Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ

03/10/201508:24(Xem: 10201)
Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ

Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ


(Lam-gtso rnam-gsum)
 Jey Tsongkhapa (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa)
Alexander Berzin chuyển Anh ngữ, 1983
 duyệt lại 2003   
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính

www.berzinarchives.com

 


Xin đảnh lễ chư đạo sư đáng tôn kính nhất!

(1) Tôi sẽ hết lòng giảng giải,

Các điểm trọng yếu trong tất cả Kinh điển của Đấng Chiến Thắng,
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán,     
Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.

 

(2) Những ai không tham luyến thú vui của luân hồi,
Nỗ lực khiến cho cuộc đời có tự do và thuận lợi tràn đầy ý nghĩa,
Và đặt niềm tin vào đường tu làm vui lòng các Đấng Chiến Thắng,
 Hỡi những người may mắn, hãy lắng nghe với tấm lòng mở rộng.

 

(3) Nếu không có tâm xả ly thanh tịnh thì không có cách chế ngự
Lòng khao khát niềm vui và hoa trái của biển luân hồi,
Và khi bị trói chặt vì lòng tham đắm vào sự hiện hữu,
Trước tiên, hãy tìm cầu tâm xả ly chân thật.

(4) Bằng cách trưởng dưỡng ý tưởng kiếp người thật khó tìm  
Lại không còn thời gian để phung phí, mối bận tâm với cuộc đời này sẽ chấm dứt.
Bằng cách tư duy nhiều lần về chân lý của nghiệp và nỗi khổ trong luân hồi,
Mối bận tâm về kiếp tương lai sẽ chấm dứt.

 

(5) Khi đã quen thuộc với điều này, tâm mong muốn
Những sự thù thắng của luân hồi sẽ không phát sinh, dù chỉ trong khoảnh khắc,
Và khi ý tưởng mong cầu giải thoát phát khởi ngày đêm,
 Khi ấy, tâm xả ly chân thật đã phát sinh.

 

(6) Tâm xả ly này cũng sẽ không trở thành nhân
Của tâm cực lạc hoàn hảo của giác ngộ vô song
Nếu như không có sự duy trì của bồ đề tâm thanh tịnh,
Vì vậy, hỡi những người thông tuệ, hãy phát tâm bồ đề.

 

(7) Chúng sanh bị bốn giòng sông chảy xiết cuốn trôi liên tục,
Bị xiềng xích của nghiệp ràng buộc chặt chẽ khó mà thoát khỏi,
Bị mắc bẫy trong lưới sắt của tâm chấp ngã,
Bị bao bọc trong sương mù dày đặc của vô minh từ mọi phía.                                                                                                                                                                                       
 (8) Họ tái sinh trong luân hồi không có kết cuộc,  
Nơi mà họ bị ba nỗi khổ dày vò.
Bằng cách quán chiếu tất cả bà mẹ khổ đau trong cảnh ngộ ấy,
Hãy phát tâm bồ đề vô thượng.
                                                                                                                                                                                                                           (9) Nếu không có trí tuệ thực chứng bản tánh tối hậu,
 Dù có quen thuộc với tâm xả ly và bồ đề tâm,  
 Con sẽ không thể nào cắt đứt cội nguồn của hiện hữu luân hồi,
Vì vậy, hãy nỗ lực bằng các phương tiện chứng ngộ lý duyên khởi.

(10) Khi thấy luật nhân quả không bao giờ sai chạy,
Đối với vạn pháp trong luân hồi và niết bàn,
Và bất cứ đối tượng quan sát nào cũng bị tiêu diệt,
Khi ấy, con đã thể nhập con đường làm vui lòng chư Phật.

 

(11) Ngày nào hai sự thấu hiểu – về hiện tướng,
Là duyên khởi không sai chạy,
Và tánh Không xa lìa mọi luận điểm – còn tách rời nhau,
Con vẫn chưa chứng ngộ tâm ý của bậc Hiền Thánh.

 

(12) Tuy nhiên, khi cả hai được xem là không tách rời nhau và đồng hiện khởi,
Sự xác định đơn thuần thấy lý duyên khởi không lầm lạc 
Sẽ tiêu diệt mọi cách bám chấp vào đối tượng.
Khi ấy, con đã hoàn tất việc phân tích về tri kiến.

 

(13) Hơn nữa, khi hiện tướng tiêu diệt cực đoan thường kiến,  
 Và tánh Không tiêu diệt cực đoan đoạn kiến,
Nếu hiểu được tánh Không sinh khởi như nhân và quả,
Con sẽ không bao giờ bị quyến rũ vì quan kiến bám chấp các cực đoan.

(14) Vì vậy, khi đã thấu hiểu các trọng điểm
Của ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ là như thị,  
Hỡi con trai, hãy tìm nơi cô tịch và nỗ lực tinh tấn,  
Để nhanh chóng thành tựu ước nguyện tối hậu của mình.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 6705)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7249)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11750)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9552)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20284)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6716)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19095)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8823)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 8925)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]