Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13 - Những Cảm Xúc Tích Cực Và Việc Xây Dựng Một Thế Giới Mới

11/10/201520:27(Xem: 9303)
Chương 13 - Những Cảm Xúc Tích Cực Và Việc Xây Dựng Một Thế Giới Mới

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World

Nhà xuất bản:  Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler

 

Chương 13

NHỮNG CẢM XÚC TÍCH CỰC VÀ

VIỆC XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI MỚI

 

Giống như trường hợp chúng ta đang đứng dang chân rộng, nối kết thế giới nội tại với những rắc rối to lớn hơn của xã hội.  Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như cũng dấn thân một cách trọn vẹn, nhưng nghe những hoạt động rộn ràng bên ngoài khu vực khác sạn, tôi biết rằng thời gian của chúng tôi sẽ ngắn thôi.

“Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã thảo luận trong một chi tiết nào đấy về vấn đề niềm tin, là điều mà ngài liên kết  với ý thức cộng đồng của chúng ta, vì thế dường như rằng chúng ta đi đúng một vòng trở lại những vấn đề mà chúng ta đã bắt đầu ở Dharamsala khi ngài chỉ ra sự thiếu vắng phổ quát của niềm tin trong một xã hội suy giảm những nối kết cộng đồng, mà đấy  cũng là sự cô lập trong xã hội lớn lên và sự suy thoái trong ý thức cộng đồng đưa đến sự thiếu vắng niềm tin.

“Bây giờ trong việc cố gắng để thấu hiểu những nguyên nhân của sự thiếu vắng niềm tin này và sự sa đọa của cộng đồng, tôi đã nhận ra xã hội di động gia tăng của chúng ta như một trong những nguyên nhân.  Nhưng ngài đã cảm thấy rằng sự gia tăng di chuyển của chúng ta không nhất thiết phải đưa đến sự xói mòn niềm tin hay thiếu vắng ý thức cộng đồng.  Như ngài đã từng đề cập, có thể có nhiều nhân tố làm những loại rắc rối này lan rộng.  Ngài có thể xác định một nguyên nhân tiềm tàng nào đó phổ biến cả sự xói mòn niềm tin trong xã hội chúng ta cũng như sự suy thoái ý thức cộng đồng của chúng ta, hay một nhân tố thông thường liên hệ những điều này với nhau không?”

Ngài nghĩ trước khi trả lời.  “Điều này thật sự đưa chúng ta ngược trở lại những gì chúng ta đã thảo luận khi chúng ta nhìn vào những chủ đề này lần đầu tiên.  Đấy là, cả hai điều này [suy giảm niềm tin và suy thoái ý thức cộng đồng] đi đôi với câu hỏi của vấn đề chúng ta liên hệ mỗi thứ như thế nào, điều nào là căn bản.  Chúng ta liên kết chúng với nhau trên căn bản của những gì phân biệt chúng ta hay trên nền tảng của những gì hợp nhất chúng ta lại?”

“Thưa Đức Thánh Thiện,” tôi nói một cách thận trọng, hy vọng ngài sẽ không đặt câu hỏi dưới sự phân loại những Câu Hỏi Ngớ Ngẫn của chúng tôi, “chỉ để làm sáng tỏ, vì ngài chỉ ra rằng căn bản của mối quan hệ là nhân tố thiết yếu, ngài có thể nói thêm chi tiết về những gì ngài cảm nhận như những phân biệt thông lệ mà con người trong xã hội chúng ta thường căn cứ trên những mối quan hệ của họ.”

Rõ ràng không có ý tranh cải với câu hỏi của tôi lần này, ngài trả lời, “Dĩ nhiên, có thể có nhiều cách mà người ta liên hệ với nhau.  Họ có thể liên hệ với nhau căn bản trên nền tảng quá khứ gia đình của họ, tình trạng tài chính của họ thế nào, trình độ học vấn của họ ra sao, chủng tộc, ngôn ngữ, v.v…

“Khuynh hướng để liên hệ đến mỗi người khác này trên căn bản của những gì phân biệt chúng ta là phổ biến trong xã hội ngày nay.  Dĩ nhiên đấy là một điều rất quan trọng và dường như là một phản chiếu những giá trị xã hội chúng ta, với sự nhấn mạnh của chúng ta trên những gì thu được trong sự thịnh vượng vật chất.  Con người dường như quá bị bận tâm với vấn đề họ kiếm được bao nhiêu, họ có giá trị bao nhiêu, và vị thế xã hội mà họ sẽ có là gì.  Trong thực tế, tôi nghe nói rằng, nếu hỏi, người ta thường miễn cưỡng nói với chúng ta số tiền họ kiếm được là bao nhiêu bởi vì nó được thấy như một biểu thị giá trị của họ và họ là một người như thế nào.  Nhưng một răc rối căn bản với loại tiếp cận này là chúng ta có thể cuối cùng đi đến liên hệ với số tiền của một người, vị thế của họ hay quyền lực của họ chứ không phải với chính người ấy.  Chúng ta đang liên hệ trên căn bản của những hy vọng và dự đoán của chúng ta hơn, những thứ chúng ta có thể có được từ họ, v.v… Và nếu có một sự thay đổi về vị thế tài chính của người ấy, mối quan hệ của chúng ta sẽ đi theo với sự đổi thay ấy.

“Do vậy, khi chúng ta xem những thứ này như các nhân tố thật quan trọng, quá khứ gia đình, tình trạng tài chính, vị thế xã hội, loại ngành nghề nào chúng ta làm, v.v… và rồi thì chúng ta sẽ đối xử trên nền tảng nhân bản ít quan trọng hơn, sau đó nó tập trung trên những sự khác biệt của chúng ta và tạo nên một cảm giác xa cách giữa con người với nhau.  Rồi thì,” ngài kết  luận, “dĩ nhiên điều này mở ra cho chúng ta tất cả những rắc rối này, kể cả thiếu vắng niềm tin.”

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, nghĩ lại những thảo luận ban đầu của chúng ta về tâm thức cộng đồng và v.v…, chúng ta cũng đã thảo về vấn đề mở ngỏ cho các loại Những Sự Phân Chia Chúng Ta Chống Lại Họ rằng -”

Biết trước tôi đang hướng về đâu và câu hỏi tôi sắp nêu lên, Đức Đạt Lai Lạt Ma cắt ngang và nói, “Vâng, nhưng có một nhân tố rất quan trọng để nhớ.  Thật quan trọng.  Bây giờ, khi chúng ta đề cập những trình độ khác nhau của ‘cộng đồng’ có thể được hình thành trên căn bản của việc sống như những láng giềng, hay một khu vực văn hóa chung, chia sẻ cùng những quan tâm, v.v…  Nhưng trong một ý nghĩa tôi nghĩ trình độ này có thể được thấy như tập trung hơn trên những đặc trưng ngoại tại mà chúng ta chia sẻ.  Nhưng cũng có một trình độ sâu xa hơn, trong ấy chúng ta có thể liên hệ trên một trình độ căn bản hơn, việc liên hệ đến những người khác căn cứ trên những phẩm chất nội tại của chúng ta.  Đây là những đặc trưng chung của chúng ta mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ như những con người, những phẩm chất nhân bản của chúng ta.

“Thế nên, ở đây chúng ta cũng đang thêm vào một trình độ sâu xa hơn, nối kết với những người khác căn cứ trên những đặc trưng nhân bản thông thường này.  Bất chấp những nhân tố khác phục vụ ra sao như căn bản cho ý thức cộng đồng của chúng ta, bất chấp những cung cách khác biệt mà chúng ta có thể nối kết với người khác, nếu chung ta có thể duy trì một ý thức liên hệ đến những người khác căn cứ trên đặc tính nhân bản thông thường của chúng ta, nó sẽ ngăn ngừa tất cả những rắc rối sinh khởi.

“Vậy thì, Thưa Đức Thánh Thiện, ở đây dường như rằng chúng ta không còn chỉ nói về việc trau dồi một ý thức cộng đồng, việc làm mạnh những nối kết cộng đồng, hay một ý thức tin tưởng.  Từ những gì ngài đang nói, dường như việc tìm kiếm một giải pháp đến tất cả những rắc rối mà chúng ta đã thảo luận – bạo động, phân biệt chủng tộc, v.v… – dường như để hội tụ trên vấn đề căn bản này về việc con người liên hệ với nhau như thế  nào.  Dường như nó đi đến việc chúng ta nối kết với nhau một cách thiết yếu như thế nào.”

“Đúng đấy, đúng đấy!” Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định, gật đầu một cách đầy khí lực.

“Một cách thật sự, thưa Đức Thánh Thiện, điều ấy đưa đến một câu hỏi mà tôi đã tự hỏi về việc từ loạt thảo luận đầu tiên đó về việc chuyển hướng quan điểm của chúng ta từ ‘Tôi đến Chúng Ta’.  Trong những thảo luận đó, tôi nghĩ ngài cũng nêu lên một cách ngắn gọn  tầm quan trọng của mối liên hệ đến người khác trong trình độ nhân bản nền tảng này.  Nhưng chúng ta đi đến thực hiện việc đó một cách chính xác như thế nào?  Có những kỷ năng hay phương pháp đặc thù không, hay thiền quán có thể giúp tăng cường khả năng này để liên hệ đến  những người khác trên trình độ nền tảng này mà ngài đang nói đến?”

Khi tôi hỏi câu hỏi này, tôi nhìn lại đồng hồ của tôi, nhận ra chúng tôi chỉ còn năm phút nữa cho đến lúc chấm dứt thời khóa gặp gở của chúng tôi, và tôi tự tin cho câu trả lời mà tôi hoàn toàn chắc chắn sẽ xảy ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng thế, xem lại đồng hồ của ngài và cười to, trả lời, “Howard, đây là một câu hỏi khổng lồ để giải quyết trong vòng năm phút!  Có lẻ tốt hơn hãy đợi khi chúng ta có thêm thời gian.”

Trong cuộc thảo luận sáng hôm ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nêu lên một vấn đề quan trọng quyết định, truy tầm những gốc rể thông thường của cả việc làm xói mòn niềm tin và suy thoái trong ý thức cộng đồng của xã hội hiện đại: việc liên hệ với những người khác nhiều trên căn bản của những sự khác biệt hơn là những sự tương đồng.  Chúng ta đạt đến một thể trạng tâm thức như thế nào nơi mà chúng ta vẫn có một ý thức tốt đẹp về cá tính của chính chúng ta, một ý thức về tính chính trực của chính chúng ta, và tuy thế cũng có một khả năng để hòa hiệp với người khác, gần giống như chúng ta là một phần của nhau?  Trên mức độ nhóm, chúng ta có thể mở rộng phạm vi căn cước của chúng ta, việc kết hợp chặc chẽ với những nhóm khác vào trong những ai mà chúng ta thấy như là ‘Chúng Ta’ như thế nào?

Ở đây chúng tôi nêu lên câu hỏi về vai trò tiềm tàng của những cảm xúc tích cực trong những giải pháp đến những vấn nạn xã hội của chúng ta.  Tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực của tâm lý tích cực và khoa học thần kinh đã phơi bày ra rằng những cảm xúc tích cực phục vụ để thúc đẩy một cung cách liên hệ với những người khác được căn cứ trên những gì hợp nhất chúng ta hơn là những gì phân cách chúng ta!  Những cảm xúc này làm thay đổi trong suy nghĩ chúng ta đưa đến kết quả trong một khuynh hướng nhận thức chính chúng ta và người khác như tương đồng hơn.  Các cảm xúc tích cực có khuynh hướng mở rộng những ranh giới cá tính của chúng ta, làm những ranh giới này giống như những màng thấm qua được hơn là một bức tường hoàn toàn không thể thông cảm.

Chứng cứ thí nghiệm bây giờ cho thấy rằng các cảm xúc tích cực làm một sự chuyển biến trực tiếp trong quan điểm của chúng ta – từ Tôi đến Chúng Ta!  Điều này xảy ra trên cả mức độ giữa cá nhân với nhau và mức độ giữa những nhóm với nhau.  Trên mức độ giữa cá nhân với nhau, thí dụ thế, trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cho các đối tượng nói về những mối quan hệ giữa cá nhân của họ.  Sau một lần giải lao, mà trong ấy họ được gây cho một tình thế vui vẻ trong một số đối tượng, họ được bảo hãy tiếp tục nói về những mối quan hệ của họ.  Những nhà khảo sát thấy rằng những đối tượng cảm thấy vui vẻ hơn gia tăng sự sử dụng của họ đối với những chữ “chúng tôi” và “chúng ta”, và giảm thiểu những sự liên hệ đến “tôi” và “ta” trong việc thảo luận những mối liên hệ của họ!

Những hiệu quả tương tự được tìm thấy trên mức độ nhóm.  Những hiệu quả lợi lạc của các cảm xúc tích cực trong trường hợp này một lần nữa qua một số thay đổi đặc trưng trong suy nghĩ phối hợp với những cảm xúc tích cực.  Một trong những thay đổi này liên hệ đến việc thấy mọi thứ trong một cung cách “bao quát hơn”, một khuynh hướng để thấy những phạm trù riêng biệt có thể được kết hợp với nhau và bao gồm trong một phạm trù bao gồm tất cả rộng hơn.  Điều này cũng biểu hiện trong phổ quát như khuynh hướng được thu nhỏ để phân chia mọi thứ trong những phạm trù.  Trong một thí nghiệm, thí dụ thế, các đối tượng được phát cho một bộ thẻ màu và được yêu cầu để phân loại chúng thành những nhóm theo màu sắc – những ai với tâm trạng tốt sắp xếp chúng thành ít nhóm hơn những ai ở trong một tình trạng tâm lý trung tính hay tiêu cực.

Những cảm xúc kinh nghiệm tích cực cũng có xu hướng để có một ý thức rộng lớn hơn của mối liên hệ hổ tương, họ thấy mối liên hệ dễ dàng hơn, và có khuynh hướng mở rộng hay trải dài những ranh giới thông thường của những phạm trù hay loại hạng.  Trong một thí nghiệm liên hệ đến sự phối hợp từ ngữ, các đối tượng trải nghiệm những cảm xúc tích cực thích hợp hơn để thấy mối liên hệ giữa “thang  máy” và “con lạc đà” – nhận ra rằng cả hai đều là thí dụ của những loại “phương tiện di chuyển” (khi cả hai đểu chuyên chở con người từ nơi này đến nơi khác).

Trong khi những cặp thẻ màu và những từ ngữ liên kết có thể dường như rất liên hệ đến những vấn nạn xã  hội trong thế giới ngày nay, trong thực tế điều này hóa ra có một ý nghĩa sâu xa tiềm tàng  – bởi vì cung cách suy nghĩ khác biệt phối hợp với một thể trạng hạnh phúc của tâm thức dường như cũng thích ứng đến việc chúng ta nhận thức những phạm trù xã hội.  Chứng cứ thí nghiệm đã cho thấy rằng một người ở trong tình trạng hạnh phúc sẽ có khuynh hướng rộng rãi hơn khi nhận thức những phạm trù xã hội khác biệt, sẽ thấy mối liên hệ hổ tương giữa những con người và nhóm người một cách dễ dàng hơn, và sẽ có khuynh hướng tập trung ít hơn vào những khác biệt giữa những tập thể xã hội – nhận thức ít khác biệt giữa nhóm-trong của người ấy và những nhóm khác cũng như nhận thức ít khác biệt giữa những nhóm-ngoài khác.  Nói cách khác, loại suy nghĩ này không chỉ làm cho những nhóm khác hiện hữu tương đồng hơn với nhóm của chính chúng ta, mà nó cũng làm cho những nhóm xã hội khác hiện diện tương tự hơn với nhau.

Trên một trình độ thực tế hơn, những thí nghiệm đã cho thấy rằng việc gây ra một tác động tích cực làm cho việc thấy các mối ràng buộc thông thường với những thành viên của các nhóm xã hội khác dễ dàng hơn, nuôi dưỡng bản sắc thông thường trong-nhóm, và giảm thiểu thành kiến và xung đột giữa các nhóm.  Nếu có vài  nhóm trình diễn một hành vi hợp tác nào đấy, thí dụ thế, những ai với tâm trạng tích cực và tự nguyện để thấy “họ” như một bộ phận của một cái “chúng ta” bao quát, rộng rãi hơn, và thường có thể tìm thấy một bản sắc chung trong-nhóm hơn, thường có thể thấy mỗi một nhóm trong những nhóm như một bộ phận của một nhóm rộng lớn hơn, bao hàm tất cả.  Điều này sẽ tăng cường sự đa dạng của các nhân với những ai mà họ có thể làm việc, và nuôi dưỡng một cấp độ rộng lớn hơn của sự hợp tác giữa những nhóm.

Những Cảm Xúc Tích Cực và Sự Thiên Vị

Những thay đổi trong tư duy khởi động bởi những cảm xúc tích cực cũng là loại suy nghĩ sẽ thúc đẩy việc thấy các thành viên của những nhóm khác như là tất cả bộ phận của phạm trù “con người”, hơn là riêng lẻ, được xác định một cách cứng nhắc như các phạm trù chủng tộc, quốc gia, hay xã hội.  Điều này có thể phục vụ cho việc giảm thiểu thành kiến và dị chứng tiêu cực tiềm tàng của thành kiến, chẳng hạn như phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, thù ghét, xung đột, và bạo động.  Trong thực tế, có chứng cứ thí nghiệm cho thấy rằng những ai ở trong trường hợp tâm thức hạnh phúc hơn sẽ nhận thức các thành viên của những nhóm khác với ít thù ghét thành kiến và thù ghét hơn.

Thí dụ trong một thí nghiệm, Barbara Fredrickson và những đồng nghiệp minh chứng hiệu quả của việc gây ra một tâm trạng hạnh phúc trên hiện tượng Thiên Vị Chủng Tộc (Own Race Bias – ORB).  ORB là một hiện tượng ai cũng biết và là hiện tượng tâm lý nổi tiếng được dẫn chứng bằng tư liệu đã được nghiên cứu hàng thập niên.  ORB có nghĩa là con người thông thường có khả năng tốt hơn trong việc nhận ra và phân biệt giữa khuôn mặt của những thành viên giữa những người cùng chủng tộc hơn là những người thuộc chủng tộc khác – trong cách nòi thông thường, triệu chứng “họ hoàn toàn giống tôi”.  Đây là tư tưởng phát sinh qua bản chất thiên vị chống lại những chủng tộc khác mà chúng tôi đã nói trước đây, là điều đưa đến việc con người sao chế thông tin một cách khác biệt khi họ nhìn vào khuôn mặt một thành viên chủng tộc của họ ngược lại với việc nhìn vào khuôn mặt của một chủng tộc khác.

Muốn thấu hiểu nguồn gốc của ORB, thật hữu ích để có một cái nhìn nhanh vào bên trong bộ não khi chúng ta nhìn vào những khuôn mặt.   Khu vực trong não bộ có trách vụ cho việc nhận ra những khuôn mặt được gọi là khu vực mặt hình thoi hay FFA (fusiform face area).  Đây là khu vực của não bộ được kích thích bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào những khuôn mặt những thành viên của cùng chủng tộc với mình.  Tuy thế, những nghiên cứu hình tượng não bộ đã cho thấy rằng khi chúng ta nhìn vào các khuôn mặt thành viên của những chủng tộc khác kích thích của FFA thường bị giảm bớt một cách đột ngột.  Tại sao?  Trước đây, chúng tôi đã thảo luận về việc sự thiên vị bẩm sinh chống lại những nhóm-ngoài, chẳng hạn nư những chủng tộc khác, được phối hợp với sự kích thích của khu vực của não bộ gọi là amygdala.  Khi hóa ra là, khi amygdala được kích thích, nó gởi tín hiệu đến FFA, hạ thấp sự kích thích của FFA, và vì thế giảm bớt khả năng những chức năng phân biệt khuôn mặt đặc thù.

Trong thí nghiệm của Fredrickson, các nhà nghiên cứu cho thấy những tấm ảnh của cả những khuôn mặt đen và trắng đến một nhóm đối tượng da trắng.  Những đối tượng biểu lộ ORB (sự Thiên Vị Chủng Tộc), và khi được thử lại sau này, họ có thể nhận ra những khuôn mặt da trắng mà họ đã thấy trước đây rõ hơn những khuôn mặt da đen (trong thí nghiệm này các đối tượng thí nghiệm là người da trắng, nhưng ORB được thấy trong tất cả mọi chủng tộc).  Điều này dĩ nhiên là một tiến trình tự động, không ở dưới sự khống chế ý thức, và thậm chí các đối tượng thông thường không để ý rằng họ đang biểu lộ ORB.  Tuy nhiên, sau khi gây ra một tâm trạng tích cực trong các đối tượng, họ thử lại các đối tượng và khám phá ra rằng tâm lý tích cực đã loại trừ tính tự thiên vị chủng tộc!  Khả nâng để nhớ lại những khuôn mặt da trắng của họ được duy trì như trước, nhưng việc khó khăn nhận ra những khuôn mặt da đen bị biến mất – nói cách khác, tính khí tích cực  trong những đối tượng da trắng nhận thức các khuôn mặt da đen trong một cách chính xác cùng cách khi họ nhận định những khuôn mặt cùng chủng tộc của họ, một cách cốt yếu, việc thấy “họ” như một trong những người của “chúng ta”, đến mức độ tối đa của những giới hạn của sự thử nghiệm này được lưu tâm đến.

Một đặc trưng hấp dẫn của thí nghiệm này là dưới những hoàn cảnh bình thường, nếu không có sự thiên vị chủng tộc (ORB), não bộ có xu hướng nhận ra những khuôn mặt trong một thái độ “thánh thiện” – như một sự tích lũy toàn bộ thay vì như một sự tích tập của các bộ phận.  Như chúng tôi đã thảo luận trước đây, một trong những hiệu quả của các cảm xúc tích cực trong phổ quát là để làm nổi bật khả năng của một người để thấy mọi thứ một cách thánh thiện hơn, để thấy “bức tranh lớn”.  Thường có thể rằng khả năng này để thấy mọi thứ một cách thánh thiện hơn đóng một vai trò  trong khuynh hướng của các cảm xúc tích cực để làm giảm thiểu sự thiên vị chủng tộc.  Như đã từng đề xuất rằng khi sự thiên vị chủng tộc xảy ra, những khuôn mặt của những người khác chủng tộc không được khai triển một cách thánh thiện, mà đúng hơn là chúng được tiến triển giống như những đối tượng nhạt nhẻo thiếu sinh động hơn là những khuôn mặt.  Dưới những điều kiện này, hình ảnh của khuôn mặt được lưu giữ trong trí nhớ thường bị bóp méo bởi những ấn tượng rập khuôn chủng tộc cố hữu của một người thuộc chủng tộc khác – thí dụ, một khuôn mặt da đen có thể được nhớ như là một màu sắc tối sẩm hơn trong thực tế, và những đặc trưng khuôn mặt được nhớ trong một cách tương đồng gần gũi hơn với những ấn tượng rập khuôn cố hữu.  Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của những cảm xúc tích cực, khi sự thiên vị chủng tộc ORB biến mất, một thành viên của một chủng tộc khác thường được thấy như một cá nhân, một con người phức cảm, và thường ít bị thấy như một ‘ấn tượng rập khuôn cố hữu không gian một chiều’ căn cứ trên chủng tộc của họ.

Những Cảm Xúc Tích Cực như Một Chiến Lược cho sự Thay Đổi Xã Hội

Chúng tôi đang thực hiện một trường hợp cho một ý tưởng của những cảm xúc tích cực như một giải pháp đến một số vấn nạn xã hội mà chúng tôi đã trình bày.  Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói, chúng ta cần có nhiều phương thức và giải pháp trong sự bố trí của chúng ta.  Không chỉ có một loại thuốc trị bách bệnh duy nhất, không ai chạy chửa cho những chứng bệnh của xã hội.  Nhưng có  một chứng cứ đáng kể là việc trau dồi những cảm xúc tích cực là một sách lược có thể cống hiến một cách trực tiếp đến hạnh phúc cá nhân trong khi đồng thời tạo ra những phương cách suy nghĩ và hành động có khuynh hướng giảm thiểu nhiều vấn nạn trong thế giới hiện nay.

Không cần phải nói, thử thách trong việc sử dụng chiến lược này để vượt thắng những vấn nạn xã hội là khám phá ra vấn đề gây ra những cảm xúc tích cực trên một mức độ rộng.  Trong những thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã gây ra những cảm xúc tích cực trên một cơ sở tạm tời bằng những phương pháp chẳng hạn như cho các đối tượng xem các đoạn phim kích thích hay tiếu lâm, cho các đối tượng, cho các đối tượng một túi kẹo nhỏ, hay bố trí cho họ tìm thấy tiền không ngờ trong quyển sổ điện thoại.  Nhưng để gia tăng mức độ trung bình của hạnh phúc trong một quốc gia là một vấn đề hoàn toàn khác biệt.  May mắn thay, nghiên cứu đã cho thấy rằng có những phương cách để sản sinh các sự tăng trưởng hạnh phúc cụ thể hơn.  Thí dụ, sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma, liên hệ những sự thay đổi đến quan điểm nền tảng của một người, là hiệu quả.  Phương pháp của ngài về việc gia tăng hy vọng và lạc quan, bằng việc nhìn vào những hoàn cảnh từ một viễn tượng rộng rãi hơn, việc đánh giá lại,v.v… có một sự áp dụng rộng rãi hơn và có thể được dùng để giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực và trau dồi các cảm xúc tích cực trong phổ quát.  Cũng có những phương pháp đã được chứng minh một cách đáng chú ý để gia tăng các cảm xúc tích cực, kể cả thiền quán, thực tập lòng biết ơn, tập thể dục thân thể, và những thứ khác.  Vấn nạn là chúng ta không thể làm áp lực để bắt người ta thay đổi cung cách suy nghĩ hay thái độ của họ, ngay cả nếu nó sẽ đưa đến kết quả hạnh phúc lớn hơn cho chính họ và gia đình họ, và cống hiến đến một xã hội hạnh phúc hơn, một xã hội mà trong ấy có ít thành kiến, thù hận, xung đột, bạo động hơn, v.v…

Nhưng việc trau dồi các cảm xúc tích cực  tiếp tục hứa hẹn nhiều khi tối thiểu là một sự tiếp cận trong nhiều thứ khác mà chúng ta có thể sử dụng để giúp hổ trợ vượt thắng một số rắc rối xã hội hay địa cầu nào đó, nếu có một nổ lực  có phối hợp, như Đức Đạt Lai Lạt Ma  luôn luôn đề xướng, để giáo dục con người, qua phương tiện truyền thông, v.v…, về những lợi ích của các cảm xúc tích cực và những sách lược thực tiển để đạt đến một thể trạng hạnh phúc hơn của tâm thức.  Sự tiếp cận này để vượt thắng các rắc rối xã hội có thể nhanh hơn một cách tiềm tàng và hiệu quả hơn việc tổ chức những loại giáo dục  khác và những chương trình nhận thức khác hình thành để giảm thiểu thành kiến, phân biệt chủng tộc, hay bạo động.  Thí dụ, một lý do là bởi vì nó dường như dễ dàng hơn nhiều để thuyết phục những thành viên của xã hội tiếp nhận các sự thực tập mà sẽ để đưa đến sự hạnh phúc và lợi ích của chính họ hơn là thuyết phục họ tiếp những chương trình để giảm thiểu các rắc rối xã hội đủ màu sắc.

Thứ  hai, việc trau dồi hạnh phúc và các cảm xúc tích cực giảm thiểu một “ảnh hưởng phụ” đặc thù làm cho nó phù hợp một cách lý tưởng để đem đến sự thay đổi xã hội và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.  Những nghiên cứu đã cho thấy rằng gia tăng hạnh phúc và các cảm xúc tích cực làm cho con người cá thể vị tha hơn, từ thiện hơn, nhiệt  tình hơn để vươn ra và giúp đở người khác.  Khi với những đặc trưng khác của cảm xúc tích cực, điều này sẽ có khuynh hướng mang đến sự thay đổi xã hội một cách nhanh chóng hơn nếu chúng ta cố gắng để tìm cách giải quyết một vấn nạn xã hội vào một lúc, căn cứ trên những phương pháp cho việc thay đổi thái độ của một thành viên duy nhất của xã hội ấy vào một thời điểm.

Một thuận lợi khác trên việc trau dồi những cảm xúc tích cực tự động đưa đến những thay đổi trong việc suy tư và thái độ, và trong trường hợp đó đến hạnh phúc rộng lớn hơn.  Không giống như loại chương trình giáo dục hay nhận thức khác, những sự thay đổi này được sản sinh bởi việc nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực sẽ tập hợp xung lượng, tăng trưởng nhanh ngay cả đến hiệu quả to lớn hơn.

Thêm nữa – các cảm xúc tích cực thì lây lan.  Mặc dù một số người có thể cần thực hiện một nổ lực phối hợp để thay đổi quan điểm căn bản của họ và tăng cường những cảm xúc tích cực hay hạnh phúc mỗi ngày, những mức độ khác của hạnh phúc có thể được gia tăng một mức độ nào đó chỉ duy nhất qua việc tiếp xúc với những người an lạc hạnh phúc.

Trong một cuộc thảo luận, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói, “Việc tạo nên một xã hội hòa bình hơn và hạnh phúc hơn phải bắt đầu từ trình độ cá nhân, và từ đấy nó có thể mở rộng đến gia đình, đến xóm giềng, đến một cộng đồng, và v.v…”

Những từ ngữ này đảm nhiệm một ý nghĩa ngay cả rộng lớn hơn trong ánh sáng của một số nghiên cứu mới đáng ngạc nhiên về bản chất lây lan của cảm xúc, cho thấy việc niềm hạnh phúc của một người có thể một cách đúng nghĩa là “mở rộng từ gia đình một người, đến một xóm giềng, đến một cộng đồng của một người, và v.v…”

Bản chất lây lan của cảm xúc đã được biết trong một thời gian, và căn cứ trên nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chúng ta chứng kiến những cảm xúc nào đó biểu lộ, chúng ta có khuynh hướng trải nghiệm nó với chính mình.  Trong việc khảo sát những cơ cấu của não bộ chịu trách nhiệm cho hiện tượng này, một số nhà thần kinh học đã đi đến tin rằng “thần kinh phản chiếu” có thể liên hệ.  Một thần kinh phản chiếu là một tế bào não bị kích thích cả khi diễn tả một hành động  và khi quán sát cùng hành động được người khác biểu hiện.  Như được nghĩ rằng chúng có thể giúp làm cho chúng ta hòa hiệp hay giúp chúng ta cộng  hưởng với thể trạng cảm xúc của người khác, và rằng chúng có thể đóng một vai trò  trong lòng trắc ẩn.

Trong một nghiên cứu đáng ngạc nhiên được xuất bản trong British Medical Journal (tháng Giêng 2009), những nhà nghiên cứu từ trường Đại học California – San Diego và Đại học Harvard thấy rằng bản chất lây nhiễm của hạnh phúc là rất sâu sắc,  rộng rãi và tồn tại lâu dài hơn chúng ta có thể tưởng, sự lan tỏa trong những mạng lưới xã hội giống như những con vi trùng.  Họ khám phá rằng có những người hạnh phúc trong mạng lưới xã hội của chúng ta có thể gia tăng  một cách ấn tượng cơ hội hạnh phúc cho chúng ta.

Nếu chúng ta trở nên hạnh phúc, chúng ta gia tăng sự chênh lệch của hàng xóm cạnh bên lên 34 phần trăm, và gia tăng sự chênh lệch của bè bạn của chúng ta là 25 phần trăm, nếu người thân hữu ấy sống trong vòng một dặm quanh ta!  Họ thấy rằng hiệu quả mức độ lây lan tùy thuộc vào loại quan hệ và cũng là trên khoảng cách địa lý với người kia.  Tuy thế, trên mức độ trung bình, các tác giả báo cáo rằng mỗi người hạnh phúc trong mạng lưới xã hội của chúng ta tăng cường cơ hội chính chúng ta về hạnh phúc là 9 phần trăm.  Nó hoạt động cả hai chiều:  Có gia đình hay bè bạn hạnh phúc trong mạng lưới xã hội cũng gia tăng tỉ lệ hạnh phúc.  Một cách nổi bật, các nhà nghiên cứu thấy rằng hạnh phúc lan tỏa trong mạng lưới xã hội chúng ta đến “ba mức độ riêng biệt”.  Hạnh phúc của chúng ta có thể tác động  không chỉ thân hữu chúng ta mà cũng là một người bạn của bạn chúng ta, và ngay cả một người bạn của một người bạn của bạn chúng ta – người nào đó có thể chúng ta chưa từng gặp mặt hay nghe nói tới.  Thêm nữa, với sự tiếp cận của hiệu quả có thể truyền được càng lâu, tính bền bĩ của hiệu quả là mạnh mẽ hơn nhiều so với dự đoán trước đây.  Trong thực tế, những nhà nghiên cứu nói rằng những hiệu quả của việc nắm bắt hạnh phúc từ một người nào đó có thể kéo dài đến một năm!  Khi hạnh phúc và những cảm xúc tích cực lan tỏa khắp các mạng lưới của xã hội, cộng đồng, và xã hội, những lợi ích xã hội sẽ lan tỏa và bén rể trong một xã hội ngay cùng với những lợi ích cá nhân.

Vai trò của hạnh phúc và các cảm xúc tích cực trong việc thúc đẩy thay đổi xã hội và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn vượt xa những vấn đề mà chúng tôi thảo luận ở đây.  Thí dụ, Ronald Inglehart, một giáo sư tại một Trung tâm Nghiên cứu Chính trị thuộc Đại học Michigan, đã hoàn thành một nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng mức độ trung bình của hạnh phúc trong dân số của một nước sẽ đem đến kết quả trong một sự tăng cường tự do và dân chủ tại quốc gia ấy.  Vì thế, gần như những lợi ích của hạnh phúc và cảm xúc tích cực là vô địch.  Thay vì nhận thức việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân rộng rãi hơn như một loại xa xỉ đam mê lạc thú, chỉ liên quan đến mình, nó có thể được luận rằng nếu chúng ta thật sự quan tâm đến lợi ích của người khác và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, thì bổn phận của chúng ta là phải hạnh phúc, hay phải làm cho chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.

Cảm Xúc Tích Cực, Não Bộ, và Hy Vọng cho Tương Lai

Một cách căn bản, khi khảo sát những vấn đề nghiêm trọng đối diện với thế giới ngày nay, chúng ta có thể truy tìm cội nguồn của tất cả những vấn nạn xã hội này đến trái tim và tâm thức con người.  Và trong việc tìm kiếm để quyết định khả năng cho việc vượt thắng tất cả những rắc rối này, tối thiểu từ một quan điểm khoa học, thật quan trọng để quan tâm nền tảng sinh học của cảm xúc con người và những cung cách suy nghĩ: não bộ.  Đây là cơ quan hướng dẫn chúng ta nhận thức tất cả những vấn đề cho là sự phân biệt và khác biệt giữa con người và là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc tạo nên cảm xúc thù địch, sợ hãi, hay gây hấn dẫn chúng ta đến thái độ bạo động,  tàn bạo, và ngu si mà trong ấy chúng ta theo đuổi để làm tổn hại người khác.

Trước đây chúng tôi đã thảo luận về vấn đề não bộ con người đã tiến hóa hầu hết trong kỷ nguyên Canh Tân, tiến triển đến cấu trúc hiện tại của nó khoảng một trăm nghìn năm trước đây.   Nó tiếp nhận những vấn đề thông thường chạm trán bởi những tổ tiên xa xưa của chúng ta.  Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra rằng thế giới hiện đại khác biệt sâu xa với thế giới mà tổ tiên xa xôi của chúng ta cư trú, vì thế việc đáp ứng trong những cung cách mà tổ tiên tiền sử của chúng ta đã một lần thích nghi và hữu ích có thể làm nên sự phá hoại của chính chúng ta ngày nay.  Trong khi những thúc đẩy này có thể bảo vệ loài người ngày xưa đến những hiểm họa đe dọa thật sự trong đời sống, chúng ta thường phản ứng trong cùng cách đến những đe dọa căn cứ trên sự tưởng tượng, vọng tưởng, hay phóng chiếu tinh thần.

Chúng ta có thể tự hỏi rằng, nếu con người hiện đại đang sinh sống với não bộ của những người tiền sử sống trong hang động trong những hộp sọ thế kỷ 21, não bộ được in dấu với một ngày tháng mãn hạn một trăm nghìn năm trước đây, có phải chúng ta bi đát lắm không?  Xét cho cùng, với khả năng kỷ thuật để tiêu diệt toàn bộ sự sống trên trái đất, chúng ta có thật sự  nhàn nhả ngồi chung quanh những ngưởi chơi cờ trong một trăm nghìn năm hay một triệu năm nữa cho đến khi những năng lực tiến hóa có thể bắt kịp và thích ứng não bộ chúng ta với những điều kiện hiện đại không?

May mắn thay, chúng ta không quá bi đát.  Não bộ chúng ta có thể có những hệ thống thần kinh thích nghi với những rắc rối của thời đại dường như bất tận với những xã hội săn bắn hái lượm, nhưng não bộ của chúng ta cũng có những nguồn cội rộng lớn, những cội nguồn có thể được sử dụng để thích ứng và phục hồi những cung cách thói quen của sự suy nghĩ và đáp ứng của chúng ta đến thế giới chung quanh.  Trong thực tế, chúng ta hầu như có những nguồn cội vô hạn chưa sử dụng đến trong sự bố trí của chúng ta.  Mặc dù chúng ta có hệ thống thần kinh não bộ hoạt động với lập trình trước đây, và ngay cả hệ thống thần kinh não bộ trong thời kỳ sơ khai hơn thúc đẩy chúng ta hành động trong những cung cách nào đấy, nhưng chúng ta không bắt buộc phải làm thế.  Vâng, chúng ta có khả năng cho sân giận, thù hận, thành kiến, và phóng đại sợ hãi, nhưng chúng ta cũng có khả năng của ân cần tử tế, từ bi, khoan dung, và vị tha.  Vâng chúng ta có những cảm xúc sơ khai hơn của hệ thống phản ứng, nhưng chúng ta cũng có những vỏ não tiến bộ hơn, với khả năng của nó  cho lý trí, suy nghĩ phê phán, sáng tạo, và những chức năng não bộ cao cấp hơn.  Và chúng ta có sự lựa chọn những sự đáp ứng nào để trau dồi và làm mạnh mẽ.

Mỗi thời khắc trong đời sống của chúng ta, thí dụ thế, những sự nối kết mới – các khớp thần kinh – được hình thành giữa các tế bào thần kinh trong sự đáp ứng đến những sự học hỏi mới, đến những kinh nghiệm mới.  Trong thực tế, một triệu sự nối kết mới được hình thành trong mỗi giây của đời sống chúng ta!  Chúng ta có khả năng để phát triển những mạng lưới thần kinh mới, thiết lập những sự nối kết giữa các sợi thần kinh trong não bộ, và thiết lập những con đường thần kinh mới có thể tái tạo hình dáng của chính cấu trúc và chức năng của não bộ.  Khả năng kỳ diệu này của não bộ được gọi là tính tạo hình và gia tăng trong sự thấu hiểu của chúng ta về tính tạo hình mềm dẽo của não bộ đã giúp chúng ta nhận ra rằng não bộ không phải là một cơ quan không thể cải đổi – vì thế chúng ta có thể thiết lập chương trình mới quyết định việc chúng ta có thể đáp ứng đến những hoàn cảnh , ngay cả rèn luyện tâm thức chúng ta để nhận thức các sự việc trong những cung cách mới.

Chính là những chức năng này của não bộ cho phép chúng ta tìm ra những phương thức bất bạo động  để giải quyết  những tranh luận, những cung cách tương tác mới với những con người đồng loại của chúng ta, và chính khả năng chịu trách nhiệm cho tiền đề căn bản của loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc: sự kiện rằng chúng ta có thể rèn luyện tâm thức chúng ta để hạnh phúc, hạnh phúc một cách chân thành, để ân cần hơn và từ bi hơn.

Bây giờ tất cả những gì chúng ta cần là ý chí, và một ít thực tập.  Từ nhận thức về trang thiết bị thần kinh tất cả chúng ta là kết quả từ lúc sinh, con đường đến một thế giới hòa bình hơn, bất bạo động – một trong những thứ mà con người hưởng thụ niềm hạnh phúc cá nhân nội tại và hạnh phúc xã hội bên ngoài – là ở bên trong chúng ta.  Vì thế, có nguyên nhân cho lạc quan, ngay cả tán dương.  Cái thấy của Đức Đạt Lai Lạt Ma về một thế giới chiếm ưu thế bởi lòng tử tế ân cần thay vì khắc khe tàn bạo, nơi mà những xung đột của con người được giải quyết ưu tiên bằng đối thoại thay vì bạo động, là một thực tế tiềm tàng.

Ẩn Tâm Lộ ngày 26-01-2012

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2019(Xem: 14912)
“Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói: "Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!" Vị Thầy hỏi: – Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
14/01/2019(Xem: 7746)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - (phần 13) vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột[1] cho đến vật âm mình! Nguyễn Cung Thông[2] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như lòng, bụng, dạ, ruột thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách dùng hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
14/01/2019(Xem: 6743)
Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanh và phong văn.
11/01/2019(Xem: 6176)
Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết một cái đã thành ma, thây ma. Chính vì thế đám ma là nghi thức hoặc tục lệ để khóc than, để tang, thăm viếng, tiễn đưa hoặc chôn cất, hỏa thiêu người chết.
11/01/2019(Xem: 6617)
Sống chung với nghịch cảnh, đương đầu với chướng duyên, gẫm ra đó cũng chính là một pháp môn tu trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật truyền dạy. Người đã tu học theo Pháp Phật thì chẳng còn lạ gì chuyện “sống chung” và “đương đầu” này! Nhờ chướng duyên mà ta mới thấm thía được lý nhân quả. Nhờ nghịch cảnh mà ta mới nhận thấy rõ vô thường.
09/01/2019(Xem: 5507)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
09/01/2019(Xem: 5488)
Thơ Báo Ơn Khóa Tu Báo Ơn năm nay Chúng con tu tập những ngày mùa đông Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
09/01/2019(Xem: 10222)
Ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời Làng Mai Thái Lan về Đà Nẵng. Hai ngày sau, chiều 28/10, Thầy đã về chùa tổ Từ Hiếu trong sự chào đón của các học trò cũng như tăng ni, Phật tử ở Huế. Chuyện này thì ai cũng biết và các báo đài đã đưa tin rất nhiều.
08/01/2019(Xem: 8062)
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
08/01/2019(Xem: 7801)
TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tác giả, dịch giả và người hiệu đính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]