Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Các Nhà Sư Nhật Bản Xuất Gia Nhưng Lại Lập Gia Đình?

26/02/201620:49(Xem: 16002)
Tại Sao Các Nhà Sư Nhật Bản Xuất Gia Nhưng Lại Lập Gia Đình?
Tại Sao Các Nhà Sư Nhật Bản 
Xuất Gia Nhưng Lại Lập Gia Đình?
HT.Thích Giác Quang
japanese-monk


Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.

Vấn: Con đọc báo chí thì thấy rằng ở Nhật Bản các nhà sư được quyền lấy vợ, sinh con, nuôi con ở chùa và thậm chí họ còn tổ chức tuyển vợ cho các nhà sư để duy trì nòi giống cũng như có người kế tục sự nghiệp ở chùa. Đạo Phật là vô thường vô ngã, kiếp người mong manh, người xuất thế gian đi tu là để thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, tránh bị nhân quả luân hồi vậy tại sao các nhà sư Nhật Bản lại làm điều ngược lại? Như vậy thì có phải biến chùa thành một nơi thu lợi nhuận và nuôi gia đình cá nhân, như thế thì làm sao Phật tử có thể dám đến chùa học hỏi về Phật Giáo? Con thật bối rối và cũng cảm thấy khó chịu trong vấn đề này. Xin Sư hoan hỉ giải đáp cho con được biết ạ?

Đáp:

Việc Nhà sư lập gia đình để truyền thừa Phật pháp tại một ngôi chùa, gọi là Nhà Sư tu hành theo học phái “Tân Tăng”, một bộ phận nhỏ và là việc bình thường của Phật giáo Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có một hệ phái… trong đó quý chư Tôn Đức Tăng đều có lập gia đình và chỉ ăn chay kỳ, ăn chay lâu ngày nhất là vào 03 tháng An cư kiết hạ. Thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, các Sư thường xuyên cùng với nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp quen với nếp sống ngoài xã hội nhiều hơn, nên ít ăn chay mà chỉ có “ăn mặn”.

Vào năm 1950 Cụ Đoàn Trung Còn cũng có tiếp nhận phong trào “Tân Tăng” đem về Việt Nam, lập Hội Phật Giáo Tịnh Độ tông Việt Nam từ năm 1955, nhưng phong trào nầy chỉ hoạt động trong nội bộ bổn hội, hình tướng “Nhà Sư Tịnh Độ Tông” vẫn là một cư sĩ thuần túy. Đến năm 1963, Thầy Nhất Hạnh, cũng đem phong trào “Tân Tăng” áp dụng cho Phật giáo Việt Nam, nhưng không được chư tôn Hòa Thượng chấp nhận, chư Tôn Đức Tăng Ni phản đối kịch liệt.

Phong trào “Tân Tăng” Nhật Bản, gồm những Nhà Sư học giỏi, tài năng, Hiệp hội môn phong cho phép Nhà Sư tham gia công tác xã hội, trong chốn cung đình, cơ quan chính phủ từ Trung Ương đến địa phương hay làm việc trong các Cty, Xí nghiệp, nói chung làm việc ngoài xã hội như cư sĩ; đồng thời đời sống kinh tế của các vị chỉ nương vào đồng tiền lương của chính mình làm ra, không còn bị ảnh hưởng đến sự phát tâm cúng dường hộ trì của Phật tử nữa.

Theo giáo sư cư sỹ Nogawa Hiroyuki hiện đang giảng dạy ở Đại học Huyền Trang Đài Loan nhận định về nguyên nhân người tu ở Nhật Bản có gia thất như sau:

“Hiện nay nhiều tự viện ở Nhật Bản các Sư có gia thất là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ. Phật giáo Nhật Bản so với các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì có phần tiến bộ hơn nhiều, do ảnh hưởng dân trí cao có sự quyết đoán chuẩn mực. Vã lại sinh hoạt Phật sự của chư Sư rất phong phú và đa dạng, có tính độc lập, chú trọng vào nội tại tu chứng nhiều hơn hình thức Tăng đoàn”

Sinh hoạt Phật giáo tại Koyashan từ năm từ năm 1993 đến 1994 của giáo phái Chân Ngôn tông, có sự truyền thừa theo phong kiến, cha truyền con nối, dù có nhiều người phê phán đến đâu, các vị vẫn bình chân như vại là hoằng truyền theo phong cách truyền giáo của mình.

Khi có ai hỏi đến tại sao tổ sư của các Ngài lại xả bỏ giới Tỳ kheo để sống cuộc sống với gia đình bình thường, lập gia đình và truyền tự như vậy, họ chỉ giữ im lặng không nói cụ thể. Điều ấy cũng nói lên về ý tưởng dễ dãi phóng khoáng của các Sư “Tân Tăng” Phật giáo Nhật Bản.

Theo tài liệu liên quan đến Thánh nhân Thân Loan (1173-1262) khai sơn Tịnh độ Chân tông về việc kết hôn lập gia đình, thì có rất nhiều bài viết ca ngợi hưởng ứng và được đa số người dân Nhật Bản thời bấy giờ tán đồng việc làm này, phong trào “Tân Tăng” đã lan rộng, hệ thống Tăng đoàn thuần túy không còn kiểm soát họ nữa, ông Sư thế tục đó, ở Việt Nam gọi “ông Thầy cúng”.

Việc ngài Thân Loan, giáo phái Tịnh độ chân tông đã thông qua việc kết hôn lập gia đình để thực tiễn hóa Phật giáo trong tầng lớp bình dân và họ cho rằng không có gì là không tốt? Song Phật giáo Nhật Bản từ cận đại về trước, ngoài Tịnh độ Chân tông có quan điểm đó ra, thì 12 tông còn lại, như Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Luật, Thiên Thai, Chân Ngôn, Tịnh Độ, Thời, Viên Thông Niệm Phật, Nhật Liên, Lâm Tế, Tào Động và Hoàng Bá tông… đều nghiêm cấm, cho dù lý do cao thượng nào đi nữa Tỳ kheo vẫn không được kết hôn.

Đến thời đại Giang Hộ (Edo 1603~1867), Phật giáo trở thành quốc giáo. Tất cả mọi người dân là tín đồ của một ngôi chùa, lúc này tất cả các Tự Viện trở thành nơi đăng ký hộ khẩu hộ tịch, ký thác hài cốt, bài vị, bảo quản gia phổ của tín đồ. Do các công việc đó, nơi tự viện cần có rất nhiều người chuyên môn quản lý lĩnh vực này.

Khi đó, các vị Sa di nhỏ tuổi xuất gia trong các ngôi chùa ở quê hương, học tập Kinh sách cơ bản, đa số rời xa chùa mình đi đến Kinh đô học tập, nơi các trường học do các tông phái lập nên, có rất nhiều Giáo sư giỏi và có nền kinh tế ổn định. Lúc này, Nhật Bản không có chiến tranh, văn hóa phát triển, một đất nước thái bình. Kết quả là tốt xấu cùng tồn tại, ở thành phố Osaka và đế đô Đông Kinh, nơi chốn phồn hoa đô thị, các Sa di mới học Phật nhỏ tuổi bất hạnh đều bị vướng phải sự hấp dẫn của chốn hồng trần sắc dục, tài sắc danh thực thụy, phạm phải giới điều nhà Phật.

Tuy nhiên thời gian này Phật giáo là quốc giáo, nên các Tỳ kheo phạm giới đều bị tự viện và pháp luật của quốc gia xử phạt. Từ nửa thế kỷ 19 trở về trước, những người phạm giới đều bị phạt lưu đày ra đảo Hachijo! Đây là hòn đảo ở phía nam của Kinh đô, không thể trồng lúa, chỉ trồng được khoai lang, cư dân sống rất cực khổ.

Bị lưu đày ra hải đão còn là hình thức tạo điều kiện cho họ xa hẳn chùa chiền và giới luật Phật, đồng thời do họ có học thức nên hay viết sách và soạn sách giáo khoa, đa số họ kết hôn với người vùng này sinh con đẻ cháu, họ làm việc cho các cơ quan nhà nước và dạy học ở các trường, cuộc sống của họ tương đối ổn định, và tất cả người dân đều đồng tình với họ.

Sau năm 1840, những tu sĩ được nhà chùa cho đi học phạm giới quá nhiều, chính phủ và Tăng đoàn không có cách nào quản thúc được nữa. Cuối cùng, sau khi học xong có người đã đi cùng với người mình kết hôn về thăm cố hương và mang theo con cái nữa. Thầy của họ khi ấy vô cùng khó chịu, song cuối cùng phải thu nhận những người đệ tử bất hiếu này.

Vì công việc quản lý hộ khẩu hộ tịch của tự viện không thể đình chỉ, nên họ phải vào làm công tác này để phục vụ quê hương. Kết quả, Nhật Bản có rất nhiều hình ảnh tự viện ở quê sau chùa phơi đồ trẻ em. Tuy vậy, nhưng họ vẫn là những người làm rất tốt công tác quản lý hộ khẩu hộ tịch, phần mộ và bài vị tổ tiên.

Theo Thời báo Hoàn Cầu: Phật giáo, tôn giáo lớn thứ hai ở Nhật Bản sau đạo Shinto (Thần Đạo), đã bị suy yếu trong những năm gần đây khi nhiều ngôi chùa không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động. Ngày càng có nhiều dự án đổi mới được các chùa áp dụng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người và tăng nguồn thu nhập, trong đó có việc mở phòng nghe nhạc jazz, các thẩm mỹ viện trình diễn thời trang và các đêm nhạc hiphop.

Các Nhà sư hiện nay đang là đối tượng được các cô gái Nhật “săn lùng” để kết hôn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ở Nhật, có một số hệ phái Phật giáo cho phép Nhà sư kết hôn và họ hiện là những người giàu trong xã hội. Khi đến vãn cảnh một ngôi chùa Nhật, người ta có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái trẻ và các nhà sư trao đổi danh thiếp với nhau, cùng mua tranh thư pháp hoặc xúm xít bên nhau chụp ảnh chung rất vui vẻ. Người ta có thể bắt gặp các nhà sư phóng xe máy từ chùa ra ngoài đi làm Phật sự.

Các nhà sư Nhật Bản đều là những người giàu có, vậy thu nhập của họ từ đâu? Trước hết, do bán đất nghĩa địa, đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận ở một quốc gia đất chật người đông như Nhật Bản. Một khoảnh đất để xây mộ có giá tới mấy triệu Yên. Hơn nữa, theo tập quán của người Nhật, mộ của người thân mai táng trong chùa, tuy đã trả tiền mua đất, song hàng năm đều phải trả tiền để các nhà sư chăm sóc phần mộ giúp.

Từ xa xưa, các Lãnh Chúa và chư hầu đều có tập quán hiến đất cho nhà chùa như một thứ lễ vật để cầu phúc hoặc sám hối. Những khu đất đó, qua bao đời, đến nay, vẫn thuộc sở hữu của nhà chùa và trở thành món di sản để các nhà sư sinh sống.

Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật khá độc đáo. Khi sống thì rất nhiều người theo Thần đạo, hoặc theo Cơ Đốc giáo, thậm chí vô thần, nhưng sau khi chết thì nhất định trở thành tín đồ Phật giáo để được về Tây Phương cực lạc.

Muốn biến thành tín đồ đạo Phật, cần phải trải qua nghi thức đưa người chết vào chùa để nhà sư đặt cho một pháp danh. Thông thường, muốn có một pháp danh phải trả hàng trăm ngàn Yên; nếu không có pháp danh thì nhà chùa sẽ không bán đất làm mộ táng cho gia đình.

Thứ ba, các nhà sư đi làm Phật sự và đọc kinh cũng có một khoản thu không nhỏ. Khi có người chết, người ta thường mời nhà sư đến làm lễ và đọc kinh. Khi xong việc, họ được hậu tạ một khoản tiền không nhỏ.

Các vị trụ trì những ngôi chùa Nhật Bản phần lớn đều là con trai của trụ trì thế hệ trước. Dù giàu có, nhưng phần lớn các sư ở Nhật Bản đều khiêm nhường. Tuy nhiên, họ có thể tham dự vũ hội và ăn thịt ở bên ngoài nhà chùa và đặc biệt là có thể lấy vợ và sinh con.

Sự việc trên không còn là hiện tượng nữa, mà là xã hội Phật giáo, phong trào “Tân Tăng” nhà sư có gia đình, có con cái lan mạnh thật sự trở thành tập quán sống “tự túc kinh tế nhà chùa”, người Phật tử không còn phải dâng cúng dường cho họ nữa và có truyền thống tại Nhật Bản, cũng giống như cuộc sống của các Thầy cúng ở Việt Nam các bạn ạ! Đấy cũng là chuyện bình thường của Phật giáo Nhật Bản đã có từ thế kỷ 13 đến nay rồi các bạn ạ!


Trích bài giảng của HT. Thích Giác Quang


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2015(Xem: 18350)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 387915)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22219)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
02/04/2015(Xem: 11941)
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán cà phê hay tiệm sách gần nhà để ngồi đọc sách. Ở bên này có những tiệm sách lớn, bên trong có hàng bán cà phê với những chiếc bàn nhỏ, chúng ta có thể ngồi uống nước, đọc sách hay viết lách gì cũng được, rất thích và tiện lợi.
01/04/2015(Xem: 8760)
Tôi năm nay 24 tuổi, công việc ổn định và yêu một anh bạn đồng nghiệp, hai chúng tôi dự định ba tháng nữa sẽ làm lễ cưới (lễ hằng thuận) ở chùa. Vừa rồi, tôi đưa anh ấy ra Bắc, nơi chùa chị tôi xuất gia tu học để làm lễ quy y cho anh. Quy y xong, anh được nhà chùa cho tụng kinh, khi tụng xong thì chuyện bất ngờ xảy ra, chồng sắp cưới của tôi xin phép thầy xuất gia. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi hết sức bất ngờ, buồn vui lẫn lộn. Nếu anh ấy xuất gia được thì hủy lễ cưới luôn. Thầy bảo sẽ trợ duyên cho anh ấy ở chùa tập sự một năm mới được xuống tóc và gửi đi học. Bây giờ, ngoài việc niệm Bồ-tát Quan Thế Âm ra, tôi chẳng biết làm gì nữa.
31/03/2015(Xem: 8899)
Giới luật và Phẩm Hạnh Huynh Trưởng
31/03/2015(Xem: 18494)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
29/03/2015(Xem: 18839)
Giảng về diệu lý Bát Nhã của Bộ Kinh Kim Cang là pháp môn bình đẳng. Chúng ta phần đông đều không hiểu cho nên đầu lại thêm đầu, tướng lại thủ tướng đem cái pháp bình đẳng biến thành không bình đẳng.
28/03/2015(Xem: 8750)
Thuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị - sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn. Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại.
26/03/2015(Xem: 7992)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]