Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Đích Và Lợi Ích Của Việc Tranh Luận Giáo Pháp

03/10/201508:32(Xem: 8248)
Mục Đích Và Lợi Ích Của Việc Tranh Luận Giáo Pháp

Mục Đích Và Lợi Ích Của Việc Tranh Luận Giáo Pháp


          

Tsenzhab Serkong Rinpoche thứ Hai

             giảng giải do Alexander Berzin thông dịch và tóm tắt 
 Mundgod, Ấn Độ, 20 tháng Tám, 2001

           Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính

www.berzinarchives.com

 

Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau. Nếu có thể bảo vệ quan điểm của mình đối với mọi sự phản bác và thấy rằng nó luôn luôn hợp lý, không có sự mâu thuẫn thì bạn có thể tập trung vào quan điểm đó với nhận thức quả quyết không lay chuyển. Chúng tôi còn gọi tâm thái này là niềm tin vững chắc (mos-pa). Bạn cần có nhận thức xác tín và niềm tin vững chắc này trong khi nhất tâm thiền quán về bất cứ đề tài nào, chẳng hạn như lẽ vô thường, tánh bình đẳng của tự thân và tha nhân, xem tha nhân quý báu hơn bản thân, bồ đề tâm, Không tướng và v.v...

Hơn nữa, đối với những người mới tu học thì tranh luận giáo pháp tạo ra bối cảnh thuận lợi hơn cho việc phát triển định lực, so với việc hành thiền. Sự thách thức của người đối tác và việc các bạn cùng lớp lắng nghe cuộc tranh luận khiến bạn phải tập trung tinh thần. Khi hành thiền một mình, chỉ có ý chí giúp tâm bạn không đi lang thang hay ngủ gục. Ngoài ra, tại các sân tranh luận trong tu viện, nhiều cuộc tranh luận lớn tiếng xảy ra sát bên nhau và điều này cũng khiến bạn phải tập trung tinh thần. Nếu những cuộc tranh luận xung quanh khiến bạn mất sức tập trung hay bực mình thì bạn đã thua cuộc. Một khi đã phát triển định lực ở sân tranh luận, bạn có thể áp dụng kỹ năng này vào việc hành thiền, thậm chí trong lúc hành thiền ở những nơi ồn ào.

Hơn nữa, việc tranh luận giáo pháp giúp bạn phát triển cá tánh. Bạn không thể nhút nhát trong khi tranh luận. Bạn phải nói lớn tiếng khi bị người đối tác thách thức. Mặt khác, nếu bạn kiêu hãnh hay nổi giận thì tâm trí bạn sẽ không sáng suốt và chắc chắn là người đối tác sẽ thắng cuộc tranh luận. Bạn cần phải giữ một tâm thức quân bình trong mọi lúc. Dù thắng hay thua, cuộc tranh luận cho bạn một cơ hội tuyệt vời để nhận ra cái “tôi” mà bạn phải bác bỏ. Khi bạn nghĩ hay cảm thấy “Tôi đã thắng; tôi quá thông minh,” hay “Tôi đã thua; tôi quá ngu si,” bạn có thể nhận ra một cách rõ ràng sự phóng chiếu của một cái “tôi” rắn chắc, quan trọng của bản ngã mà bạn đang đồng hóa với nó. Đây là cái “tôi” hoàn toàn hư cấu và phải được bác bỏ.

Thậm chí khi chứng minh cho người đối tác thấy rằng quan điểm của họ phi lý, bạn cần phải nhớ rằng điều này không có nghĩa bạn là người thông minh hơn và người kia ngu ngốc hơn. Động lực của bạn phải luôn luôn là giúp đỡ bạn mình phát triển sự thấu hiểu rõ ràng và niềm tin vững chắc đối với điều gì có thể được chứng minh một cách hợp lý.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2015(Xem: 6833)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 9967)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 12870)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 8659)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7367)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 13755)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8495)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8682)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30275)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
30/04/2015(Xem: 12734)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]