộ bổn hội, hình tướng “Nhà Sư Tịnh Độ Tông” vẫn là một cư sĩ thuần túy. Đến năm 1963, Thầy Nhất Hạnh, cũng đem phong trào “Tân Tăng” áp dụng cho Phật giáo Việt Nam, nhưng không được chư tôn Hòa Thượng chấp nhận, chư Tôn Đức Tăng Ni phản đối kịch liệt.

Phong trào “Tân Tăng” Nhật Bản, gồm những Nhà Sư học giỏi, tài năng, Hiệp hội môn phong cho phép Nhà Sư tham gia công tác xã hội, trong chốn cung đình, cơ quan chính phủ từ Trung Ương đến địa phương hay làm việc trong các Cty, Xí nghiệp, nói chung làm việc ngoài xã hội như cư sĩ; đồng thời đời sống kinh tế của các vị chỉ nương vào đồng tiền lương của chính mình làm ra, không còn bị ảnh hưởng đến sự phát tâm cúng dường hộ trì của Phật tử nữa.

Theo giáo sư cư sỹ Nogawa Hiroyuki hiện đang giảng dạy ở Đại học Huyền Trang Đài Loan nhận định về nguyên nhân người tu ở Nhật Bản có gia thất như sau:

“Hiện nay nhiều tự viện ở Nhật Bản các Sư có gia thất là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ. Phật giáo Nhật Bản so với các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì có phần tiến bộ hơn nhiều, do ảnh hưởng dân trí cao có sự quyết đoán chuẩn mực. Vã lại sinh hoạt Phật sự của chư Sư rất phong phú và đa dạng, có tính độc lập, chú trọng vào nội tại tu chứng nhiều hơn hình thức Tăng đoàn”

Sinh hoạt Phật giáo tại Koyashan từ năm từ năm 1993 đến 1994 của giáo phái Chân Ngôn tông, có sự truyền thừa theo phong kiến, cha truyền con nối, dù có nhiều người phê phán đến đâu, các vị vẫn bình chân như vại là hoằng truyền theo phong cách truyền giáo của mình.

Khi có ai hỏi đến tại sao tổ sư của các Ngài lại xả bỏ giới Tỳ kheo để sống cuộc sống với gia đình bình thường, lập gia đình và truyền tự như vậy, họ chỉ giữ im lặng không nói cụ thể. Điều ấy cũng nói lên về ý tưởng dễ dãi phóng khoáng của các Sư “Tân Tăng” Phật giáo Nhật Bản.

Theo tài liệu liên quan đến Thánh nhân Thân Loan (1173-1262) khai sơn Tịnh độ Chân tông về việc kết hôn lập gia đình, thì có rất nhiều bài viết ca ngợi hưởng ứng và được đa số người dân Nhật Bản thời bấy giờ tán đồng việc làm này, phong trào “Tân Tăng” đã lan rộng, hệ thống Tăng đoàn thuần túy không còn kiểm soát họ nữa, ông Sư thế tục đó, ở Việt Nam gọi “ông Thầy cúng”.

Việc ngài Thân Loan, giáo phái Tịnh độ chân tông đã thông qua việc kết hôn lập gia đình để thực tiễn hóa Phật giáo trong tầng lớp bình dân và họ cho rằng không có gì là không tốt? Song Phật giáo Nhật Bản từ cận đại về trước, ngoài Tịnh độ Chân tông có quan điểm đó ra, thì 12 tông còn lại, như Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Luật, Thiên Thai, Chân Ngôn, Tịnh Độ, Thời, Viên Thông Niệm Phật, Nhật Liên, Lâm Tế, Tào Động và Hoàng Bá tông… đều nghiêm cấm, cho dù lý do cao thượng nào đi nữa Tỳ kheo vẫn không được kết hôn.

Đến thời đại Giang Hộ (Edo 1603~1867), Phật giáo trở thành quốc giáo. Tất cả mọi người dân là tín đồ của một ngôi chùa, lúc này tất cả các Tự Viện trở thành nơi đăng ký hộ khẩu hộ tịch, ký thác hài cốt, bài vị, bảo quản gia phổ của tín đồ. Do các công việc đó, nơi tự viện cần có rất nhiều người chuyên môn quản lý lĩnh vực này.

Khi đó, các vị Sa di nhỏ tuổi xuất gia trong các ngôi chùa ở quê hương, học tập Kinh sách cơ bản, đa số rời xa chùa mình đi đến Kinh đô học tập, nơi các trường học do các tông phái lập nên, có rất nhiều Giáo sư giỏi và có nền kinh tế ổn định. Lúc này, Nhật Bản không có chiến tranh, văn hóa phát triển, một đất nước thái bình. Kết quả là tốt xấu cùng tồn tại, ở thành phố Osaka và đế đô Đông Kinh, nơi chốn phồn hoa đô thị, các Sa di mới học Phật nhỏ tuổi bất hạnh đều bị vướng phải sự hấp dẫn của chốn hồng trần sắc dục, tài sắc danh thực thụy, phạm phải giới điều nhà Phật.

Tuy nhiên thời gian này Phật giáo là quốc giáo, nên các Tỳ kheo phạm giới đều bị tự viện và pháp luật của quốc gia xử phạt. Từ nửa thế kỷ 19 trở về trước, những người phạm giới đều bị phạt lưu đày ra đảo Hachijo! Đây là hòn đảo ở phía nam của Kinh đô, không thể trồng lúa, chỉ trồng được khoai lang, cư dân sống rất cực khổ.

Bị lưu đày ra hải đão còn là hình thức tạo điều kiện cho họ xa hẳn chùa chiền và giới luật Phật, đồng thời do họ có học thức nên hay viết sách và soạn sách giáo khoa, đa số họ kết hôn với người vùng này sinh con đẻ cháu, họ làm việc cho các cơ quan nhà nước và dạy học ở các trường, cuộc sống của họ tương đối ổn định, và tất cả người dân đều đồng tình với họ.

Sau năm 1840, những tu sĩ được nhà chùa cho đi học phạm giới quá nhiều, chính phủ và Tăng đoàn không có cách nào quản thúc được nữa. Cuối cùng, sau khi học xong có người đã đi cùng với người mình kết hôn về thăm cố hương và mang theo con cái nữa. Thầy của họ khi ấy vô cùng khó chịu, song cuối cùng phải thu nhận những người đệ tử bất hiếu này.

Vì công việc quản lý hộ khẩu hộ tịch của tự viện không thể đình chỉ, nên họ phải vào làm công tác này để phục vụ quê hương. Kết quả, Nhật Bản có rất nhiều hình ảnh tự viện ở quê sau chùa phơi đồ trẻ em. Tuy vậy, nhưng họ vẫn là những người làm rất tốt công tác quản lý hộ khẩu hộ tịch, phần mộ và bài vị tổ tiên.

Theo Thời báo Hoàn Cầu: Phật giáo, tôn giáo lớn thứ hai ở Nhật Bản sau đạo Shinto (Thần Đạo), đã bị suy yếu trong những năm gần đây khi nhiều ngôi chùa không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động. Ngày càng có nhiều dự án đổi mới được các chùa áp dụng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người và tăng nguồn thu nhập, trong đó có việc mở phòng nghe nhạc jazz, các thẩm mỹ viện trình diễn thời trang và các đêm nhạc hiphop.

Các Nhà sư hiện nay đang là đối tượng được các cô gái Nhật “săn lùng” để kết hôn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ở Nhật, có một số hệ phái Phật giáo cho phép Nhà sư kết hôn và họ hiện là những người giàu trong xã hội. Khi đến vãn cảnh một ngôi chùa Nhật, người ta có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái trẻ và các nhà sư trao đổi danh thiếp với nhau, cùng mua tranh thư pháp hoặc xúm xít bên nhau chụp ảnh chung rất vui vẻ. Người ta có thể bắt gặp các nhà sư phóng xe máy từ chùa ra ngoài đi làm Phật sự.

Các nhà sư Nhật Bản đều là những người giàu có, vậy thu nhập của họ từ đâu? Trước hết, do bán đất nghĩa địa, đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận ở một quốc gia đất chật người đông như Nhật Bản. Một khoảnh đất để xây mộ có giá tới mấy triệu Yên. Hơn nữa, theo tập quán của người Nhật, mộ của người thân mai táng trong chùa, tuy đã trả tiền mua đất, song hàng năm đều phải trả tiền để các nhà sư chăm sóc phần mộ giúp.

Từ xa xưa, các Lãnh Chúa và chư hầu đều có tập quán hiến đất cho nhà chùa như một thứ lễ vật để cầu phúc hoặc sám hối. Những khu đất đó, qua bao đời, đến nay, vẫn thuộc sở hữu của nhà chùa và trở thành món di sản để các nhà sư sinh sống.

Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật khá độc đáo. Khi sống thì rất nhiều người theo Thần đạo, hoặc theo Cơ Đốc giáo, thậm chí vô thần, nhưng sau khi chết thì nhất định trở thành tín đồ Phật giáo để được về Tây Phương cực lạc.

Muốn biến thành tín đồ đạo Phật, cần phải trải qua nghi thức đưa người chết vào chùa để nhà sư đặt cho một pháp danh. Thông thường, muốn có một pháp danh phải trả hàng trăm ngàn Yên; nếu không có pháp danh thì nhà chùa sẽ không bán đất làm mộ táng cho gia đình.

Thứ ba, các nhà sư đi làm Phật sự và đọc kinh cũng có một khoản thu không nhỏ. Khi có người chết, người ta thường mời nhà sư đến làm lễ và đọc kinh. Khi xong việc, họ được hậu tạ một khoản tiền không nhỏ.

Các vị trụ trì những ngôi chùa Nhật Bản phần lớn đều là con trai của trụ trì thế hệ trước. Dù giàu có, nhưng phần lớn các sư ở Nhật Bản đều khiêm nhường. Tuy nhiên, họ có thể tham dự vũ hội và ăn thịt ở bên ngoài nhà chùa và đặc biệt là có thể lấy vợ và sinh con.

Sự việc trên không còn là hiện tượng nữa, mà là xã hội Phật giáo, phong trào “Tân Tăng” nhà sư có gia đình, có con cái lan mạnh thật sự trở thành tập quán sống “tự túc kinh tế nhà chùa”, người Phật tử không còn phải dâng cúng dường cho họ nữa và có truyền thống tại Nhật Bản, cũng giống như cuộc sống của các Thầy cúng ở Việt Nam các bạn ạ! Đấy cũng là chuyện bình thường của Phật giáo Nhật Bản đã có từ thế kỷ 13 đến nay rồi các bạn ạ!


Trích bài giảng của HT. Thích Giác Quang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 5273)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
25/07/2021(Xem: 5184)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17038)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 4288)
Thế giới lại rối ren vì Delta biến thể Phong tỏa giản cách áp dụng khắp nơi Tâm trạng người dân mỗi lúc lại chơi vơi Đành chấp nhận ... tìm phương pháp nào cùng chung sống ! Đọc sưu tầm, chúng có thể chết nơi tần số cao rung động Thế mà chúng ta vô tình làm tần số thấp đi Nào hãy xem gồm những yếu tố gì ... Chao ôi ! Chính những lúc bất an căng thẳng,
21/07/2021(Xem: 7017)
Vì hiện nay tình hình phong tỏa tại Sài Gòn thật chặt chẽ, rất khó khăn cho chúng con, chúng tôi xin được Phép vào những khu vực cách ly để phát quà, vì vậy chúng con, chúng tôi đã linh động quyết đinh giúp cho những hộ nghèo ở ngoại ô Sài Gòn, những bà con lao động tay chân, buôn thúng bán bưng.. Một khi SG LockDown dài hạn, tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy chúng tôi thiết nghĩ không riêng gì SG mà những vùng lân cận đều bị ành hưởng hết, vì vậy mong các vì hảo tâm hoan hỉ cho quyết đinh này của Hội Từ thiện chúng tôi.. Hôm qua, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 200 hộ nghèo. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc:
19/07/2021(Xem: 5462)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4771)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 4951)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 4846)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4392)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]