Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh thiêng cổ tích Linh Quang tự- chùa cổ quê tôi

06/11/201522:24(Xem: 12299)
Linh thiêng cổ tích Linh Quang tự- chùa cổ quê tôi

Linh thiêng cổ tích Linh Quang tự- chùa cổ quê tôi

Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).

 LQ-cong


Chùa đứng hiền lành tự thuở xưa

Hồn dân gửi gắm tự bao giờ

Tổ tiên bồi đắp qua năm tháng

Nối tiếp không ngừng lớp tuổi thơ.

 Chùa cổ tích Linh Quang, còn gọi là chùa Xuân Hòa, ngày xưa tọa lạc tại xã An Hòa, tổng Hiệp Trung, huyện Tân Định, phủ Ninh Hòa, nay là thôn Văn hóa Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, do Tổ Thiệt Địa, đời thứ 35 Tông Lâm Tế Liễu Quan Khai sơn  năm 1696. Là một trong những ngôi chùa cổ nhất thị xã Ninh Hòa.
12daotri

Tổ Thiệt Địa đã khai sơn nhiều chùa ờ Khánh Hòa. Đầu tiên, Ngài khai sơn chùa Kim Sơn ở thôn Ngọc Hội, phường Ngọc Hiệp (Nha Trang), khoảng thế kỷ XVII; Khai sơn chùa cổ tích Linh Quang (An Hòa) Xuân Hòa, xã Ninh Phụng năm 1696, Khai sơn chùa Bảo Phong (An Ấp) tức thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, năm 1696, khai sơn chùa Kim Ấn ở thôn Phú Gia, xã Ninh Giang thế kỳ XVII...

Chùa cổ tích Linh Quang nằm sát con đường liên xã. Ninh Phụng-Ninh Thân. Con đường này trước đây mỗi lần đi Ninh Hòa, đi Dục Mỹ, Nha Trang, đều đi ngang qua cổng chùa, nhưng có những việc mà hôm ấy mới biết…
14chanh-dienlqg

Một hôm, đi ngang qua chùa, nhân duyên hội ngộ, gặp Hòa thượng trú trì Thích Hưng Long đang tưới hoa trước sân chùa, nhìn lên bảng hiệu chùa ghi:“Cổ tích Linh Quang tự” với nét bút chân phương, uy nghiêm sắt sảo của Đại lão HT.Thích Phổ Châu, thật trang nghiêm,  bất giác thầm nhũ “chùa rách có ông Phật vàng”. Thỉnh ý Hòa thượng trú trì về nguồn gôc chùa cổ tích Linh Quang, ngài ôn tồn giảng giải: Ngôi chùa này  xưa kia, năm 1696 Tổ Thiệt Địa khai sơn, lúc đầu Tổ xây chùa ở giữa cánh đồng xã An Hòa (Xuân Hòa). Đến triều vua Minh Mạng khoảng năm 1820-1840, có Thầy địa lý người Tàu, biết ngôi chùa là do Tổ khai sáng tạo lập gốc người Tàu, nên Thầy đã  đến viếng chùa lạy Tổ, được Thầy trú trì và hào lão, Phật tử tiếp đón nồng hậu. Trước khi chia tay, Thầy địa lý muốn đẻ lại chút gì cảm ơn tấm lòng thân thiện, quý khách của chùa. Thầy đi dạo một vòng xem phong thủy của làng. Thầy phát hiện ở đầu làng sát xã An Phụng (thôn Nghi Phụng hiện nay) có cồn đất cằn cổi, bỏ hoang, cây cối um tùm... Thầy về gặp Ban hương lý An Hòa chia sẻ. Sở dĩ xã An Phụng phát triển tốt hơn xã ta là vì cuộc đất của xã An Phụng (Nghi Phụng) có con phượng hoàng (một trong tứ linh), đầu phượng hoàng nằm trên cồn đất cằn cổi hoang vu kia. An Hòa muốn được hưng vượng thì nên thương lượng đổi đất với An Phụng và xây chùa trên cồn đất hoang vu này. Việc thực hiện dễ dàng vì xã An Hòa (Xuân Hòa) theo sự cố vấn của Thầy địa lý. Hương lý An Hòa đã đem vài mẫu ruộng thượng đẳng để đổi lấy cồn đất cằn cổi, hoang vu. Và lập tức cho dời chùa Linh Quang về địa điểm mới. Từ ấy đến nay, ngôi chùa Linh Quang nằm trên phần đất đáng lẻ là của Nghi Phụng. Từ khi ngôi cổ tích Linh Quang tự kiến lập trên đồi đất mới, nhân dân trong xã làm ăn ngày càng phát đạt, trù phú, nhà ngói mọc lên khắp làng, con cháu nhiều người đổ đạt làm quan!
8bang-cong-duc

Âu đó là:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”
11quan-am

Hòa thượng lại kể tiếp, sở sĩ chùa là ngôi cổ tích vì chùa còn lưu giữ tượng Phật cổ vô giá rất quý, đã có lần bọn trộm, nửa đêm, thừa lúc Thầy ngủ say, lén vào dùng cưa sắt cưa đầu Phật, nhưng nhờ long thần hộ pháp linh thiêng báo mộng, Thầy thức dậy và tri hô lên, nên  bọn chúng đành bỏ của chạy lấy người. Hòa thương dắt chúng tôi vào chánh điện và giói thiệu tượng Phật cổ quý ấy. Hòa thượng còn nói, ở chùa cổ tích Linh Quang còn lưu giữ một đại hồng chung cổ đúc vào năm 1894, đời Vua Thành Thái, trên chuông có ghi: “Ninh Hòa phủ, Tân Định huyện, Hiệp Trung tổng, Xuân Hòa xã, Linh Quang tự, trú trì húy Chí Thành, tịnh bổn xã viên quan chức sắc thập phương bổn đạo thiện nam tín nữ đẳng. Cẩn bạch Thiên Ân Hòa thượng Chứng minh”… (Xã Xuân Hòa, tổng Hiệp Trung, huyện Tân Định, phủ Ninh Hòa, chùa Linh Quang, trụ trì húy Chí Thành, cùng viên quan chức săc, thập phương bổn đạo, thiện nam tín nữ bổn xã hết thảy. Cẩn bạch Hòa thượng Thiên Ân Chứng minh…) và tại đây còn một di tích cổ quý nhất vô giá là khu Tháp cổ  với hơn 10 ngôi tháp tôn trí uy nghiêm, nơi ghi lại dấu ấn của Tổ Khai sơn và chư vị Tổ sư tiền bối
10chuongco9chu-tren-chuong

Thật đúng là:

“Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa ân sư muôn iếp khó đáp đền”

Cổ tích Linh Quang tự, sau 319 năm khai sáng truyền thừa và phát triển, đã truyền thừa và ghi dấu 11 đời trú trì:

1.Tổ Khai sơn Thiệt Địa

2.Tổ Tế Chơn

3.Tổ Đại Trì

4.Tổ Liễu Đắc

5.Tổ Đạt Thừa

6.Tổ Đạo Hiến

7.Tổ Đạt Thanh

8.Tổ Thanh Tiến

9.Tổ Trừng Thục

10. Đệ thập trụ trì, Đại lão HT.Thích Long Hưng, thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa,  trụ trì từ năm 1956 đến năm 2008 ngài viên tịch.
7thapcovuonthap

Đại lão HT.Thích Long Hưng, thế danh Nguyên Long Hưng, ngài sinh năm 1912, thọ Tỳ kheo giới năm 1934 tại Trường kỳ Tổ đình Sắc tứ Thiên Bửu (hạ) Ninh Hòa, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Trung Ương tấn phong Hòa thượng năm 1997, suy tôn thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN năm 2006. Ngài viên tịch năm 2008 (Mậu Tý), thọ thế 96 năm, 72 năm hạ lạp.

Hởi ơi:

Dép cỏ lối về còn lưu dấu

Hoa đàm tuy rụng vẫn ngát hương

Một mai thân xác quy Tây

Danh thơm vẫn ở thế gian muôn đời

Pháp thân lồng lộng sáng ngời

Chiếu soi pháp giới rạng ngời chân như.

Sau khi Đại lão Hòa thượng Thích Hưng Long viên tịch, kế thừa trú trì đời thứ 11 chùa cổ tích Linh Quang, từ năm 2008 đến nay là Đại đức Thích Đạo Trí. Sau 6 năm, ĐĐ. Thích Đạo Trí trú trì với uy tín, tầm nhìn, năng động và sáng tạo Thầy đã tạo cảnh quang chùa cổ tích Linh Quang ngày một khang trang, mang đến ngôi chùa cổ một nguồn sinh khí mới: Thầy đã đổ đất mở rộng mặt tiền trước cổng chùa và mở rộng đường vào chùa. Nâng đất chung quanh vườn, xây dựng cốc trà đạo bên phía Đông chùa, trồng giàn hoa lan, trồng vườn rau sạch, trồng vườn dừa phía Tây chùa.… Đại đức Đạo Trí cho biết Thầy còn liên hệ với Hợp tác xã nông nghiệp thương lượng xin đám đất phía bên Tây chùa…tạo cảnh quang chùa cổ tích Linh Quang ngày một rộng rải trang nghiêm, tú lệ, xứng tâm với ngôi cổ tích trên 300 năm.
tuongPhatco

Cổ tích Linh Quang tự ngày nay không chỉ là nơi Phật tử sớm tối đi về tụng kinh, niệm Phật, tu nhân, hướng thiện mà còn là trung tâm văn hóa tâm linh của những người nông dân hiền hòa ở Xuân Hòa, Ninh Phụng, Ninh Hòa.

Đúng như câu đối Tổ đã an danh nơi tiền đường:

Linh tuyết hướng sơn tu chứng quả giác hoàng khai giác lộ.

Quang trung trùng kế xuất hóa thân kim tướng tọa kim liên.”


Trí Bửu – Tháng 11/2015

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2020(Xem: 6666)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8254)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7302)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6454)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4964)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6645)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5228)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5663)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5829)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8586)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]