Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn Dalai Lama về khủng bố Paris

21/11/201509:51(Xem: 10635)
Phỏng vấn Dalai Lama về khủng bố Paris

Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng  bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"

 

Ngày 16.11.2015, sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris, phóng viên Murali Krishnan của „Làn Sóng Đức Quốc - Deutsche Welle“ đã có cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ. Tổ chức Deutsche Welle là một cơ quan truyền thông lớn của nước Đức, thành lập từ năn 1924, phát thanh và hình hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới, là thành viên của Đài Truyền Hình ARD. Xin trích dịch toàn bài phỏng vấn từ tiếng Đức từ trang Web của Deutsche Welle.

Người dịch: Nguyên Đạo.

 

 

Dalai lamaHình trích từ www.dw.com

 

Loài người chúng ta phải biết học hỏi từ cuộc hỗn loạn đẫm máu của thế kỷ 20 này và nhận chân rằng mình là một con người. Không như thế - theo Đức Đạt Lai Lạt Ma - loài người chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn quỹ quái của bạo lực.

 

Deutsche Welle: Ngài nghĩ thế nào về cuộc tấn công khủng bố ở Paris?

Dalai Lama: Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ của bạo lực, hơn 200 triệu người đã bị giết chết  vì chiến tranh hay những xung đột vũ trang. Hiện nay chúng ta đang trả giá cho những sự kiện đẩm máu của thế kỷ trước. Nếu chúng ta chuyên tâm vào bất bạo động và những nếp sống hòa hợp thì có nghĩa là chúng ta đang tạo dựng cho một khởi đầu mới. Nếu chúng ta không nghiêm túc nổ lực xây dựng một nền hòa bình thì chúng ta cũng sẽ lặp lại những hỗn loạn khủng khiếp mà con người ở thế kỷ 20 từng trải qua.

Nhân loại ai cũng muốn hướng tới đời sống hòa bình.  Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát. Tôi là một Phật tử nên tôi tin vào sức mạnh của sự cầu nguyện. Nhưng, chính con người chúng ta đã tạo ra những vấn đề kia, sao bây giờ ta lại đi đòi hỏi Thượng đế phải giải quyết vấn đề của mình. Việc này vô lý lắm. Thượng đế rồi sẽ đáp rằng, các con nên tự giải quyết chuyện của các con đi, vì chính các con đã gây ra mà.

Chúng ta cần có một hoạch định thật hệ thống để chăm sóc những giá trị nhân bản, như sự đồng nhất và hài hòa. Nếu chúng ta bắt tay ngay từ bây giờ để làm những việc ấy, chúng ta có thể hy vọng rằng thế kỷ này đây sẽ khác  hơn thế kỷ trước. Đó là mối quan tâm của tất cả mọi con người.  Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau tạo dựng hòa bình trong chính gia đình và trong xã hội, chúng ta không mong chờ sự trợ giúp nào từ những đấng Thiêng liêng như Trời hay Phật, hay cả từ chính phủ.

 

Deutsche Welle: Thông điệp của Ngài là hòa bình, từ bi và hòa hợp tôn giáo; nhưng dường như thế giới lại có khuynh hướng đi ngược lại. Phải chăng nhân loại đã không tiếp nhận được thông điệp của Ngài?

Dalai Lama: Tôi không nghĩ là như vậy. Tôi nghĩ chỉ có một nhóm rất nhỏ đeo đuổi những hành vi bạo lực. Chúng ta đều là người nên không có lý do nào hay bất cứ sự bào chữa nào cho các hành vi giết hại đồng loại.  Nếu ta xem người khác như những người anh, người chị, người em của mình và cùng tôn trọng nhau thì lúc ấy sẽ không có chỗ cho bạo lực ló dạng. Ngoài ra, các vấn đề hiện tại chỉ là những dị biệt mang tính chất mặt nổi về các vấn nạn tôn giáo và quốc gia. Thực chất, tất cả chúng ta đều là một chủng tộc.

 

Deutsche Welle: Ngài chủ trương rằng con đường „trung đạo“ là biện pháp để giải quyết vấn đề Tây Tạng. Ngài có cho rằng chiến lược này rồi sẽ thành công?

Dalai Lama: Tôi tin rằng đó là cách tốt nhất. Rất nhiều người bạn của tôi, kể cả những chính trị gia cấp cao người Ấn, người Mỹ hay người Âu châu đều cho rằng đây là con đường thực tế nhất.  Cả những nhà hoạt động chính trị ở Tây Tạng, những trí thức và những sinh viên ở Trung quốc cũng rất ủng hộ chủ trương này. Khi tôi gặp gỡ những sinh viên người Trung Quốc, tôi nói với họ rằng tôi không có ý đòi hỏi độc lập khỏi Trung Quốc. Các sinh viên hiểu thái độ thân thiện của chúng tôi và cảm thông được vấn đề của chúng tôi. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Tây Tạng; chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21, tất cả mọi mâu thuẩn phải được giải quyết bằng đối thoại và không thể bằng bạo lực.

 

Deutsche Welle:  Ai sẽ là người kế vị của Đức Đạt Lai Lạt Ma?

Dalai Lama:  Tôi không quan tâm đến vấn đề này mấy. Năm 2011, tôi đã công bố rằng, những điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định có muốn tiếp tục duy trì thể chế Đạt Lai Lạt Ma hay không của nhân dân Tây Tạng. Nếu người Tây Tạng nghĩ rằng thể chế này không còn phù hợp nữa thì nó sẽ được bãi bỏ. Tôi không còn tham gia vào các vấn đề chính trị. Tôi chỉ quan tâm đến hạnh phúc và lợi ích của Tây Tạng mà thôi.

 

Deutsche Welle: Càng ngày  Ấn Độ càng biến thành đấu trường cho những xung đột tôn giáo. Ngài nghĩ gì về vấn đề này?

Dalai Lama: Đấy là một cái nhìn sai lầm về Ấn Độ. Chỉ có một vài cá nhân tạo ra vấn đề này thôi. Cuộc bầu cử ở tiểu bang Bihar đã chứng minh rằng, đa số những người Hindu vẫn tin vào sự hòa hợp và cùng có mặt trong cuộc sống.

 

 

Dalai lama-2

Hình: Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo

Nguồn: www.dw.com

Dịch từ nguồn:

http://www.dw.com/de/dalai-lama-nach-den-attentaten-nicht-auf-hilfe-von-gott-oder-den-regierungen-warten/a-18853649

(những chữ gạch đậm trong bài là của dịch giả, không phải từ nguyên bản tiếng Đức)

Người dịch: Nguyên Đạo

 

 

 

Dalai Lama: "Nach den Attentaten nicht auf Hilfe von Gott oder den Regierungen warten"

Die Menschheit müsse aus dem blutigen Chaos des 20. Jahrhunderts lernen und sich als ein Volk begreifen. Sonst werde sie sich, so der Dalai Lama in Indien, nicht aus dem Teufelskreis der Gewalt befreien können.

Dalai Lama (Foto: DW/Krishnan)

Deutsche Welle: Wie sehen Sie die Terroranschläge von Paris?

Dalai Lama: Das 20. Jahrhundert war von Gewalt geprägt, mehr als 200 Millionen Menschen sind durch Kriege und kriegerische Konflikte ums Leben gekommen. Wir erleben jetzt die Auswirkungen dieses Blutvergießens des vergangenen Jahrhunderts in unserem. Wenn wir stärker auf Gewaltlosigkeit und Harmonie achten, können wir einen Neuanfang einleiten. Aber solange wir nicht ernsthaft versuchen, Frieden zu schaffen, werden wir nur eine Wiederholung des schrecklichen Chaos erleben, das die Menschheit bereits im 20. Jahrhundert durchmachen musste.

Schweigeminute in Paris. (Foto: Reuters)

Schweigeminute in Paris

Die Menschen möchten ein friedliches Leben führen. Terroristen haben eine begrenzte Sichtweise, einer der Gründe für die zahllosen Selbstmordanschläge. Wir können dieses Problem nicht nur mit Gebeten lösen. Ich bin Buddhist und ich glaube an die Kraft der Gebete. Aber es sind Menschen, die dieses Problem geschaffen haben, und jetzt wir verlangen von Gott, dass er es für uns löst. Das ist unlogisch. Gott würde sagen, regelt das selbst, denn ihr habt das Problem erst geschaffen.

Wir brauchen einen systematischen Ansatz, um humanistische Werte wie Einheit und Harmonie zu pflegen. Wenn wir jetzt damit anfangen, dann besteht die Hoffnung, dass dieses Jahrhundert anders als das vorangegangene sein wird. Das wäre im Interesse aller. Also lasst uns gemeinsam Frieden in der Familie und in der Gesellschaft schaffen und nicht auf Hilfe von Seiten Gottes, Buddhas oder der Regierungen warten.

Ihre zentrale Botschaft handelt von Frieden, Mitgefühl und religiöser Toleranz, die Welt scheint sich jedoch in eine gegensätzliche Richtung zu entwickeln. Ist Ihre Botschaft nicht bei den Menschen angekommen?

Dem stimme ich nicht zu. Ich denke, dass nur ein kleiner Teil der Menschen sich diesem gewalttätigen Diskurs verschrieben hat. Wir sind alle Menschen, und es gibt keinen Grund und keine Rechtfertigung, andere zu töten. Wenn man andere als seine Brüder und Schwestern betrachtet und ihre Rechte respektiert, dann gibt es keinen Raum für Gewalt. Im übrigen sind unsere heutigen Problemen das Ergebnis oberflächlicher Differenzen über religiöse und nationale Fragen. In Wirklichkeit sind wir aber alle ein Volk.

Dalai Lama auf der Pressekonferenz. (Foto: DW/Krishnan)

Dalai Lama auf der Pressekonferenz

Sie propagieren den sogenannten "mittleren Weg" für die Lösung der Tibet-Frage. Glauben Sie, dass diese Strategie irgendwann einmal erfolgreich sein wird?

Ich glaube es ist der beste Weg. Viele meiner Freunde, inklusive indische, amerikanische und europäische Spitzenpolitiker, halten dies für den realistischen Weg. Auch in Tibet unterstützen politische Aktivisten, chinesische Intellektuelle und Studenten unsere Politik des "mittleren Wegs."

Wenn ich chinesische Studenten treffe, sage ich ihnen, dass wir nicht Unabhängigkeit von China suchen. Sie verstehen unsere Herangehensweise und fühlen sich unserer Sache nahe. Es geht nicht nur um Tibet; wir leben im 21. Jahrhundert und jegliche Art von Konflikt sollte durch Dialog und nicht Gewalt gelöst werden.

Blick auf den Potala-Palast in Lhasa in Tibet. (Foto: dpa)

Blick auf den Potala-Palast in Lhasa

Wer wird Ihnen als Dalai Lama nachfolgen?

Das ist nichts, was mich beschäftigen würde. Ich habe 2011 angekündigt, dass es die Entscheidung der Tibeter sei, ob sie die Institution des Dalai Lama beibehalten möchten. Wenn die Menschen der Meinung sind, dass diese Institution nicht länger relevant ist, sollte sie abgeschafft werden. Ich bin nicht mehr mit politischen Angelegenheiten beschäftigt. Mich interessiert allein Tibets Wohlergehen.

Indien wird zunehmend Schauplatz religiöser Intoleranz. Was denken Sie darüber?

Das ist ein falsches Bild von Indien. Nur ein paar Individuen verursachen dieses Problem. Die Wahlen im Bundesstaat Bihar haben gezeigt, dass die Mehrheit der Hindus an Harmonie und Koexistenz glaubt.

Der Dalai Lama ist der spirituelle Führer des tibetischen Volkes.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2016(Xem: 8016)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8125)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 11921)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17586)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
28/03/2016(Xem: 10865)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
27/03/2016(Xem: 7184)
Ảo Ảnh Của Tâm Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.
26/03/2016(Xem: 7473)
Đây không phải là 1 bài báo. Đây là 1 bài viết từ những gì tôi, một phật tử trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận và viết lên. Có những cái nói không ai tin, đọc không ai tin. Đây là câu chuyện tôi mắt thấy, tôi tai nghe, tôi mũi ngửi, tâm tôi cảm nhận.
26/03/2016(Xem: 7736)
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng - Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?. - Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng - Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ. -
24/03/2016(Xem: 7886)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
24/03/2016(Xem: 8561)
Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP HCM sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]