Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Câu Hỏi Tế Vi

18/12/201509:10(Xem: 8371)
Những Câu Hỏi Tế Vi

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Những Câu Hỏi Tế Vi

 

Nguyên văn emai của một cư sĩ:

Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi:

“Cái này có, cái kia có

Cái này sinh, cái kia sinh

Cái này không cái kia không

Cái này diệt cái kia diệt”.

Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.  

Vì nhận thấy nó quan trọng như thế, nên con tò mò xem nguyên bản Pāḷi ghi như thế nào, xin trích: 

 Imasmiṃ sati idaṃ hoti; imass’ uppādā idaṃ uppajjati.
Imasmiṃ asati idam na hoti; imassa nirodhā idaṃ nirujjhati.

Khả năng Pāḷi của con giới hạn, nhưng con để ý các từ mà con biết:  "Sati" tức là "Niệm";   "hoti"  tức là "hiện hữu" --> tiếng Anh  tức là "being" cái mà Bùi Giáng và Heiddergger rất thường hay nói tới.

Như vậy, xét về nghĩa đen, câu đầu tiên con hiểu là:  "Do niệm cái này, mà cái kia có mặt (hiện hữu)"

Ờ đây, đang nói tới cái năng lực không thể nghĩ bàn của Tâm, tức là hễ Tâm nó niệm cái gì, thì tác dụng của sự Niệm đó, sẽ làm cho Pháp ấy có mặt trước khả năng nhận thức của Tâm.  Nói cách khác, do Niệm mà một Pháp trở thành Pháp Thực Tại Hiện Tiền cho Trí Tuệ Minh Sát làm việc.  Đó cũng là cách thực hành rốt ráo Thiền Tứ Niệm Xứ.

Câu hỏi của con là:  Vì sao "Sati" và "Hoti" là hai từ khác nhau mà chúng ta lại dịch sang tiếng Việt chỉ có một từ là "Có"?

Theo chỗ con thấy, dịch như vậy sẽ không làm sáng ý nghĩa thực hành "Tâm cùng Tu với Tuệ" như Phật dạy trong Kinh Đại  Bát Niết Bàn "Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa tới giải thoát hoàn toàn tất cả các lậu hoặc"?  Dịch là "Có" thì  "Vì cái này có nên cái kia có" khiến cho người đọc ngộ nhận là đang nói tới các Pháp Hữu Vi bên ngoài và sự vận hành của nó. Thì các Pháp tương sanh tương diệt, nên không có dính dáng chi tới mình cả.  Còn nếu hiểu là "Do niệm cái này mà cái kia có mặt" (ví dụ, do niệm hữu hoài cho nên tái sanh sẽ có mặt), lúc đó chúng sanh mới biết sợ mà tu. (tàm quý khởi lên, nâng đỡ thế gian). Sợ vì thấy khả năng vi diệu của Tâm và (tư niệm thực--> loại thức ăn thứ 4 trong 4 loại thức ăn).

Trả lời:

Nội dung email của cư sĩ có thể tóm tắt thành 4 ý chính:

- Về “sati”  và “hoti” .

- Tâm cùng tu với tuệ

- Về pháp hữu vi

- Về tư niệm thực

Bây giờ ta đi từng câu một.

1- Về “sati”  và “hoti” .

Câu này khá phức tạp. Nó đòi hỏi trình độ học thuật, nhất là phân tích ngữ pháp Pāḷi. Do từ lâu khi đụng đến từ “sati” là người ta dịch là “niệm”, và ngay chữ niệm này người ta cũng hiểu năm bảy nghĩa khác nhau. Và từ “hoti” được dịch là là (being), là hiện hữu cũng là cách hiểu của nhiều người. Thật ra, những quyển tự điển Pāḷi-Anh thường chính xác hơn. Một từ Pāḷi người ta thường đưa ra nhiều nghĩa, tuỳ theo chỗ dùng, chức năng của nó đôi khi là động từ, đôi khi là danh từ - rồi họ còn dẫn nguồn tương thích.

Bây giờ, muốn hiểu cho thật chính xác, xin cư sĩ chịu khó đọc bài phân tích đúng “bài bản nhà trường” sau đây (đệ tử của tôi làm):

Imasmiṃ sati idaṃ hoti; imass’ uppādā idaṃ uppajjati.
Imasmiṃ asati idam na hoti; imassa nirodhā idaṃ nirujjhati.
(S 2.28)

“Khi điều này hiện hữu, điều kia hiện hữu; do sự sinh khởi của điều này, điều kia sinh khởi. Khi điều này diệt, điều kia diệt; do sự biết mất của điều này, điều kia biết  mất”.

Imasmiṃ sati idaṃ hoti

Theo các nhà ngữ pháp  Pāḷi imasmiṃ sati  được gọi là absolute clause [mệnh đề tuyệt đối]. Bởi vì nó hội đủ hai yếu tố: Có một participle (phân từ) “sati” và một chủ từ được chia ở locative (định sở cách) “imasmiṃ”. Mệnh đề tuyệt đối này diễn tả “khi hành động một xảy ra thì hành động hai xảy ra sau đó”. Như  vậy, câu Imasmiṃ sati idaṃ hoti”  có  thể được dịch “khi điều này hiện hữu/sinh khởi điều kia [cũng] hiện hữu”.

Note:

- Imasmiṃ [nt.loc. sg, of ima]  =  điều này

- Sati [prp. loc. sg . of santa (√as)] =  đang hiện hữu,  đang có, đang là (hiện tại phân từ “sati” phải ở cùng tánh và số với chủ từ của nó “imasmiṃ”

- Imasmiṃ  sati [Active Subject Relation = Liên hệ chủ từ trong thể chủ động] = điều này hiện hữu

- Idaṃ (nt.nom. sg. of ima) = điều này, điều kia

- Hoti (3rd, sg. of √hū) = có, là, hiện hữu

- Idaṃ hoti [Active Subject Relation = Liên hệ chủ từ trong thể chủ động] =  điều kia hiện hữu.

- Sati  hoti [Definitive Relation = quan hệ xác định]

[nt= neutral (trung tánh); prp = present participle (hiện tại phân từ); loc = locative (định sở cách); sg = singular (số ít); nom = nominative (chủ cách)].

imass’ uppādā idaṃ uppajjati.

“Bởi vì sự sinh khởi của điều này, điều kia sinh khởi”  hay “điều này sinh khởi do sự sinh khởi của điều kia”

Note:

- Imassa [nt.gen.sg of ima] = của điều này

- Uppādā [m. abl. sg. of uppāda) = bởi sự sinh khởi, do sự sinh khởi

- Imass’ uppādā  = imassa uppādā [Possessor Relation = Liên hệ sở thuộc]  = do sự sinh khởi của điều này

- Idaṃ (nt.nom. sg. of ima) =  điều này

- Uppajjati [3rd, sg. of ud +√pad +ya + ti] = sinh khởi, được sinh ra

- Idaṃ  uppajjati [Active Subject Relation = Quan Hệ Chủ Từ trong dạng Chủ Động] =  điều kia sinh khởi

- Uppādā  uppajjati [Causality Relation = Quan Hệ Nguyên Nhân] =… sinh khởi bởi/ do sự sinh khởi….

[gen. =genitive (sở thuộc cách); abl =ablative (xuất xứ cách)]

Imasmiṃ asati idam na hoti; imassa nirodhā idaṃ nirujjhati

Mệnh đề thứ hai là tương tự như trên nhưng mang nghiã ngược lại. Tức là “khi điều này diệt [biến mất], điều kia diệt [biến mất]. Do sự diệt của điều này, điều kia biến mất” 

Note:

- Asati = na sati = nghĩa phủ định của sati ở trên

- Nirodhā  (m. abl. sg.of nirodha) = do sự diệt.

- Nirujjhati (3rd,sg .of ni+√rudh + ya)=được phá hủy, biết mất, diệt.

Đoạn văn Pāḷi trên được tìm thấy trong bài kinh“dutiya-ariyasāvaka-sutta”, thuộc phẩm “gahapativagga” của Samyuṭṭanikāya. Nội dung trình bày về sự thực duyên khởi (paticasamuppada) hay tuỳ thuộc phát sanh:

Trích một đoạn:

 ‘imasmiṃ sati idaṃ hoti, imass’uppādā idaṃ uppajjati. Avijjāya sati saṅkhārā honti; saṅkhāresu sati viññāṇaṃ hoti; viññāṇe sati nāmarūpaṃ hoti; nāmarūpe sati saḷāyatanaṃ hoti; saḷāyatane sati phasso hoti; phasse sati vedanā hoti; vedanāya sati taṇhā hoti; taṇhāya sati upādānaṃ hoti; upādāne sati bhavo hoti; bhave sati jāti hoti; jātiyā sati jarāmaraṇaṃ hotī’ti. So evaṃ pajānāti: ‘evamayaṃ loko samudayatī’ti (chiều thuận, chiều sinh khởi).

‘imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati. Avijjāya asati saṅkhārā na honti; saṅkhāresu asati viññāṇaṃ na hoti; viññāṇe asati nāmarūpaṃ na hoti; nāmarūpe asati saḷāyatanaṃ na hoti … pe … jātiyā asati jarāmaraṇaṃ na hotī’ti. So evaṃ pajānāti: ‘evamayaṃ loko nirujjhatī’ti (chiều ngược, chiều diệt).

Hy vọng cư sĩ thấy “sati”“hoti”  trong đoạn kinh văn trên mang ngữ nghĩa như thế nào rồi. Vậy “sati” ở đây được dịch theo hiện tại phân từ, có nghĩa là “đang hiện hữu, đang có, đang là” chứ không phải là “niệm” theo nghĩa thông thường. “Hoti” cũng nghĩa như vậy. Cả hai “sati”“hoti” nằm trong thế tương lập quan hệ xác định (Xin lỗi cư sĩ, tại chỗ này tôi tự giới hạn không bàn đến hai phạm trù “có, không” vì nó phức tạp, cần một bài viết dài dòng hơn. Lại nữa, cái sâu sắc, tế vi, trẩn mật từ nguyên bổn Pāḷi mà không một chuyển ngữ nào có thể nói được chính là từ “sati”“hoti”. Tại sao vậy? Cái đang hiện hữu, đang là, là nghĩa động, trong lúc dịch là có, “có cái này thì có cái kia” hoặc “cái này có thì cái kia có”  lại là nghĩa tĩnh? Thì làm sao nói được “cái hiện hữu ấy đang sinh khởi!” mà hành giả minh sát tuệ nào cũng đang hiện quán?)

Còn chữ “being” mà triết gia Heidegger và Bùi Giáng nói tới, nó không đơn giản là “động từ là” mà lại nói tới “thực tại đang là”, là cái “hữu thể”  đang vận hành, đang diễn tiến qua “thời thể” như đã được nêu ở trên. “Cái là, cái đang là - seiend, étant, being”  thật sự không phải dễ hiểu đối với các triết gia Tây phương kể từ thời Platon. Chữ “là”  là quá hiển nhiên, ai cũng biết, ai cũng quen, ai cũng thừa hiểu “là” là thế nào rồi, nhưng Heidegger tuyên bố ngay rằng sự việc không phải minh bạch dễ dàng như vậy đâu:“Trong thời đại của chúng ta hiện nay, chúng ta có trả lời được câu hỏi về ý nghĩa mà chúng ta hiểu thực sự về chữ là?” (cf. Sein und Zeit, p.1: “Haben wir heute eine Antwort auf die Frage nach dem, was wir mit dem Wort “seiend” eigentlich meinen?”).  

“Cái là, cái đang là” chính là hoa nở, chim hót; là sự sống, là “sinh thể của mọi tồn thể”. Là “cái là”, là “cái đang là” của mọi hữu tồn duyên khởi sinh diệt.

2- Về tâm cùng tu với tuệ:

Nguyên văn Việt dịch cụm từ này được tìm thấy trong kinh Đại Bát Niết-bàn của Nikāya: “Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”.

Giới thì ai cũng hiểu rồi nhưng định đây phải là chánh định như lập ngôn của đức Phật để so sánh nó khác xa với định của Bà-la-môn giáo, ấy là “ly dục, ly ác pháp” (Đức Đại Bồ-tát đã từ bỏ hai tầng định cao nhất là Vô sở hữu xú và Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Vậy thì chánh định là định không dính mắc, không chấp thủ dù an trú tầng thiền nào. Rồi sử dụng định ấy (thường là cận hành định) để minh sát ngũ uẩn, thập nhị duyên khởi - được gọi là cùng tu với tuệ. Còn tâm cùng tu với tuệ là muốn nói cái tâm đã đã yên lặng mọi tham ưu do chánh định mà có (kinh gọi là bát giải thoát tâm) để cùng tu với tuệ thì giải thoát hoàn toàn mọi lậu hoặc. Nói cách khác, giải thoát tâm là giải thoát phiền não chướng, giải thoát tuệ là giải thoát sở tri chướng.

3- Về pháp hữu vi:

Trong Pāḷi, từ Saṅkhāra có nơi thì dịch là “hữu vi”, có nơi dịch là “hành”, đều đúng cả nhưng mà tuỳ nội dung chuyên chở của nó.

3.1- Saṅkhāra dịch là hành, được hiểu là tạo tác các nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và nghiệp bất động làm nên thức tái sanh vào tứ ác đạo, người bất hạnh, người hữu phúc, trời Dục giới, trời Sắc giới và trời Vô sắc giới. Saṅkhāra – hành - này được dùng trong thập nhị duyên khởi: Vô minh, hành, thức...

3.2- Saṅkhāra dịch là hữu vi, hàm chỉ các pháp được kết hợp, được cấu tạo, được làm nên. Hữu vi này cũng có nhiều dạng: Một, thế giới vật chất từ hạt cát đến sơn hà nhật nguyệt, sum la vạn tượng được kết hợp bởi các yếu tố, đơn vị vật chất đều được gọi là hữu vi. Hai, thế giới tinh thần được kết hợp bởi các yếu tố tâm lý, các trạng thái tâm lý diễn tiến một cách tự nhiên cũng được gọi là hữu vi.

Loại hữu vi 3.2 này bị chi phối bởi những định luật tự nhiên của vũ trụ (5 định luật - ngoại trừ định luật nghiệp báo) nên những hữu vi ấy đều vô thường, vô ngã nhưng không có dukkha.

3.3- Saṅkhāra dịch là hành, đây là loại hành do mình chế biến, đẻ ra; loại hành do tâm lý, tình cảm, sở thích, quan niệm chủ quan của mình tự tạo, hành ấy mới đưa đến dukkha. Hành này là hành trong  hành uẩn; và chính hành này mới đầy đủ tam tướng vô thường, vô ngã, dukkha. Nó biến đổi từ thương ra ghét, từ ghét ra hận rồi tạo ra các nghiệp.

Sabbe saṅkhāra aniccāti (tất cả hành là vô thường).

Sabbe saṅkhārādukkhāti (tất cả hành là khổ).

Còn: Sabbe dhammā-anattāti (tất cả pháp đều vô ngã). Pháp hữu vi, pháp vô vi đều vô ngã. Pháp vô vi không phải là pháp cấu tạo, kết hợp; cũng không phải là pháp do mình đẻ ra, chế biến ra nên pháp vô vi là vô ngã nhưng không vô thường, không khổ. Niết-bàn là pháp vô vi.

Tóm lại, khi nói các “pháp hữu vi” là muốn nói đến thế giới thiên nhiên, ngoại vật, cái gì cũng do cấu tạo, kết hợp, duyên sinh. Thời đại vật lý lượng tử ngày nay họ hiểu rất rõ điều này. Thế giới hữu vi này chúng vô thường, vô ngã nhưng không có dukkha. Khi nói các “pháp hành” là nói đến sự duyên khởi của căn trần thức; và chính ở đây, chúng vô thường, vô ngã và có cả dukkha. Đức Phật nhấn mạnh duyên khởi này, thấy rõ nó để chấm dứt dukkha chứ không bàn đến vũ trụ vạn hữu. Trùng trùng duyên khởi sum la vạn tượng như kinh Hoa Nghiêm thì đúng nhưng đức Phật chỉ nói “nắm lá trong tay thôi”, vừa đủ cho chúng sanh thoát khổ.

4- Về tư niệm thực:

Tư niệm thực là một trong 4 loại thức ăn. Do tôi thấy nhiều nơi giảng giải 4 loại thức ăn này không được rõ ràng hoặc chỉ nói cái phần ngọn hơi xa gốc nên tiện đây tôi ghi ra theo Abhidhamma.

- Đoàn thực (kabalikāra-āhāra): Thức ăn vo tròn. Thời đức Phật người ta ăn bằng bàn tay phải, sử dụng mấy ngón tay để vo tròn thức ăn nên gọi là đoàn thực (đoàn là tròn). Đây là thức ăn của cõi người dùng để nuôi dưỡng cơ thể, các tế bào sắc chất (hiện nay cách ăn này còn tồn tại ở Ấn Độ, Srī Laṅkā, Myanmar, Thái Lan...).

- Xúc thực (phassa-āhāra): Thức ăn của xúc giác. Do xúc mới có thọ. Khi mắt tiếp xúc với sắc liền phát sanh cảm thọ. Tương tự như vậy là tai, mũi, lưỡi, thân đối với thanh, hương, vị, xúc. Nhờ ăn “sắc thanh hương vị xúc” nên nó cung cấp chất bổ để nuôi dưỡng các cảm thọ.

- Tư thực (cetanā-āhāra): Thức ăn của tư, tức là tư tâm sở (cetanā), là tư tác. Cái gì là thức ăn của tư tác? Chính là hành nghiệp: Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và nghiệp bất động. Chính vì thức ăn là tất cả mọi hành nghiệp này, chúng cung cấp chất bổ để nuôi dưỡng chúng hữu tình tái sanh trong ba hữu: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.

- Thức thực (viññāṇa-āhāra): Hàm chỉ thức ăn của thức tái sanh. Thức ăn của thức tái sanh là cận tử nghiệp (hoặc năng lực của nghiệp cuối cùng trước khi lâm tử). Sau khi “ăn” nghiệp ấy, nó lấy “chất bổ” ở đấy để nuôi dưỡng danh-sắc trong kiếp sống kế.

Tóm lại, cách nói gì, cách trả lời nào tôi cũng cảm giác chúng chỉ là những khái niệm vật vờ, dập dờn trên cái thực. Nhưng giới hạn muôn đời của ngôn ngữ là vậy, tôi cũng không biết làm gì khác hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2021(Xem: 7549)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
26/05/2021(Xem: 4893)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5217)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4726)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3877)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7799)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4883)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6323)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5442)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12419)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]