Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Trong Tỉnh Thức

25/01/201610:46(Xem: 13780)
Về Trong Tỉnh Thức

blank

Namo Sakya Muni Buddha

 

Quán Niệm về Cái Chết

Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết.  Đúng ra, chúng ta nên 

nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati )

 vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào. 

Trước tiên, chúng ta cần nói rõ rằng suy nghiệm về cái chết không có nghĩa chúng ta phải trở nên buồn rầu,

 sợ hãi, bệnh hoạn, hoặc ngã lòng, chỉ muốn tự tử. Không, trái lại khi nghiệm một cách  hiểu biết 

về cái chết chúng ta càng có thể sống một cách hiểu biết và từ bi hơn.

 

Thí dụ: Mỗi khi bực mình khó chịu, tôi thường suy nghiệm như thế này

 (nếu tôi không bị mất tỉnh giác lắm):  "Đời sống rất ngắn, ai cũng sẽ chết đến nơi.

 Vậy gây gỗ cãi nhau với người khác thì được ích lợi gì? 

 

Nổi cơn nóng giận thì được ích lợi gì? 

Hoàn toàn không được gì cả. Tốt hơn là mình nên giữ lòng bình an. 

Cãi nhau hay nổi nóng không giải quyết vấn đề, mà chỉ tạo thêm hận thù phiền toái"

Nghĩ như vậy giúp tôi nguôi lại, tự kiểm soát lấy mình không để bị cảm giác sai lôi cuốn, và quan hệ

 với người khác nhẹ nhàng khéo léo hơn. Đương nhiên điều này không phải luôn luôn dễ làm và đôi khi 

(có lẽ rất nhiều khi) tôi quên đi và bị vướng vào những đại ngôn và xúc cảm quá mức, nhưng khi tôi đã 

tự nhắc được mình về sự ngắn ngủi của cuộc đời và sự phi lý của việc nổi nóng, tôi nguôi lại và ăn nói với

 sự dịu dàng và tự chế. Cũng vậy, khi tôi bị kích động hoặc lo lắng về một chuyện gì đó, tôi tự hỏi:

 

"Lo lắng bồn chồn có được ích gì?

Cuộc đời sẽ trôi qua và cái chết chờ đón tất cả mọi người. Không ai trên thế giới này có thể 

thoát được cái chết. Cái chết làm bình đẳng tất cả mọi người. Do đó, khi còn sống thì tôi nên sống 

cách tốt nhất mà tôi có thể làm được, tức là sống theo đạo pháp, sống với tỉnh giác, sống từng giây

 phút một, từng ngày một, làm hết sức của mình cho ngày đó".Nghĩ minh mẫn như vậy, thì tôi sẽ bỏ 

qua mọi lo lắng và sống một cách nhẹ nhàng hạnh phúc hơn.

 

Hơn nữa, chúng ta có thể suy luận rằng: "Dù có lo hay không lo, tất cả chúng ta đều sẽ già và chết. 

Vậy thà chúng ta già mà không lo lắng thì chẳng hay hơn không!" Đó là điều sáng suốt hơn. 

Không ai có thể chối cãi sống không lo là sướng.  Ngược lại lo nhiều làm chúng ta rút ngắn tuổi thọ,

 gây thêm bệnh và chết sớm. Nghĩ được như vậy cũng giúp chúng ta bỏ qua mọi lo lắng và 

sống hạnh phúc hơn. 

 

Do vậy, suy nghĩ về cái chết một cách hiểu biết thì chúng ta càng bao dung nhẫn nại hơn, 

tử tế dịu dàng hơn, đối với bản thân chúng ta cũng như đối với người khác. Và rồi chúng ta cũng ít 

bám víu vào của cải vật chất, ít tham lam hơn. Vâng, khi chúng ta nhận rõ sự ngắn ngủi của cuộc đời, 

và cho dù chúng ta tích lũy của cải được bao nhiêu, khi chết chúng ta cũng chẳng mang theo được một xu, 

thì chúng ta sẽ ít tính toán hơn. Chúng ta có thể nới lỏng ra và bắt đầu hưởng trọn niềm vui chia xẻ và 

ban bố, yêu thương và quan tâm người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời không phải chỉ là

 tích lũy dành dụm của cải. Chúng ta sẽ thích rộng rãi hơn, chia xẻ và đem niềm vui và hạnh phúc đến 

cuộc đời người khác. Mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác chính là cái làm cho 

cuộc đời có ý nghĩa và đẹp hơn. Đó mới là điều quan trọng. 

 

Lòng thương yêu và trắc ẩn có thể mọc chồi và nở hoa trong chúng ta giống như một cây đầy hoa đẹp. 

Chúng ta có thể trở thành những con người thật sự tốt đẹp đầy lòng từ bi, đáp ứng bằng cả con tim 

mà không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, v.v… Cuộc đời chúng ta sẽ có thêm ánh sáng mới

 và chúng ta có thể nói mình thật sự hạnh phúc và nhân bản. Và khi cái chết đến chúng ta sẽ không có

 gì ân hận. Chúng ta có thể chết một cách hạnh phúc và an bình, với một nụ cười trên môi.

 

S không bun nhng bui chiu

Khi mình đã Sng rt nhiu.. ban mai..

Như Nhiên -(Yêu và Chết)

 

blank

Về Trong Tỉnh Thức 

 

Em đng mãi loay hoay tìm ch đng

Cn hi mình rng: '' phi Sng làm sao? ''

Vn có đy, nhng người trong thm lng

Cúi xung tn cùng mà hn li thanh cao!.

 

Đi lm lúc vui cũng làm ta khóc,

Mà bun tênh.. vn khiến r môi cười?

Hnh phúc đến t nhng điu bình d

Trong chp chùng mưa nng, gia bun, vui..

 

Đi đau kh vì biến thành nô l

Cho '' hn ma bóng quế '', nhng phù hư..

- Người nghèo khó du tin rng bc b

Còn ta giàu dù.. túi chng mt xu.

 

Em đng mãi đi xa tìm hnh phúc

Hãy yên ngi nhn din chung quanh..

Có đôi lúc thiên đường và đa ngc

Ch cách nhau bng mt si tơ mành..

 

Đi b kh - ta có quyn không kh

Thân buc ràng, ai nht được hn mây?

Lòng thanh thn nim vui tìm bến đ

Kh vì ưa ước hn kiếp lưu đày.

 

Thôi đng mãi băn khoăn tìm l sng

Lý tưởng là... tưởng có lý thôi em!

Sng Tnh Thc gia chp chùng o mng

Hnh phúc theo hơi th đến bên thm...

Như Nhiên - (Thích Tánh Tuệ)

 nirvana flowers blossom bloom flowers gif

x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 10132)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 10481)
Chức năng đặc trưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1]nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán: Khi chúng ta cảm thấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cảchúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nổi khổ đau vì bệnhtật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta làhoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].
17/04/2012(Xem: 10298)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
16/04/2012(Xem: 7191)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
16/04/2012(Xem: 8712)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 9260)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8584)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8219)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14851)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 11384)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]