Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi học được rằng

11/11/201507:53(Xem: 7911)
Tôi học được rằng

lotus 10

Tôi học được rằng
H.T Viên Minh

Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...

 
Tự hiểu mình là điều quan trọng nhất.

Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*

Hãy xét đoán chính mình mà đừng xét đoán kẻ khác dầu họ tốt xấu thế nào đi nữa ...
 
Đừng là gì cả... Nếu là gì đó bạn sẽ đau khổ...Vì bạn sẽ khó mà sống với con người thật, với giá trị thật của chính mình....

Ai biết lắng nghe, học hỏi, chiêm nghiệm bài học của chính đời mình, dù khổ hay vui, dù thành hay bại, người ấy đang thật sự thiền, hay đúng hơn là đang sống giáp mặt với chân lý muôn đời

Đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, là trói buộc là đau khổ...Và là không còn thong dong tự tại nữa.

Thương và ghét, cả hai đều đau khổ bởi vì đều do tham ái gây ra. Muốn là khổ. Muốn mà không được cũng khổ. Ngay cả khi có được cái mà bạn muốn, cũng là đau khổ nữa, bởi vì khi được chúng, bạn lại lo sợ sẽ mất chúng.

Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành. Mỹ phẩm tốt nhất là nụ cười. Nữ trang quý nhất là sự khiêm tốṇ. Trang phục đẹp nhất chính là sự tự tin!
 
Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim.

Bí quyết lớn nhất của thành công là thành thật.
  
Cuộc sống muôn đời vẫn đẹp chỉ có cái ta ảo tưởng mới biến cuộc đời thành bể khổ mà thôi.

Cuộc sống vận hành khi bạn chọn những gì bạn đang có. Thật ra, những gì bạn đang có chính là những gì bạn đã chọn.  

Thế giới là một sàn diễn. Ai cũng phấn đấu để có một vai. Đừng nản lòng khi gặp những điều kiện bất lợi.

Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình.

Tâm là tên lừa đảo lớn nhất. Người khác có thể dối bạn nhất thời, tâm dối gạt bạn suốt đời. 

Hạnh phúc đích thực là ngay nơi thực tại đang là...
 
Nếu suốt đời chỉ lo chờ mưa bão, thì sẽ không bao giờ thưởng thức được nắng ấm. 

Đừng bao giờ so sánh cuộc đời mình với bất cứ ai, vì mỗi người là bài học nhân quả của chính cuộc đời của họ. 
 
Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối ta gặp họ.

Ngay cả khi trắng tay, ta vẫn có thể thấy được mình thật giàu có để giúp đỡ mỗi khi bạn bè cần đến. 

Đã là bạn thân, dù không làm gì cả..."lặng nhìn không nói năng" ta vẫn có những phút giây tuyệt vời khi bên nhau. 
 
Tình bạn chân thành sẽ mãi lớn lên dù cho có cách xa ngàn dặm, và tình yêu đích thực cũng thế đấy. 

 Mỗi khi ta rơi vào tâm trạng buồn, thương, giận, ghét...v...v...chỉ nhìn vào tâm như nó đang là...Đừng đặt tên, phán xét gì cả...Chính là ta đang trải nghiệm chân lý...
 
 Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của chúng ta, nên hãy ý thức về điều đó.
 
Người trưởng thành có nhiều điều phải suy nghĩ với những kinh nghiệm đã qua, và có được những bài học rút ra từ đó, và không bao giờ quan tâm nhiều đến việc mình đã tổ chức bao nhiêu lần sinh nhật.
 
Chính sự mất mát, dạy cho chúng ta giá trị của mọi thứ.

Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...

H.T Viên Minh
Ý kiến bạn đọc
13/02/201806:12
Khách
Theo đó khi đến một giai đoạn thành thục bạn sẽ hiểu rằng. Đi không biết mình đi mới là cái đi chân thật. Đứng nằm ngồi cũng như thế mà dụng công. Tức là mình chẳng chấp trước mình đang làm gì(tạm gọi theo nghĩa phương tiện là làm gì thì quên liền lun) thì còn cái gọi là đau khô hay vui buồn hay cái gì gọi là đi đứng nằm ngồi. Toàn là cái chân thật như nó đang là nó. Cũng như thế, mọi quy luật trên thế gian không phải có phật hay các thánh tăng mới có nó tồn tại. Dù phật không ra đời nó vẫn luôn tồi tại và chi phối vạn vật nhưng ta không phát hiện ra. Do đó công đức của chư phật và các vị hiền thánh tăng là vô lượng không thể nghĩ bàn vì không có họ thì những quy luật trên vẫn tồn tại như thường nhưng nếu không có họ chỉ cho mọi người biết thì vô lượng kiếp mọi người cũng sống mê mê, lơ lơ láo láo, lăn xăn lộn xộn mà không hiểu mình đang làm gì và cũng không hiểu cái sống cái chết là gì nên tạo ra vô lượng nghiệp xấu trên thế gian để rồi mọi thứ mê muội cũng tiếp theo đó quay vòng. Nam mô kính lạy trên 10 phương chư phật, bồ tát, aláhan, hiền thánh tăng
13/02/201806:00
Khách
Bạn cứ tiếp tục quan sát tâm mình nhé. Đến một thời điểm bạn sẽ hiểu vì sao phải buông cái tâm dán đối tượng của bạn( ví dụ như chuyên chú đi, chuyên chú nhìn, chuyên chú nghe.. ). Bởi vì tại sao phải chuyên chú trong khi ta không chuyên chú nhìn ta vẫn thấy, trong khi chuyên chú nghe ta vẫn nghe. Cái chuyên chú nghe, nhìn đó chính là những phiền não vi tế. Để hiểu lời mình nói thì bạn chỉ cần biết cái nghe mà không lựa chọn âm thanh thì bạn sẽ nhận ra. Ồ. Trong cùng một khoảnh khắc ta nghe đc cùng lúc rất nhiều âm thanh. Nên việc lựa chọn âm thanh để gọi là cái âm thanh ta thích hay ta ghét cũng chẳng còn. Vì nên hiểu rằng tất cả mọi âm thanh không phải vì ta chuyên chú nghe mà có mà cũng không mất đi khi ta không chuyên chú nghe(tức là lúc ta thích nghe âm thanh nào đó mà quên đi những âm thanh khác thực tế vẫn tồn tại) thì ta sẽ hiểu rằng tướng thích, không thích, chuyên chú lắng nghe tức toàn là những định kiến của quan của mình đưa vào cái nghe trung thực. Đó là những tướng phiền não rất sai biết. Mình phải cảnh giác với chính mình bạn nhé
13/02/201805:48
Khách
Bạn vô nhân si ơi. Theo mình hiểu thì cách làm dán tâm vào đối tượng của bạn là một điều tốt để kiềm chế những vọng tưởng thô (tức là để khống chế những suy nghĩ mông lung nó lôi dắt ta đi muôn nẻo, muôn phương trời xa) nhưng thực tập như vậy chỉ là bước đầu tiên chưa phải là rốt ráo bởi vì dán tâm vào đối tượng, tức là tâm ta đang cố gắng tức là vẫn còn chấp, dính mắc vào đối tượng nên làm ta mệt mỏi, mc dù khi có có thể những vọng tưởng không còn khởi lên nhưng đừng vui vẻ mà bằng lòng với nó vì vẫn còn những tướng vi tế của phiền não do có sự chăm chú. Nhưng đó cũng là cách hay để mình bước những bước đi đầu tiên. Đó có thể là một thành công nhưng đừng hài lòng vì còn nhiều thứ phiền não sai biệt khác. Nên hiểu rằng không ai dối gạt ta chỉ có tâm ta gạt ta suốt đời để cố gắng nhiều hơn
13/02/201805:39
Khách
Tôi có một vài ý kiến cùng trao đổi với bạn vô nhân si nhé
16/03/201709:36
Khách
Kính bạch thày :
Thày ơi, con muốn học đạo, con xin thay cho con được phép hỏi cách tu tập qua email của thày được không ạ. Con không biết địa chỉ email của thày con mong thày hoan hỉ thứ
lỗi cho con.
con Hoa Minh
16/03/201708:36
Khách
xin chào đạo hữu, có đạo hữu nào biết địa chỉ email của sư Viên Minh cho mình xin với.
Xin chân thành cảm ơn nhiều.
08/01/201716:49
Khách
Sư cho con hỏi Cái thực tại đang là.. Có nghĩ mình đang đi thi tâm mình chi thấy minh đang đi, và hoan cảnh xung quanh .Mình đang viết thì mình chu tâm việc viết.. Vậy có đúng không.. Nhưng khi con lam vậy con cam thấy có 1 sư cô gắng thi không còn tư nhiên vậy có phải cái tôi con muốn vậy, vậy có phải còn bản nga không..câu thư hai con hỏi : trong lúc đó con thấy tâm mình rất mệt mỏi ..con cam ơn sư
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 12659)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
06/02/2013(Xem: 4802)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
04/02/2013(Xem: 7780)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 5694)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 6268)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 9527)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 6488)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 5724)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 6537)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 9336)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567