Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ thuật Kiền-đà-la đánh dấu sự xuất hiện hình Tượng của đức Phật trong nghệ thuật Phật giáo

23/02/201620:44(Xem: 7532)
Nghệ thuật Kiền-đà-la đánh dấu sự xuất hiện hình Tượng của đức Phật trong nghệ thuật Phật giáo

Nghệ thuật Kiền-đà-la đánh dấu sự xuất hiện hình Tượng của đức Phật trong nghệ thuật Phật giáo

 gandhara
1. Khái quát chung

Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước TL. Trong quá trình truyền bá của Phật giáo, giáo nghĩa của Phật giáo đã hóa thân thành các hình thức nghệ thuật khác nhau như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc… nhằm biểu hiện tư tưởng triết học thông qua hình thức nghệ thuật có liên quan đến Phật, Pháp và Tăng; là Tam Bảo trong truyền thống Phật giáo. Có thể nói nghệ thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, ngay sau khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni viên tịch.

Đến thời kỳ vương triều Quý Sương ở Ấn Độ, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Trong giai đoạn này, nghệ thuật hình tượng biểu trưng trong nghệ thuật Phật giáo đã sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc tượng Phật, phá vỡ trào cảng và điều chưa từng thấy có trong thời kỳ tối sơ; tức là thời kỳ trước thế kỷ thứ II, trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo chưa có hình tượng đức Phật. Nghệ thuật “Kiền Đà La” là một trong những lưu phái mang tính đại diện và tiên phong cho sự ra đời hình tượng của đức Phật trong nghệ thuật Phật giáo.


2. Nội dung

Vì dùng phương thức hình tượng tỷ dụ để tuyên truyền giáo nghĩa Phật pháp, nên những hình tượng đầu tiên, đặc biệt là các tượng tạc hình Phật, xuất hiện ở các vùng Càn-đà-la hay còn gọi là Kiền Đà La (Gandhāra) và Ma Thâu La (Mathurā). Tuy nhiên, với việc phổ biến Phật giáo đến những vùng Trung, Đông, và Đông Nam Á thì nghệ thuật Phật giáo lại trải qua nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, thu nhận chúng và phát triển một hệ thống đồ tượng tinh tế và phức tạp.

Thông thường, chức năng cơ bản của nghệ thuật tôn tượng giai đoạn này là sản phẩm của nghệ thuật tuyên truyền văn hóa tôn giáo, đầu tiên chỉ là một loại tín ngưỡng sùng bái để đặt niềm tin trong tôn giáo chứ không phải là đối tượng thưởng thức nghệ thuật đơn thuần. Do vậy, nghệ thuật Kiền Đà La, đứng về chức năng của nghệ thuật có mang tính tôn giáo là một loại nghi thức trong nghi lễ và văn hóa nghệ thuật Phật giáo, có giá trị của vẻ đẹp về lý tưởng và thẩm mỹ để làm phương tiện giáo hóa truyền bá tư tưởng triết lý Phật giáo. Do đó, mang tính hiệu quả thẩm mỹ của hình thức nghệ thuật cũng như thủ pháp phổ biến và thích nghi vốn có của bản chất Phật giáo. Vì có thể khiến cho tín đồ Phật tử, quần chúng nhân dân, đối tượng thưởng thức nghệ thuật… có thể vừa thưởng thức hưởng thụ nghệ thuật vừa tiếp thu tình cảm và cảm thụ giáo nghĩa giáo lý của Phật giáo một cách tự nhiên và hòa hợp. Điều đó có nghĩa là, trong sự thay đổi ngấm ngầm về tư tưởng, tư duy, biểu hiện hành động, lời nói…mang tính tích cực và thẩm mỹ vốn có vốn được nảy sinh từ bản chất nghệ thuật Phật giáo, nghĩa là sự trong sáng và tự do ngay chính nội tại của thế giới hiện thực hay còn gọi là sự giác ngộ và giải thoát. Vì vậy, một khi nghệ thuật Phật giáo được đưa vào hệ thống nghi lễ và tất yếu giữ một chức năng nhất định thì tất yếu nảy sinh ra ảnh hưởng sâu sắc đến với xã hội đối với nội dung và hình thức của nghệ thuật.

Tính chất nghệ thuật vị nghệ thuật của Phật giáo được biểu hiện qua sự biến thiên của quá trình lịch sử là sự tương tức tương quan và dung hóa vào thời đại của lịch sử đó, là biểu hiện của quá trình phát triển xã hội và phát triển nhận thức đúng đắn của đời sống hiện thực. Tạo cho con người, xã hội, và nghệ thuật có chất sống của vị nghệ thuật gắn liền với đời sống con người và xã hội. Do vậy, loại nghệ thuật này bản thân nó đã mang hai lớp chức năng vừa tôn giáo vừa nghệ thuật tạo nên mối quan hệ đặc hữu. Có nghĩa là cả hai đều có tác dụng thẩm thấu và hòa lẫn với nhau, cả hai dung hợp lẫn nhau thành một thể, nên gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật Phật giáo.

Kiền Đà La hay còn gọi với tên khác là Càn-đà-la và Ma-thâu-la là hai đại biểu cho nghệ thuật tượng hình của Phật giáo. Đầu tiên, đó là trường phái đã sáng tạo ra tượng đức Phật. Theo cứ liệu khảo sát của các nhà địa lý học thì khu vực Càn-đà-la, vị trí hiện nay là miền Đông Afghanistan, miền Tây Bắc Pakistan và có thời kỳ lấn sâu vào Punjab; và Ma-thâu-la (phía nam thủ đô Delhi của Ấn Độ ngày nay). Các trào lưu nghệ thuật trình bày Phật dưới hình người xuất hiện gần như cùng lúc và ảnh hưởng lẫn nhau giừa hai trường phái này. Nhưng người ta vẫn chưa xác định được việc trình bày Phật dưới hình người thực sự có trước ở miền nào.

Trong mọi trường hợp, phong cách của các nghệ nhân Ma-thâu-la thì chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo truyền thống trong khi đó nghệ thuật Kiền-đà-la lại phản ánh ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp vốn đã có mặt ở đó hơn vài thế kỉ Trong cuộc viễn chinh cuối của Alexander Đại đế (356 – 323 TCN) đã chiếm đóng được Taxila (gần Peshawar), là thủ đô kể từ thời vua người Achaemenid là Darius I (549 - 486 TCN).

Tại Kiền-đà-la trở thành một phần của khu vực cai trị rộng lớn của Alexander Đại đế và tiếp tục là khu vực cai trị của Hy Lạp sau khi ông qua đời. Do vậy, ở nơi này, tín ngưỡng Phật giáo và truyền thống nghệ thuật cũng như mỹ học Cổ Hi Lạp và sau đó mỹ học địa phương La Mã đã hòa hợp nhau. Thời kỳ này sự có mặt của Phật giáo Đại thừa được hưng khởi và lưu hành, cho phép dân chúng, tín đồ Phật tử lễ bái tượng Phật. Và tại địa phận này chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp trong thời gian dài, vốn có thoái quen và tập tục lễ bái, sùng bái tượng thần. Vì vậy, tượng Phật trong thời kỳ đầu do chịu sự ảnh hưởng của thần Hy Lạp nên mang đậm phong cách Hy Lạp. Trong thế kỷ 1, cả Kiền-đà-la và Ma-thâu-la đều bị vương triều Quý Sương (S. Kuṣāṇa) chiếm đóng và chịu ảnh hưởng của nó nhiều thế kỷ (tk. thứ 5 vương triều mới rơi vào tay quân Bạch Hung). Trong thời gian này, vua Ca-nị-sắc-ca (S. Kaniṣka) giữ một vai trò quan trọng với việc ủng hộ Phật giáo nói chung và nghệ thuật Phật giáo nói riêng. Đến thế kỷ thứ III, nghệ thuật Kiền Đà La đã ảnh hưởng đến nghệ thuật A Mã La Ngõa Đệ ở Nam Ấn Độ, và do vậy trong các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Nam Ấn Độ cũng xuất hiện hình tượng Phật.

Sự hòa hợp và ảnh hưởng lẫn nhau của nghệ thuật mang đậm sắc thái Ấn Độ tại Ma Thâu La và của nghệ thuật mang dấu ấn Hy Lạp tại Kiền Đà La đã tạo ra một dạng nghệ thuật căn bản cho tất cả các trường phái nghệ thuật Phật giáo sau này, đó là Phật giáo Hy Lạp và nghệ thuật Phật giáo Hy Lạp.

Điêu khắc nghệ thuật Kiền Đà La luôn luôn có hình tượng Phật có khuôn mặt giống nhau hay còn gọi là thiên Phật nhất diện; hình tượng được sáng tác điêu khắc, chạm trỗ với phục trang dày, nặng và có nhiều nếp gấp. Đặc điểm được nổi lên và đặc sắc nhất là sự thể hiện sự trầm mặc sáng suốt nội tại của tượng Phật. Khuôn mặt của pho tượng Phật trong kỳ này là sự thể hiện màu sắc của nghệ thuật tạc tượng Hy Lạp và sự kết hợp tinh tế và triết lý thánh tượng đức Phật, có cảm xúc bĩnh tĩnh, trang nghiêm, bộc lộ thần thái trầm tư sáng suốt của nội tâm; bên bề mặt ngoài là y phục Cà sa có các nếp gấp gần giống như trường bào của Hy Lạp. Nhục kế (búi tóc) trên đỉnh đầu và bạch hào giữa hai chân mày (biểu trưng cho trí tuệ) và hào quang phía sau đầu biểu hiện rõ màu sắc sáng suốt thanh tịnh. Tượng được tạc, người ta vẫn thấy được những dấu tích của tóc xoắn, pháp y che hai vai, giầy hoặc những nét trang trí với những chiếc lá Acanthus được xếp theo trật tự Ca-lâm-đa bắt nguồn từ nghệ thuật Kiền Đà La.

Thời kỳ nghệ thuật Kiền Đà La là thời kỳ bước ngoặc và quá độ từ tượng Phật kiểu Hy Lạp sang tượng Phật kiểu Ấn Độ. Điều này tạo đà và thể hiện sự dung hợp hoàn mỹ, điêu luyện và tinh tế trong ý niệm, hành động được biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật, sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa truyền thống bản địa Ấn Độ và ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai để rồi đi đến thời hoàng kim trực rỡ của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ và nghệ thuật Ấn Độ.


3. Kết luận

Trên phương diện ngữ dụng học và lý thuyết học về nghệ thuật thì nghệ thuật là một sự sáng tạo. Đó là tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa thẩm thấu làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Hay nói một cách khác, nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm, trải nghiệm qua các giác quan được biểu hiện qua các hình thức nghệ thuật.

Cũng vậy, nghệ thuật Phật giáo thường thì Phật và giáo lý, triết lý của Phật được thể hiện bằng những biểu trưng khác nhau và chúng đã trở thành những thành phần chính trong nghệ thuật Phật giáo đến ngày nay. Được gọi là nghệ thuật là vì khi được thể hiện thì là sự xuất hiện ra bên ngoài là những biểu hiện hết sức hoàn hảo với trình độ điêu luyện về hình thức và nội dung, thậm chí mang tính chất siêu việt. Và do vậy, nghệ thuật Phật giáo Kiền Đà La mang trong tự thân mình một nội tại của ngữ cảnh địa phương, của cá nhân và cộng đồng; chúng đã mang đến một vật thể sống từ những vật vô tri như đá, gỗ, giấy, lụa….với giác độ trạng thái sống của hiện tại, và dưới ánh sáng của thế giới tương lai, do vậy nghệ thuật Kiền Đà La trực tiếp hay gián tiếp đã làm cho mình một tác phẩm nghệ thuật tạc tượng, tạc hình tiên phong trong vườn hoa muôn sắc của nghệ thuật.

 

Trân trọng,

An vui với Lòng từ,

Thiền đường Thiền viện Pháp Thuận,

 

Thich Giac Chinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2013(Xem: 6363)
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
24/02/2013(Xem: 6048)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lý và thực tiễn.
17/02/2013(Xem: 10263)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Bá Linh. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật. Sau chiến tranh, bà di cư sang Mỹ và lập gia đình tại đó. Vào khoảng đầu những năm 1960, bà chu du nhiều nơi khắp châu Á, và sau 10 năm hành thiền, bà bắt đầu dạy thiền và thuyết giảng về Phật giáo ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.
14/02/2013(Xem: 4382)
Như thông lệ hằngnăm, ngày 4 tháng 2, 2013 vừa qua, Tổng Hội Phật Giáo Pháp đã gửi đến cho cácthành viên lá thư đầu năm số 13 nhằm tường trình các hoạt động của Tổng Hộitrong năm vừa qua. Nhìn vào sinh hoạt của một tổng hội Phật Giáo « nontrẻ » của một quốc gia Âu Châu, nơi mà Phật Giáo chỉ mới đặt chân vào chưađầy một thế kỷ quả là ta cũng có thể thấy được những điểm thật « mớimẻ » so với sinh hoạt của Phật Giáo tại các quốc gia Á Châu nơi mà PhậtGiáo đã bắt rễ từ lâu đời.
14/02/2013(Xem: 6806)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 5882)
Theo những nghiên cứu lâu dài và cẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
12/02/2013(Xem: 4982)
Lìa bỏ ngai vàng quyền uy, xem nhẹ công danh chức tước, thoát khỏi cảnh trần nhung hoa gấm lụa, vợ đẹp con ngoan, Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia học đạo, khai sáng chân lý tối thượng thừa, thành đạo Bồ đề, tựgiải thoát mình, đại từ phát nguyện cứu độ giải thoát hết thảy chúng sanh, xa lìa cảnh đời ô trọc phiền não, đạt đáo cứu cánh Niết Bàn tịch tịnh.
10/02/2013(Xem: 5225)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
09/02/2013(Xem: 4089)
Là người Phật tử chân chính, chúng ta biết buông xả những thói quen có hại cho người, vật nhưng phải luôn có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nhằm phát huy Bồ đề tâm chúng ta ngày càng thêm vững chắc, để ta có cơ hội trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, mà vẫn chu toàn mọi việc.
09/02/2013(Xem: 5094)
Cách đây gần 30 năm, ông Huang Funeng bị mù sau khi mắc căn bệnh thoái hóa mắt. Kể từ đó, vợ ông, bà Wei Guiyi, trở thành đôi mắt của chồng. Hình ảnh người vợ còng dùng gậy tre dắt chồng mù không còn xa lạ với người dân ở tỉnh Quảng Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567