Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng Nghe Lời Kêu Gọi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Thế Giới

07/01/201613:55(Xem: 7260)
Lắng Nghe Lời Kêu Gọi Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Thế Giới

LẮNG NGHE LỜI KÊU GỌI CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỚI THẾ GIỚI

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài. Ngài duy trì một nối kết sống động với mười ba vị tiền thân của ngài, thường đề cập đến sự hiện diện quý yêu, quen thuộc của họ. Ngài bây giờ bảy mươi bốn tuổi, nhưng từ khi đảm trách gánh nặng lãnh đạo tâm linh và thế quyền của Tây Tạng, sự tỉnh giác của ngài bao hàm bảy thế kỷ lịch sử.Trong quyển sách này, chúng tôi đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc ngài đang quán chiếu vào sự hóa thân kế tiếp của ngài, và ngài biết rằng sự tồn tại hiện tại của ngài đang đi đến chỗ kết thúc. Nhưng ngài cũng biết rằng sự sống của ngài sẽ không chấm dứt với sự chết của ngài.

 

Tuy nhiên, ngài thừa nhận rằng ngài "không là một người đặc biệt" nhưng là "một con người" như mọi người khác. Việc gặp gở ngài chắc chắn gợi lên nhiều câu hỏi, vì không gian "loài người" của ngài không biểu lộ những giới hạn bình thường trong điều kiện của chúng ta; tôi thường tự hỏi sự giảng dạy tinh hoa mà chúng ta tiếp nhận từ ngài có phải đơn giản về việc trở thành con người trọn vẹn không.

 

Tôi tự hỏi mình câu hỏi này một lần nữa vào ngày 10 tháng Ba năm 2006 ở Dharamsala, khi tôi lắng  nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa ở Lhasa. Tôi có cảm giác rằng những lời nói của ngài vượt xa khỏi các đám mây phủ trên những đỉnh núi và hàng trăm người tập họp trong một cơn mưa lạnh lẽo, đều đều để  nghe ngài. Ngài kêu gọi cho nhân quyền được tôn trọng ở Tây Tạng, nhưng lĩnh vực những lời nói của ngài là phổ quát. Đó là con người chúng ta, ngài đang bảo vệ để chống lại sự dã man và vô nhân dạo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang kêu gọi lương tâm của nhân loại.

 

Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới. Ngày hôm ấy tôi đã thấy một sự liên hệ liền lũy thậm thâm giữa tính nhân bản phi thường và ngôn ngữ của ngài như một đạo sư của Thời Luân, và bài diễn thuyết chính trị của ngài. Nghĩ lại điều này, tôi đã hiểu rằng là con người đối với ngài có nghĩa là sống một tính chất tâm linh đến từ trái tim và được biểu hiện đồng thời trong đời sống thường nhật của ngài, như trong sự trao đổi với những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới hay những tuyên bố của ngài trong những diễn đàn quốc tế. Chắc chắn rằng không phải bởi may mắn mà Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười Bốn đã đề xuất và thực hiện một chính sách gọi là "Trung Đạo" đối với Trung Cộng, vì Trung Đạo trình bày tinh hoa của tuệ giác nhận thức về tánh không, trong Phật Giáo.

 

Tôi nhận ra rằng với một sự tiếp cận tâm linh như vậy, người ta có thể phá vở những hàng rào thường ngăn cách những hành động, tư tưởng, và cảm giác và tiến gần tới tính phổ quát của trái tim. Và khi tôi đồng ý để những hàng rào ấy hạ xuống, tôi có một kinh nghiệm về sự chuyển hóa trong sáng nội tại. Tôi đã hiểu rằng, đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc cầu nguyện vượt khỏi những hình thức của tin tưởng. Cầu nguyện bắt đầu từ những gì phổ quát của tất cả những tôn giáo gọi mời chúng ta khám phá chiều kích bên trong loài người chúng ta và cải hóa "phẩm chất con người của chúng ta."

 

Tôi thảo luận phạm vi của điều này với Samdhong Rinpoche, thủ tướng của chính  phủ Tây Tạng lưu vong và là bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma; tôi đã gặp ông khi tôi đang học ở Ấn Độ tại Đại học Tây Tạng ở Sarnath, ông là hiệu trưởng. Tôi đề nghị làm chứng nhân cho tâm linh "cởi mở" này của Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng việc xuất bản những bài vở chọn lọc chưa từng được xuất bản trước đây ở Pháp, kể cả bài diễn thuyết ngày 10 tháng Ba và những bài thuyết giảng được thực hiện trên diễn đàn quốc tế. Việc xuất bản này sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của tính nhân bản của Đức Đạt Lai Lạt Ma với thế giới chúng ta vào một thời kỳ khủng hoảng trong lịch sử khi sự sống còn của những thế hệ tương lai dường như bị đe dọa. Những sự tuyên bố của ngài, kêu gọi cho một cuộc cách mạng tâm linh và đó cũng là một cuộc cách mạng đạo đức, cố gắng thuyết phục chúng ta công nhận nhân loại là một, trong sự phù  hợp với nguyên tắc của Phật Giáo về liên hệ hổ tương. Sự tỉnh thức rằng mọi thứ là liên hệ với nhau trong trong thực tế chung sức của đời sống được biểu  hiện trong mức độ cá nhân bằng bi mẫn và trên mức độ tập thể bằng trách nhiệm phổ quát. Những quan điểm này đã góp phần cho việc đổi mới thuật ngữ và sự tiến bộ tinh thần của những tài liệu của Liên Hiệp Quốc cống hiến cho một nền văn hóa hòa bình.

 

Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý dàn bài tổng quát tác phẩm của tôi, mà lúc mới đầu tôi đặt tựa đề là Lời Kêu Gọi đến Thế Giới, tôi tự hiến dâng cho nó, và trong phạm vi sự nghiên cứu của tôi cho một hình thức thứ hai liền lũy đã đánh động tôi: đó là sự tương tục thế gian của tư tưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thực tế, mặc dù trải qua năm tháng, những thông điệp của ngài đã được hổ trợ với những liên hệ mới và được nối kết với những sự kiện hiện tại và đến sự phát triển của xã hội đương thời, nhưng việc phân tích những thông điêp đó đã đi theo một chiều hướng dẫn chúng ta trở lại cùng nguồn gốc - một tuệ giác và ân cần dường như không mệt mõi và một lẽ thật bất tận.

 

Tôi có một kinh nghiệm ấn tượng về điều  này trong tháng Hai năm 2008, vào cuối một buổi phỏng vấn dài cho bộ phim Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đời Nối Tiếp Đời. Khi Lhasa và Tây Tạng bừng cháy lên một tháng sau đó, có một thời khắc của  nghi ngờ. Trong sự trình chiếu của nó, như được dự định cho tháng Tám, không phải bộ phim đã được thấy như lạc đề với những sự kiện hiện tại hay sao? Nhưng một cách rất nhanh chóng, rõ ràng rằng trước và sau những sự kiện này, chí nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với bất bạo động, hòa giải, và đối thoại vẫn không thay đổi. Tôi đã đi đến kết luận rằng những từ ngữ của ngài có một sự thích hợp không thay đổi với những sự kiện của lịch sử. Lẽ phải của ngài sở hữu một phẩm bất biến hiếm có.

 

Tôi tự hỏi tại sao điều này như vậy. Lý do dường như là tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bao quát cuộc sống phổ biến, trong sự nhân nhượng hoàn hảo. Những ai đạt đến trình độ lẽ thật này - được Thánh Gandhi gọi là sự kháng cự thụ động, satyagraba, một vĩ nhân khác của nhân loại và là một bậc quý kính đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma - những sự đối kháng bây giờ không còn phản đối nhau nữa mà ngồi lại với nhau trong sự bổ khuyết hòa hiệp. Vì vậy, người Trung Cộng, thí dụ thế, không phải là những "kẻ thù" mà là "những anh chị em". Sự thử thách của tôi là tạo một cảm quan thâm thúy như vậy trong cấu trúc của quyển sách.

 

Trong phương diện cuối cùng của công việc tôi nhận ra rằng những bản văn của người đầu tiên mà tôi đã lựa chọn để dựng lên một tự truyện tâm linh. Tôi sử dụng thuật ngữ "tâm linh" ở đây trong ý nghĩa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho nó - được gọi là, sự phát triển toàn diện những giá trị nhân bản là thiết yếu cho sự tốt lành của tất cả. Tôi đã nói chuyện với Samdhong Rinpoche về ý tưởng này vào tháng Mười Hai năm 2008, khi tôi ở Dharamsala. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận thức điều ấy vào đầu tháng Giêng năm 2009, ngài chấp nhận, nói rằng ngài rất vui với khái niệm ấy. Ngài thấy rằng những thông điệp của ngài như được trình bày trong quyển sách này phù hợp với những nguyện vọng căn bản của ngài, và cũng cho phép việc xuất bản những bản ghi chép diễn thuyết của ngài vào ngày 10 tháng Ba năm 2007, được chú thích với những ghi chép tay của ngài và được Samdhong Rinpoche giữ gìn.

 

Tôi hiểu rằng với sự phê chuẩn này thì tôi chạm với thử thách mà tôi đặt ra trong việc viết quyển sách này - sự thử thách của việc làm cho nó thành hiện thực sống động và đem độc giả đến gần đúng mức những từ ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma để họ nghe chúng và thiền quán về chúng trong một cuộc đối thoại mạnh mẽ vô tư mà từ đấy hy vọng có thể tỏa sáng.

 

Sofia Stril-Rever/ Sarnath, Tháng Giêng năm 2009

Ẩn Tâm Lộ, Friday, January 01, 2016

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2020(Xem: 7971)
Tín ngưỡng của người Hàn Quốc đối với các vị Thần linh và Tổ tiên Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới với đa tín ngưỡng tôn giáo, tin rằng trên đời này duy nhất chỉ có Đấng Chúa, hay một vị Thần (Độc thần
11/05/2020(Xem: 7779)
Thông điệp về sự Hợp nhất của Đức Phật Vô ngã Vị tha vì Nhân loại phải chịu Covid-19: UN chief (Buddha's message of unity, service to others important as humanity suffers from COVID-19: UN chief) Yoshita Singh Thông điệp về sự hòa hợp đoàn kết của Đức Phật, nêu cao tinh thần vô ngã vị tha, ngày nay tận tâm phục vụ tha nhân quan trọng hơn, khi nhân loại phải hứng chịu tai họa hiểm ác bởi đại dịch Covid-19, và chỉ khi cùng nhau làm việc, các quốc gia mới có thể ngăn chặn sự lây lan, phục hồi từ ác quỷ Virus corona gây chết người, người đứng đầu Liên Hợp Quốc phát ngôn trong thông điệp của mình để chào mừng kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020). Vesak đánh dấu ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Đó là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới.
09/05/2020(Xem: 8726)
CHÙM THƠ THIỀN Nhìn vô tác Thấy tỏ tường Vọng tưởng hoá Chân Như Cực lạc quyện từ bi
09/05/2020(Xem: 5414)
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành.
06/05/2020(Xem: 6423)
Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
06/05/2020(Xem: 5576)
Kính thưa quý đọc giả thân mến, tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân đã được rất nhiều Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni hữu học dịch giải ra Việt Ngữ và cũng đã trình bày qua nhiều lăng kính tư tưởng sáng tạo và nhờ đó nền văn học Duy Thức càng ngày trở nên càng phong phú.
06/05/2020(Xem: 6639)
Lâu nay chúng ta rất khó khăn tìm gặp một gia đình Phật tử gương mẫu, tròn vẹn ý nghĩa trong việc tỏ lòng hân hoan kính mừng Phật đản ngay tại chính tư gia của họ. Khắp đó đây vẫn thấy có nhiều hộ tư gia treo cờ hoa kính mừng Phật Đản với nhiều hình thái lớn nhỏ khác nhau. Điều đó tưởng cũng đã thấy ấm lòng và vui vẻ lắm rồi trong vô số người khác còn thờ ơ với ngày lễ đản sanh của đức Phật tại tư gia của mình. Nói như thế là bởi vì phía bên trong mặt tiền những tư gia treo cờ hoa ấy có rất nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau.
06/05/2020(Xem: 18329)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 5864)
Mẹ là từ gọi đầu tiên của loài người khi bắt đầu biết nói và cũng có lẽ cho mọi sinh vật trên trái đất, bởi hơn thế nữa mẹ là người đã đưa những sinh linh bé nhỏ đi vào cuộc đời mênh mông sau những tháng ngày ấp ủ trong lòng mình. Vì thế quả thật mẹ là ngôn từ vĩ đại nhất mà mọi sinh vật phải biết ơn và tự hào để có mặt trên cuộc đời này. Ngoài những điều hy sinh khó nhọc người mẹ đã làm còn bởi lẽ Đức Phật dạy rằng khi được thân người với đầy đủ ngũ quan, thông minh, khoẻ mạnh là một đặc ân lớn cho kiếp người nữa. Cho nên Ngài vẫn luôn nhắc nhở đến chữ hiếu “Làm con hiếu hạnh vi tiên” hay “Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế”.ls -l dc
03/05/2020(Xem: 8857)
Thay mặt Hiệp hội Quốc gia Liên minh Australia (United Nations Association of Australia), tôi rất hân hoan được gửi lời chúc phúc cát tường đến Liên đoàn Các Hội đồng Phật giáo Úc châu và tất cả Phật giáo đồ và những người không theo đạo Phật trên toàn thế giới, vào Ngày Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]