Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý lịch của người phụ nữ có tiền án trên tờ tiền ÚC

29/01/201609:22(Xem: 6436)
Lý lịch của người phụ nữ có tiền án trên tờ tiền ÚC

Lý lịch của người phụ nữ có tiền án trên tờ tiền ÚC

Lý lịch có tiền án tiền sự ư? Vậy thì đã sao? Vẫn trở thành vĩ nhân có ảnh trên tờ tiền Úc
australian_polymer_20_dollar_banknote_front

Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.

Mary cùng các bạn tù trở thành nhân công ở nơi ‘hoang đảo’ đất rộng mà ít người, nên tù nhân được tự do đi làm thuê để nuôi thân và được khuyến khích ở lại Úc định cư khi mãn hạn tù. Trong một lần làm bốc vác cho tàu chở hàng Britannia của Anh đang cập bến Sydney, cô gái 17 tuổi không rời mắt nhìn chàng sĩ quan trẻ hào hoa trong bộ cánh hải quân màu trắng, như nhìn thấy hoàng tử hiện ra từ cổ tích. Thomas Reibey cũng không thể không thấy ánh mắt ngưỡng mộ với nồng nàn say mê của cô gái trẻ khỏe mạnh đầy vẻ hoạt bát tự tin mà cũng rất xinh xắn. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, tình yêu nảy nở giữa hai người trẻ xa quê và quyết định thành hôn với Mary cũng là bước ngoặt để Thomas quyết định rời tầu và ở lại thành phố cảng Sydney để chung sống với nàng.

Do chính sách khuyến khích định cư và tăng trưởng dân số ở xứ thuộc địa xa xôi của Anh quốc, đôi vợ chồng trẻ được chính phủ cấp đất ở vùng Hawkesbury lúc đó còn hoang vắng làm nhà ở và làm trang trại. Với kinh nghiệm chạy tầu, lại có nhà ở ngay vùng cửa sông, Thomas mở đường tàu thủy chạy đường sông từ Hawkesbury tới Sydney. Nhờ làm ăn khấm khá, họ mua đất đai mở rộng trang trại, kinh doanh bất động sản, xây cất nhà cửa ở Sydney. Trở nên giàu có, ông bà đóng được chiếc tàu hàng Mercury kinh doanh đường tàu chạy viễn dương chở hàng từ Australia tới các đảo trên biển Thái Bình dương.

Sau khi chồng mất, bà vừa một tay cáng đáng gia đình 7 đứa con, vừa một tay cai quản mở rộng hoạt động kinh doanh còn lớn mạnh hơn trước. Từ đó Mary Reibey nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt nhờ khả năng nhậy bén và các quyết định khôn ngoan. Bà cũng là người dấn thân vào công việc thiện nguyện cho nhà thờ và đóng góp tiền bạc cho các cơ sở giáo dục đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em. Bà còn tham gia hội đồng quản trị các cơ sở giáo dục bên cạnh việc trực tiếp dạy học để động viên các cô gái trẻ vươn lên giành lấy cơ hội thành công. Bà không bao giờ trở về Anh mà sống ở Úc tới ngày mất năm 1855, thọ 78 tuổi. Ngày nay người ta vẫn bảo phụ nữ ở Australia được trọng vọng vào hàng số một, cũng là nhờ tấm gương những người tiền phong như bà.

Mary Reibey là người có công mở mang xây dựng và doanh thương, làm lợi cho gia đình và làm lợi cho quốc gia còn có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Ảnh bà được in trên tờ tiền $20 với hàng chữ in tên bà và cả chữ ký của bà nữa. Như nhắc nhở tới sự thành đạt của bà, trên tờ tiền còn có cả hình ảnh chiếc thuyền buồm viễn dương Mercury và tòa nhà lớn do bà làm chủ tọa lạc trên đường George Street (ngày nay là con đường trục chính đắt giá nhất ở trung tâm thành phố Sydney).

Hôm nay nhân ngày Australia Day, câu chuyện nhỏ này xin là hoa cắm trong nhà để mừng quốc khánh Úc 26/1. Xin cảm ơn nước Úc nhân từ và vô cùng bao dung đã cho người nhập cư, dù người đó là ai, dù người đó có lý lịch thế nào, ai cũng có cơ hội xây dựng sự nghiệp và đóng góp cho xã hội, và có cả cơ hội vô song là có mặt trên tờ tiền ở quốc gia nơi quê hương mới.

THANK YOU AUSTRALIA

KIM CHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2011(Xem: 8546)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
19/01/2011(Xem: 11532)
Những nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma
19/01/2011(Xem: 6035)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
19/01/2011(Xem: 8030)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
18/01/2011(Xem: 6945)
Một vị Bồ-tát đã viên mãn trong các hạnh nguyện, thì họ đủ khả năng tùy chuyển khắp các quốc độ, và tùy duyên ứng hiện trong các hành vi. Những nơi chốn của các vị Bồ-tát dù ở góc cạnh nào, cũng đều là tịnh độ, vì các Ngài không còn vướng kẹt trong tịnh - uế. Có chăng, chỉ là tâm thức của chúng sanh phân biệt, từ đó, đôi khi hiểu rằng trú xứ của các vị Đại Bồ-tát đang nằm ở đâu đó trên không trung, vượt cao và xa hơn cảnh giới Ta-bà mà chúng sanh đang sống. Thật sự, các Ngài đang ở ngay trong lòng cuộc sống của chúng sanh, ở trong từng mỗi niệm khởi, do vậy bất cứ nơi đâu còn có sự khổ đau và bất an, uy hiếp và thao túng, thì nguyện hạnh của các Ngài chính là vận tốc để hiện hữu phân hành - kiến tạo bình an.
17/01/2011(Xem: 9799)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
17/01/2011(Xem: 14049)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
16/01/2011(Xem: 11773)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
16/01/2011(Xem: 4943)
Ra đồng cuốc đất, giở cuốc lên cuốc xuống, làm mệt đứng chống cuốc thở, ngó trời ngó mây chơi. Còn mình ngồi đó, một giờ hai giờ có dám nghỉ đâu. Lúc nào cũng phải dòm chừng, hết chú này tới chú khác trồi lên liên miên. Một hai giờ đồng hồ không nghỉ chút nào hết.
15/01/2011(Xem: 4465)
Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét dọn, sắm sửa. Từ Thành phố đến thôn quê, xe cộ nhộn nhịp như mắc cửi. Anh chị em nhà nó, mỗi đứa một nơi, nét mặt vẫn hồn nhiên vô tư cứ như lúc còn ở chung nhà với bố mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567